TÂY PHƯƠNG HOÀNG ĐẾ CHARLEMAGNE (771-814)
Ngược dòng lịch sử về vị Hoàng đế Charlemagne.
Cuối thế kỷ thứ VII, những vị Vua dòng Merovingien bại hoại đến nỗi họ được xem như là những vị Vua bù nhìn (Rois faineants). Quyền hành thật sự đã chuyển sang tay các quan lại triều đình, những vị chúa trong cung Vua, một danh hiệu chỉ rõ sự liên hệ mật thiết giữa những quản gia của nhà Vua với chính quyền thật sự. Một dòng họ ở thế kỷ thứ VIII đã để lại tính chất cha truyền con nối dòng họ Carolingien (từ chữ La tinh Carous nghĩa là Charles). Một vị Chúa, Charles (trị vì 714 - 741), hiệu là "Marlel - cái búa”, tổ chức những quý tộc người Franc thành một đội kỵ binh thiện chiến, và năm 732 đã đánh bại một đám du dân Hồi giáo từ Tây Ban Nha tràn đến. Chiến thắng ở Tours là một sự kiện quan trọng trong lịch sử phương Tây, vì thế hiểm họa người Hồi đồng hóa người Franc; chiến thắng ấy đã ngăn chặn được bước tiến của người Hồi giáo. Con trai của Charles Martel, Vua lùn Pepin (trị vì 741-768) tự phong làm Vua người Franc, và hợp nhất Vương quốc lại. Chính sách mạo hiểm của Pepin đối với Italia mở đầu một giai đoạn mới trong lịch sử phương Tây và sau cái chết của Theodoric, vị Hoàng đế Justinien từ Constantinople với tham vọng chiếm lại những vùng đất quan trọng ở phương Tây đã rơi vào tay người rợ. Cuộc hành quân đầu tiên đánh bại Vandal, và trước khi thực hiện cuộc tái chiến Bắc Phi, đã xâm lăng Italia từ Carthage qua Sicile. Trong khoảng gần 20 năm (535-554) những chiến trận đẫm máu đã tàn phá vùng bán đảo khi quân của Justinien gặp người Ostrogoth. Nhiều thành phố và miền quê ở Italia bị bỏ hoang, và những người còn sống sót thì ở trong hoàn cảnh cực kỳ bi đát nên lời tuyên dụ tái lập Vương quyền của Justinien như rơi vào khoảng không. Cũng năm đó, lực lượng Hoàng quân giành lại được một phần miền Nam Tây Ban Nha đã bị người Visigoth chiếm.
Chỉ ba năm sau khi Justinien mất, một bộ lạc Giecmani người Lombard tiến vào đất Italia từ miền Bắc (568). Họ chiếm miền đồng bằng Bắc Italia một cách dễ dàng (vùng này vẫn còn mang tên của họ, Lombardia) và thiết lập một Vương quốc với Kinh đô ở Pavia. Ở phương Nam họ đặt hai vị lãnh chúa tại Benevento và Spoleto. Lại một lần nữa Italia bị phân chia thành từng mảnh. Kinh đô Ravenna và vùng đất chung quanh, vùng Đảo Venise, La Mã, Naples và vùng đất tận cùng bán đảo cũng như Sicile còn ở dưới sự thống trị của Hoàng đế. Hoàng đế ở Constantinople bổ nhiệm một vị Thống đốc gọi là “exarch”, vị này đặt bản doanh ở Ravenna và có trách nhiệm tổ chức lực lượng phòng thủ Italia.
Nhưng Constantinople ở quá xa: Hoàng đế lại còn phải chống đỡ những mối đe doạ đến từ phương Đông, nên không thể lưu ý đến những nhu cầu của Alia và gửi quân lính cùng tiền bạc đến giúp những Thống đốc chống lại người Lombard. Lúc này, vai trò của giáo hội Ky tô trong công cuộc bảo vệ giáo dân ngày càng quan trọng; những giám mục thường được người Lombard cho cai quản những thành phố họ chiếm được. Trong các giám mục, dĩ nhiên Giáo hoàng là quan trọng nhất! Và, trong số giáo hoàng có một vị xuất sắc về mọi phương diện, đó là Giáo hoàng Gregoire Đệ I (590- 604).
Suốt thế kỷ thứ XII và đầu thế kỷ thứ XIII, sự phân cách giữa Hoàng đế ở miền Đông và những Giáo hoàng mỗi ngày một rộng vì bất đồng tôn giáo cũng như tranh chấp chính trị và kinh tế. Cũng trong thời gian đó, người Lombard đã củng cố và bành trướng lực lượng, chiếm Ravenna năm 751, chấm dứt luôn định chế ''exarch". Bị người Lombard đe dọa, và không thể đưa vào Constantinople, Giáo hoàng Stephen Đệ II đến cầu viện Pepin,Vua người Franc năm 753.
Để trả ơn Giáo hoàng đã công nhận mình là Vua Franc, Pepin tấn công người Lombard, đuổi được họ ra khỏi Ravenna và những vùng mới chiếm. Rồi ông trao lại vùng đất chiếm cho Giáo hoàng. Dĩ nhiên đất đai không thuộc về Pepin mà là của Hoàng đế ở Constantinople, nhưng Pepin vẫn tự do sử dụng. Cùng với La Mã và vùng đất chung quanh, “món quà của Pepin” cộng thành một lãnh thổ dưới thế quyền của Giáo hoàng cho mãi đến thế kỷ thứ XIX, mà “Thành phố Vatican” là di tích ngày nay. Con của Pepin, Charles Đại đế (Charlemagne) dẹp tan Vương quốc Lombard vào năm 774 và lên làm Vua vùng Lombardie.
Theo quan điểm của Giáo hoàng, việc liên minh với người Franc đánh dấu sự chấm dứt những lệ thuộc vào đế quốc và sự khởi đầu uy quyền của Giáo hoàng. Người Franc vì bận chinh chiến, không có thời giờ cai trị những đất đai mới chiếm lại được, mà chắc cũng vì ý thức được những trách nhiệm tôn giáo khi nhận bảo hộ Giáo hội, đã không tìm cách chi phối các vị Giáo hoàng. Chẳng bao lâu sau, khi Pepin giao lại vùng tái chiếm, các học giả Giáo hội tạo ra “chứng cớ” rằng, Pepin chỉ chính thức hóa việc tặng đất đã được hoàng đế Constantin hứa cho nhà thờ từ lâu. Hơn thế nữa, theo bằng chứng giả mạo, Hoàng đế Constantin đã tuyên bố là quyền thế của Giáo hoàng rất thiêng liêng nên đứng trên cả Vương quyền vốn chỉ là quyền lực thế tục; rằng giáo xứ của Thánh Pierre phải cai quản những giáo xứ khác (gồm cả Antioche, Alexandrie, Constainople); và rằng, Giáo hoàng có quyền tối thượng trong những vấn đề tín ngưỡng. Người ta vẫn tin rằng tập tài liệu này có thật trong gần 700 năm cho đến khi một học giả thời phục hưng Italia Lerenzo Valla, chứng minh rằng nó chỉ là một mạo chứng.
Hoàng đế Charlemagne và những người kế vị
Con của Pepin, Hoàng đế đế Charlemagne (771 - 841) theo lời đồng viết tiểu sử nhà Vua, là một người thông minh, cương nghị và tham dục, thích săn bắn, đàn bà và chinh chiến. Theo truyền thuyết, Charlemagne có tới năm người vợ.
Charlemagne là một người thông minh, cương nghị, tự tin, quyết đoán. Những ý định và dự tính đã quyết thì không bao giờ thay đổi, ví như tương truyền rằng Charlmagne đã rất giận giữ khi đuổi người em gái đi vì cưỡng lời anh trong việc chọn ý trung nhân. Suốt đời ông ăn mặc theo y phục người Franc và tự xem là một tù trưởng người Franc. Ông để bút mực quanh mình, nhưng không hề biết viết. Tuy nhiên, ông nói được tiếng La tinh và hiểu một ít tiếng Hy Lạp. Ông tìm cách san bằng những xung đột giữa hai bộ luật chi phối người Franc, nhưng dự tính này không thành. Vốn thích chinh chiến, Hoàng đế Charlemagne đưa quân sang phía Đông và vượt qua sông Rhin. Trong những cuộc chinh chiến kéo dài hơn 30 năm Saxon, Charlemagne đã khuất phục được nhóm người Sax ngoại đạo ở miền Nam Đan Mạch và dùng vũ lục bắt họ theo đạo Ky tô. Những nhà truyền đạo theo sát gót chân quân đội của Hoàng đế.
Ba năm đầu (768 - 771), Charlemagne là Vua vùng Neustrie hay là Tây Vương quốc, năm 771 – 814 là Vua người Franc, năm 800 được phong là Hoàng đế. Đó là lễ phong Hoàng đế cho Charlemagne, được cử hành vào ngày Giáng sinh năm 800 ở La Mã do chính Giáo hoàng Leo III phong Vương.
Vốn ham chinh chiến, nên Charlemagne được mệnh danh là Hoàng đế chinh chiến; quả không sai với oai phong lẫm liệt toát ra từ bức tượng đồng Charlemagne cưỡi ngựa tay cầm ngọn giáo giơ cao ngang mày (Bảo tàng Louvre)
Năm 773 – 774, chỉ sau khi lên trị vì được dăm năm. Charlemagne đã đánh chiếm được Vương quốc của bộ tộc Langobard, người Giecmani sang xâm chiếm Italia; tiếp đó đến những năm đầu thế kỷ IX (804), Charlemagne xâm chiếm các vùng của người Saxon và những bộ tộc khác. Charlemagne cũng khuất phục được nhóm bộ tộc người Saxon ngoại đạo ở miền Nam Đan Mạch và dùng vũ lực bắt họ theo Đạo Ky tô. Trong những cuộc chinh phạt ấy, Charlemagne đem theo các nhà truyền đạo Ky tô.
Charlemagne là vị Vua đầu tiên xâm chiếm được nước Đức. Vùng sào huyệt của những bộ tộc lúc bấy giờ còn man rợ bắt đầu hấp thụ nền văn minh phương Tây. Ngoài đất đai của người Saxon, Charlemagne còn sáp nhập vùng lãnh thổ miền Tây Séc hiện nay (Bohême), phần lớn đất Áo và một phần lãnh thổ Hongrie và Nam Tư trước đây. Đế quốc Carolingien có biên giới chạy đến tận sông Elbe (Elbơ) và sông Danube (Đanuýp) chạy mãi xuống miền Nam qua thành phố Vienne (nước Áo). Cuộc Đông tiến của Charlemagne đã đè bẹp người Avar gốc châu Á và những người kế nghiệp người Huns (người Hung Nô) ở dọc theo hạ lưu sông Danube. Ở cuối phía Tây lục địa châu Âu; Charlemagne chống lại thế lực hồi giáo ở Tây Ban Nha và thiết lập một tỉnh biên thùy ở vùng Katalonia bây giờ. Năm 778, đoàn viễn chinh của Charlemagne do Bá tước Roland, một tướng giỏi của ông thống lĩnh hậu quân, bị thất bại nặng ở Đèo Roncesvalles (Rôngxêval) trên dãy núi Pyrénées (Pryreenê) thuộc địa phận Tây Ban Nha (dãy núi Pyrénées - chữ Tây Ban Nha là Pirinéos dài 450m, đỉnh cao nhất là 3404m nằm trên lãnh thổ Tây Ban Nha, Pháp và thung lũng Andorra, một quốc gia nhỏ ở Tây Nam châu Âu). Tại đèo Roncesvalles phía Tây dãy núi Pyrénées, hậu quân của Roland đã bị những cánh quân người Bashki đông hơn gấp bội tiêu diệt gần hết. Được tin dữ bại trận, Charlemagne vô cùng đau xót bởi đã quá tin vào những lời của kẻ phản bội thông đồng với giặc gài bẫy. Roland đã chiến đấu dũng mãnh và đã ngã xuống như một người lính. Cuộc chiến thất bại nhưng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của Roland, vị tướng tài ba của Charlemagne và người con trung thành của dòng họ người Franc là đề tài cho bản anh hùng ca Chanson de Roland (1170) – Bài ca về Rôlăng, ca ngợi lòng yêu nước và ý chí ngoan cường của người chiến sĩ ngoài chiến trận.
Cuối thế kỷ VIII, Charlemagne đã đặc quyền cai trị của người Franc ở tất cả tỉnh La Mã ở phía Tây (trừ Anh quốc), phần lớn lãnh thổ Tây Ban Nha, miền Nam Italia, Sicile (Xixil) và Bắc Phi. Uy danh của Charlemagne lừng lẫy, ông được coi như là vị chúa tể đứng đầu cõi Tây phương. Lãnh thổ trị vì của Charlemagne rất rộng lớn gồm 300 Quận, mỗi Quận do một Bá tước cai quản, những Quận trong lãnh thổ La Mã thời xưa tương đương với đất đai thuộc một thị quốc. Bổn phận của Bá tước cai quản một Quận khá nặng nề; đó là phải duy trì trật tự, thi hành luật pháp, tuyển mộ và chỉ huy quân lính giúp Bá tước Giám mục giáo khu và những chức sắc địa phương có thể có những quyền lực riêng trên lãnh thổ của mình. Để trị vì đất nước và nắm trong tay mình chính quyền các địa phương, Vua cử những đoàn đại diện Hoàng gia (thường gồm một chức sắc tôn giáo và một viên chức hành chính) đi kinh lý để tìm hiểu tình hình các địa phương và kịp thời sửa chữa những sai lầm.
Nhưng nhìn chung thì tổ chức bộ máy cai trị của Charlemagne còn quá thô sơ. Khi có việc gì trọng đại, nhà Vua mới hội họp đại diện Hoàng tộc và Giáo hội, chứ trước đó không hề hỏi ý kiến họ hoặc có kế hoạch trị quốc lâu dài.
Có thể nói việc trị quốc ở Đế chế Carolingien tùy thuộc chủ yếu vào cá nhân Hoàng đế Charlemagne nên kém hiệu quả. Nhà Vua lại có quá nhiều lãnh thổ nên không thể bao quát hết được...Tuy nhiên, chính sách của Charlemagne là bảo hộ nhà thờ và Giáo hội, thi hành cải cách quân sự v.v.... nên góp phần làm hình thành những mối quan hệ phong kiến ở Tây Âu. Năm 813 Charlemagle đã phong cho Louis de Pieux (Lui đờ Piơ), con trai duy nhất của ông làm Hoàng tử kế vị. Sau khi Charleagne qua đời (814) việc phân chia lãnh thổ tranh giành nhau giữa ba người cháu nội của Charlemagne đã đưa đến kết cục là Đế chế Carolingien mà Charleagne trị vì hơn 30 năm đã bị tạn rã, như Hiệp ước Verdun năm 843 đã thừa nhận.