NHỮNG VỊ TƯ TẾ - THIÊN VĂN NGƯỜI MAIA (MAYA)
Trí tuệ thực sự của châu Mỹ trước thời Côlông thường được coi là thuộc về bộ lạc Anh điêng cổ - những người Maia. Họ được mệnh danh là “người Hy Lạp” của Tân thế giới. Họ sống ở Trung Mỹ trên bán đảo Yucatan. Những tư liệu sớm nhất ta biết về họ thuộc về năm 1000 trước Công nguyên.
Những nhà tư tế kiêm thiên văn Maia cả đời quan sát những tinh tú trên trời từ các đài thiên văn bằng đá uy nghi hùng vĩ của họ - gọi là ca-ra-con (vỏ hến) nằm lại các thành bang (nhà nước - thành thị) như Tica, Côpan, Palenca Chichen Itda v.v... Họ đã biết về 5 hành tinh. Họ có những chòm sao của mình. Các vị tư tế đưa ra các chỉ dẫn về thời điểm bắt đầu mùa vụ này khác trong sản xuất nông nghiệp.
Đối với phương pháp đốt rừng làm rẫy của người Maia thì những kiến thức đó cực kỳ cần thiết. Vào một ngày được ấn định rõ ràng do các thầy tư tế chỉ dẫn, người Anh điêng dùng rìu đá chặt cây cối trong rừng rậm nhiệt đới hoặc lột các khoanh vỏ vòng tròn trên thân cây Khi các cây bị hạ đã khô héo, họ đốt chúng. Cần phải làm việc đó vào cuối mùa khô và không được kéo dài để khỏi bị các cơn mưa rào dầm dề trong 5-6 tháng ở vùng này cản trở. Sau đó học gieo hạt của những giống cây khác nhau xuống khoảnh đồng vừa dọn sạch. Chỉ cần sai vài ngày là có thể hỏng cả một mùa vụ.
Trong số những đài thiên văn Maia điển hình nổi lên đồ sộ nhất là đài thiên văn Chichen Itda. Nó có hình một ngọn tháp tròn đặt trên nền sân hai bậc hình chữ nhật. Các ô cửa sổ nhỏ của nó trông thẳng vào điểm Mặt Trời mọc và lặn vào những ngày xuân phân và thu phân, hạ chí và đông chí.
Lịch của người Maia có tuần gồm 13 ngày, tháng gồm 30 ngày và năm gồm 365 hoặc 366 ngày. Nó là bộ lịch chính xác nhất so với các bộ lịch thời đó. Giá có sai ngày so với một năm thực tế thì cũng phải sau một vạn năm. Để so sánh ta thử xem các số liệu sau:
Bộ lịch Giuliut Xêda sẽ sai một ngày sau 128 năm, lịch hiện đại của chúng ta sau 3000 năm, bộ lịch Ômarơ Khaiam (thế kỷ XII) sau 8000 năm.
Nhưng trong lịch quan trọng không chỉ là độ chính xác mà còn là sự đơn giản để tính các năm nhuận. Người Maia có bộ lịch quá ư phức tạp.
Về mục đích sản xuất nông nghiệp của nền thiên văn Maia thì ngay các tên gọi các tháng của họ đã nói lên điều đó. Ví dụ “tháng thu hoạch” (vụ thu hoạch ngô) “tháng hươu” (bắt đầu mùa săn) “tháng mây” (bắt đầu mùa mưa) v.v.. . Tên gọi các ngày không liên quan tới các mùa việc mà dựa vào sự tưởng tượng của các vị tư tế, ngày “kibơ” (sáp ong) ngày “Kavac” (bão), ngày “ahavơ” (chúa tể).
Các vị tư tế Maia còn tính toán được các kỳ nhật thực và nguyệt thực. Làm ra vẻ họ có thể kiểm soát được việc đó, các vị tư tế sử dụng kiến thức của mình để đẩy nhân dân vào nỗi sợ hãi và phục tùng. Thiên văn học trong tay họ là công cụ của quyền lực.
Các hang động mà người Maia sử dụng làm nơi quan sát vị trí của Mặt Trời.
Tia nắng mặt trời lọt được vào khoang quan sát chỉ vào những ngày nhất định.
Cuộc hành lễ tế Trời của người Maia cổ.