Tài liệu: Người ta nhiễm lao bằng cách nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khi thở, như chứng số mũi đơn giản! Nhưng vấn đề này vẫn từng được tranh cãi cho đến thế kỷ XIX.
Người ta nhiễm lao bằng cách nào?

Nội dung

Người ta nhiễm lao bằng cách nào?

Khi thở, như chứng số mũi đơn giản! Nhưng vấn đề này vẫn từng được tranh cãi cho đến thế kỷ XIX. Theo những người này thì bệnh lao là di truyền, còn với những người khác thì đó là một bệnh lây, được truyền do tiếp xúc với một người bị bệnh. Nhưng, trong những năm l860, thầy thuốc quân y Pháp, Jean-Antoine  đã có một nhận xét quyết định: binh lính bị giữ trong doanh trại bị lao nhiều hơn so với bệnh lính hoạt động. Hơn nữa, những con thỏ được ông tiêm vết thương lao lấy từ một con bị chết, cũng bị lao và truyền bệnh cho những con thỏ khác. Năm 1865 đã có bằng chứng về tính lây nhiễm của bệnh. Nhưng phải đợi đến năm 1882 thì thầy thuốc đồng thời là nhà vi sinh học Đức, Robert Koch, mới phân lập được tác nhân gây bệnh: Mycobacterium tuberculosis hoặc trực khuẩn Koch. Nhờ phát hiện này mà anh được giải thưởng Nobel năm 1905.

Khi một người bị nhiễm ho hoặc hắt hơi, người đó làm bắn ra những giọt nhỏ li ti chứa mầm bệnh mà bất cứ ai ở gần cũng có thể hít phải. Phần lớn những giọt này dừng lại ở phế quản và tiểu phế quản rồi theo nước nhầy tới hầu và bị nuốt ở đấy. Nhưng một số giọt tới phế nang (túi phổi) và trực khuẩn nằm trong đó nhiễm vào phổi. Đó là bệnh lao phổi. Từ đó, vi khuẩn có thế phát tán vào phần còn lại của cơ thề thông qua máu hoặc bạch huyết và nhiễm vào các hạch bạch huyết, xương, màng não, thận..., thậm chí toàn bộ cơ thể (lao kê). Những bệnh lao ''ngoài phổi'' này nhiễm từ 5 đến 30% trường hợp những lây. Những dạng trầm trọng (lao kê và viêm màng não) chủ yếu có liên quan với trẻ nhỏ và trẻ còn bú.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1861-02-633461875557031250/Benh-lao/Nguoi-ta-nhiem-lao-bang-cach-nao...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận