Tài liệu: Nhà tư tưởng tự do trẻ tuổi

Tài liệu
Nhà tư tưởng tự do trẻ tuổi

Nội dung

NHÀ TƯ TƯỞNG TỰ DO TRẺ TUỔI

 

Lên 9 tuổi, Einstein được gửi tới trường dự bị Thiên chúa giáo, và tới năm 12 tuổi vào trường trung học ở Munich, nơi cả gia đình dời đến ở Munich, năm 1880. Cậu bé ghét cay ghét đắng kỷ luật nghiêm ngặt kiểu trại lính của trường, một nơi chỉ biết nhồi nhét tiếng Hi Lạp, tiếng La tinh và văn phạm chứ không đòi hỏi đi sâu vào ý nghĩa kiến thức. Tư duy tự do bị nghiêm cấm trong các nhà trường nước Đức dưới triều đại Bismarck. Einstein nhanh chóng nhận ra tuổi trẻ đã bị đánh lừa bởi bộ máy nhà trường, nơi chỉ biết nhồi nhét những giáo điều máy móc vào đầu óc trẻ thơ.

Tuy nhiên hoạt động có nghĩa là chống đối. Chính vì cách giáo dục theo “cỗ máy” đã làm bùng lên trong cậu sự khao khát tự do tư tưởng. Cuốn sách ''Sức mạnh và vật chất'' của nhà nghiên cứu tự nhiên một thầy thuốc có tên là Ludwig Buchner, vốn là sách cấm ở trường trung học đã rơi vào tay Albert. Sách nêu rõ không phải Thượng đế đã sinh ra muôn loài và nói về những quy luật tự nhiên không hề thay đổi. Theo những quy luật đó diễn ra chu trình tuần hoàn cơ học vĩnh cửu của Vũ Trụ. Sau này Einstein nhớ lại, quả thật quyển sách đã gây nên một ''cảm xúc bàng hoàng''. Cậu cũng được đọc một loạt sách phổ biến nhiều môn học khác nhau có minh hoạ của Aaron Bernstein. Đối với Albert, ''những cuốn sách này quả là gợi mở vĩ đại. Tôi đọc ngấu nghiến với lòng khát khao như thường thấy ở bọn trẻ đọc sách về người Ang điêng''. Cuốn sách đã kinh điển về hình học, cuốn “Những nguyên lý” của Euclid đã hấp dẫn cậu bé Einstein mới tuổi 12. Cuốn sách chỉ cho cậu thấy sức mạnh của tư duy thuần tuý. Đọc những cuốn sách với những tư duy tự do ấy, cậu đã đi đến kết luận: ''nhà nước đã lừa gạt thanh niên''.

Quả là những kết luận kinh thiên địa. Có vẻ như cậu thiếu niên không biết giấu diếm những ấn tượng của mình và cậu thấy điểm số ở trường không quan trọng nữa. Chỉ riêng về môn toán bao giờ cậu cũng đứng đầu lớp. Allbert tìm được ở môn học này một sự hài hoà. Xong buổi cậu mê say với các bản xô nát Mozart.

Rồi một hôm thầy giáo chủ nhiệm thông báo cho cậu quyết định của hiệu trưởng trường ''xin thông báo để biết, anh phải rời trường ngay tức khắc''. Đáp lại câu hỏi của Elbert “Em phạm lỗi gì?” là câu trả lời “Chỉ riêng sự có mặt của anh ở lớp cũng đã làm giảm sự tôn kính đối các thầy giáo''.

Sau này, như Einstein đã hồi tưởng không phải chỉ về thời niên thiếu của mình mà còn về hệ thống giáo dục đào tạo nói chung: ''Hồi còn bé tôi cứ băn khoăn về câu hỏi vì sao băng không rơi xuống Trái Đất, nhưng khi tôi hỏi những người lớn câu hỏi ấy thì họ chẳng để ý đến nó tẹo nào. Trường học của chúng ta không phát huy khả năng biết ngạc nhiên. Ngược lại nó làm thui chột mọi tư duy bằng những phương pháp giáo dục máy móc. Thật là lạ là điều đó không thể làm thui chột hoàn toàn ham muốn nghiên cứu tự nhiên ở con người!''

Bị đuổi khỏi trường mà không có chứng chỉ tốt nghiệp. Albert từ giã Munich sang thành phố Milan (nước Ý), nơi trước đó bố mẹ ông đã đến định cư (những khó khăn kinh tế đã buộc họ phải rời bỏ tổ quốc). Albert nói với thân phụ ý định rời bỏ quốc tịch Đức và cả cộng đồng đạo Do Thái. Và thế là ở tuổi 16, Einstein đã tự quyết định lấy số phận của mình, từ bỏ tín ngưỡng và tổ quốc của các tổ phụ. Ông trở thành người theo chủ nghĩa thế giới và truyền bá thứ tôn giáo ''thế giới chủ nghĩa'' do chính mình lập ra.

Thân phụ Einstein, ông Hermann Einstein không phải là con chiên cuồng tín nên đã không phản đối ý kiến của Albert, mà chỉ nói rằng vì bị phá sản nên ông không thể trợ cấp vật chất giúp con mình theo học lâu dài được nữa. Người cha khuyên con: “Hãy nhanh chóng kiếm lấy một nghề. Nhà thiên văn và người chơi vĩ cầm chưa cần lắm trong thời đại chúng ta! Các kỹ sư có bằng loại ưu và các thầy giáo cần hơn. . .''




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1128-02-633396345722031250/Albert-Einstein/Nha-tu-tuong-tu-do-tre-tu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận