Tài liệu: Những điều kiêng kỵ trong tang lễ của dân tộc Hồi (Trung Quốc)

Tài liệu
Những điều kiêng kỵ trong tang lễ của dân tộc Hồi (Trung Quốc)

Nội dung

NHỮNG ĐIỀU KIÊNG KỴ TRONG TANG LỄ

CỦA DÂN TỘC HỒI (TRUNG QUỐC)

 

Những điều kiêng kỵ trong tang lễ của các dân tộc theo Đạo Ixlam đại thể giống nhau. Người dân tộc Hồi sau khi chết, thường được gọi là ''vô thường''. Một số nơi gọi là ''quy châu'', hoặc ''mao đề''. “Vô thường” theo tiếng Ả Rập nghĩa là “quá cố”. ''Mao đề" là tiếng Pôsư cũng có nghĩa là “quá cố”. Còn “quy châu” là cách gọi của người Hồi đối với các nhân viên chức nghiệp thành tâm tín ngưỡng tôn giáo và các nhân sĩ tầng lớp trên của tôn giáo khi họ qua đời. Người Hồi dù gọi việc quá cố bằng cách nào đi nữa đều kiêng nói “đã chết”. Nguyên nhân của điều kiêng này có quan hệ mật thiết với Đạo Ixlam. Đạo Ixlam coi chết là sự quy tụ tất nhiên và cuối cùng của một con người. Họ cho chết là sự tiêu tan dần về thể xác và sự thăng hoa về tinh thần. Họ cho ''quy châu" là sự phụng mệnh của con người mà không phải là sự quy kết của sinh mệnh. Do vậy, dân tộc Hồi đã có thói quen cấm nói “đã chết”. Người Hồi quen dùng thổ táng (chôn dưới đất) mà kiêng hỏa táng (thiêu xác). Theo Đạo Ixlam, thổ táng có quan hệ với truyền thuyết Allah là dùng đất tạo thành, sau khi chết lại trở về với đất. Họ có một câu tục ngữ ''Đất của thiên hạ chôn cất người dân tộc Hồi của thiên hạ”. Theo tập tục, người chết ở đâu thì chôn ở đó. Thông thường người chết ba ngày phải chôn, sáng chết thì chiều chôn, tối chết sớm hôm sau chôn không được để quá ba ngày, tránh để thi hài lâu tại nhà không hợp vệ sinh. Người Hồi nói chung kiêng hỏa táng. Vì sao họ lại kiêng hỏa táng? Điều đó có nguồn gốc từ các truyền thuyết: Hỏa táng được coi là hình phạt do Thánh Allah sử dụng, chỉ có Thánh Allah mới nắm vững quyền lực này, người thường không được dùng. Họ còn cho rằng, hình phạt hỏa táng chỉ áp dụng cho kẻ có tội mà tội đó chỉ có Thánh Allah phán xét.

Dân tộc Hồi còn kiêng lập bài vị, kiêng đưa vòng hoa, bức trướng, câu đối... trong thời kỳ chịu tang, tang chủ không mở tiệc đãi khách. Các nghi thức khi chuyển linh cữu giản đơn, yên tĩnh, nói chung không sử dụng xe cộ, không thuê phường bát âm, cũng không chú ý tới những hình thức phô trương bề ngoài. Người Hồi cũng không dùng những vật chôn theo người chết, cũng không làm các loại đồ hàng mã để đốt theo như người giấy, ngựa, xe giấy... Khi đưa tang người Hồi không bày biện bất kỳ đồ cúng tế nào.

L.Q.(sưu tầm) (theo GEO 2/1995)




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1084-02-633390321134712500/Nhung-dieu-kieng-ky-trong-tang-le-cua-dan...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận