Tài liệu: Những bước đi đầu tiên trong khoa học

Tài liệu
Những bước đi đầu tiên trong khoa học

Nội dung

NHỮNG BƯỚC ĐI ĐẦU TIÊN

TRONG KHOA HỌC

 

Khi Maxwell lên l0, người cha gửi cậu vào trường tư Edinburgh. Cậu học ở đấy 6 năm trước khi vào đại học. Những ngày ở trường, cậu thuộc loại cần cù, không có gì nổi bật song cũng không có gì để các thầy giáo phải quở trách. Một sự kiện đã đến với cậu những năm tháng ấy là việc kết bạn với một đồng môn có tên là Peter Guthrie Tate, người sau này viết tập ''khảo luận về triết học tự nhiên'' (đồng tác giả với William Thomson). Tình bạn của họ nảy nở từ thời gian học trong trường và những ham thích khoa học chung đã làm họ gắn bó với nhau suốt đời.

Lên 14 tuổi Maxwell viết tác phẩm khoa học đầu tay về hình học các đường elip. Bản tóm tắt công trình đó đăng trong ''Tuyển tập Hội Hoàng gia Edinburgh'' năm 1846. Công trình đầy đủ của tác giả trẻ tuổi được giáo sư Forbes trình bày trong một cuộc họp của Hội nổi tiếng đó, vì một cậu bé phát biểu trước những nhà bác học có vai vế bị coi là khiếm nhã.

Vào năm 1847. Maxwell vào trường đại học Edinburgh, ông đi sâu vào môn toán. Theo nội quy của trường, ngoài những môn cơ bản như vật lý, hoá học sinh viên đại học phải nắm thêm “các môn học phụ” không liên quan trực tiếp tới ngành học đã chọn. Thông thường các sinh viên khoa học tự nhiên chọn môn triết học. Theo các tác giả viết tiểu sử của Maxwell thì những bài giảng về triết học rất hấp dẫn ông... Tuy mới 16 tuổi ông đã đến nghe giảng về lôgic học. Ông thích đi sâu vào môn học này… và những bài giảng về phép siêu hình cũng mang lại cho ông nhiều khái niệm vững chắc. Với lòng hiếu học không có giới hạn, ông khao khát tiếp thu những kiến thức từ trí tuệ uyên bác của các thầy mình''.

Vào thời ấy người sinh viên tài ba này còn cho ra đời hai công trình đăng trong ''Tuyển tập Hội Hoàng gia Edinburgh''. Nội dung công trình thứ nhất (về đường cong lắc) do giáo sư Calland giới thiệu, công trình thứ hai về tính đàn hồi của các vật thể rắn) do chính tác giả trình bày.

Năm 1850, Mawell tiếp tục học ở trường đại học tổng hợp Cambridge, rồi trường Chúa Ba Ngôi (Trinity College). Yêu cầu đào tạo môn toán ở đại học Cambridge cao hơn rất nhiều so với đại học Edinburgh, có lẽ vì thế Maxwell chỉ được xếp thứ hai trong cuộc thi của những người tốt nghiệp tú tài vào hội ''vượt vũ môn toán học Cambridge''. Danh từ “tripos” (vượt vũ môn) có nghĩa gốc là “kiềng ba chân” lưu truyền từ thuở các vị giám khảo già ngồi trên ghế ba chân để hỏi thi. Người đỗ thủ khoa được ghi tên tuổi vào biên niên sử của trường đại học Cambridge.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1127-02-633396336099843750/James-Clerk-Maxwell/Nhung-buoc-di-dau-tie...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận