Tài liệu: Vũ trụ có gần như trống rỗng không?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Bảng ở cuối bài này cho thấy trung bình mỗi mét khối của không gian giữa các thiên hà chỉ chứa một phân tử.
Vũ trụ có gần như trống rỗng không?

Nội dung

Vũ trụ có gần như trống rỗng không?

Bảng ở cuối bài này cho thấy trung bình mỗi mét khối của không gian giữa các thiên hà chỉ chứa một phân tử. Nhưng các phân tử này không tĩnh. Cứ mỗi giây, khoảng 100 phân tử trong số đó lại băng qua từng mét khối của Vũ trụ. Đây chỉ là số trung bình. Nồng độ của vật chất từ xa là không đều. Bản thân các hành tinh và các sao hợp lại thành những thiên hà và đám thiên hà được sắp xếp dọc theo các dải bao la, để lại nhiều thể tích trống trong Vũ trụ. Không những trống về vật chất bình thường, mà không có cả ánh sáng với vô số photon đủ loại bước sóng, không có nơtrino và những hạt khác được phát ra từ các quá trình hấp dẫn, điện từ hoặc hạt nhân đang hoạt động trong lòng vật chất ở mức tối thiểu là bức xạ ở chỗ sâu thẳm khuếch tán của Vũ trụ, do Vũ trụ phát ra sau Vụ nổ Lớn 300.000 năm, tức là khoảng 400 photon năng lượng thắp trong mỗi cm3. Còn lại giả thuyết cho rằng thể tích centimet khối này có thể chứa các hạt lạ chưa được phát hiện, là thành phần của vật chất đen nổi tiếng có thể tạo thành tới 90-99% tổng khối lượng của Vũ trụ. Ở đầu kia của bậc các đại lượng, bản thân một nguyên tử nhỏ trung bình, mất tích trong mét khối không gian của nó, cũng ''gần như trống rỗng''. Với kích thước khoảng một angstrom (10-10m), nó tập trung 99,99% khối lượng trong nhân nhỏ hơn nó mười vạn lần.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1868-02-633462065753906250/Chan-khong/Vu-tru-co-gan-nhu-trong-rong-k...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận