Tài liệu: Văcxin phòng bệnh là không tưởng chăng?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Muốn đạt được hiệu quả thì một văcxin phòng bệnh sẽ phải kích thích không những sự sản xuất kháng thể chống virus,
Văcxin phòng bệnh là không tưởng chăng?

Nội dung

Văcxin phòng bệnh là không tưởng chăng?

Muốn đạt được hiệu quả thì một văcxin phòng bệnh sẽ phải kích thích không những sự sản xuất kháng thể chống virus, mà cả hoạt hóa tế bào limpho có độc tính tế bào để tiêu diệt những tế bào bị nhiễm. Nhiều chế phẩm gốc ADN virus trần, tử virus của văcxin tái tổ hợp mang các gen của HIV, hoặc cả protein của vỏ bọc virus đều nhằm vào hướng này. Nhưng cho tới nay tất cả mọi ý định đều kết thúc bằng sự thật bại cay đắng. Trên thực tế, tất cả các văcxin có hiệu lực từ thời Pasteur và Jenner đều có liên quan với những bệnh cấp, có thể chữa khỏi bệnh một cách tự nhiên. Nhưng những bệnh do virus mãn tính như AIDS, mụn rộp, hoặc viêm gan C, đặt ra một thách thức mới. Chắc chắn rằng khoảng 50 văcxin “ứng cử” đã được thử nghiệm ở người hoặc đang trong giai đoạn thử nghiệm. Nhưng các thử nghiệm với quy mô nhỏ này ở vài chục người tình nguyện chỉ nhằm kiểm tra tính vô hại của sản phẩm và tác dụng khả dĩ của chúng đến hệ miễn dịch (tức là những thử nghiệm ở giai đoạn I và II). Cho đến nay chỉ có một ''ứng cử viên'' được thử ở giai đoạn III để đánh giá hiệu quả của nó. Đó là một hỗn hợp gốc protein của vỏ bọc virus HIV do hãng Vaxgen ở California đưa ra và đã được thử từ năm 1998 trên hơn 5.000 người tình nguyện, là những người chủ yếu có quan hệ tình dục đồng giới ở Mỹ, Canada và Hà Lan. Kết quả, được công bố vào đầu năm 2003, là âm tính: sản phẩm không làm giảm được nguy cơ bị nhiễm. Đối với những người gièm pha, thì những thử nghiệm này đáp lại một logic cả về kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng và khoa học, đặt ra vấn đề gia tăng khả dĩ các tập tính có rủi ro ở những người tình nguyện.

Một hướng nghiên cứu khác mới được phục hồi gần đây là tiêm chủng điều trị, hoặc liệu pháp miễn dịch, nhằm kích thính sự phòng vệ miễn dịch ở những người bệnh đã bị nhiễm. Tháng 2 năm 2003, hai tập thể nghiên cứu Pháp đã giới thiệu những kết quả đáng khích lệ ở những người bệnh không phát hiện thấy virus và đang điều trị. Trong một số trương hợp, “vẵcin” đã giúp trì hoãn sự gia tăng virus trong máu vài tuần và hoãn lại chừng ấy việc chữa trở lại. Nhưng các kết quả này còn là bước đầu.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1860-02-633461873789218750/Benh-AIDS/Vacxin-phong-benh-la-khong-tuon...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận