Tài liệu: Nhiệt độ hiệu dụng của các sao

Tài liệu
Nhiệt độ hiệu dụng của các sao

Nội dung

NHIỆT ĐỘ HIỆU DỤNG CỦA CÁC SAO NÓI LÊN ĐIỀU GÌ

 

 

Trong vật lý có khái niệm vật đen tuyệt đối. Nó không đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với tồ đen tí nào. Ngược lại, vật đen tuyệt đối có thể toả rất sáng! Nó được gọi là đen tuyệt đối vì theo định nghĩa, nó hấp thụ tất cả các bức xạ điện từ rơi vào nó. Lý thuyết khẳng định rằng quang thông đầy đủ (trong mọi dải bước sóng) từ một đơn vị bề mặt vật đen tuyệt đối không phụ thuộc vào cấu trúc của nó lẫn thành phần hoá học mà chỉ được xác định bởi nhiệt độ. Theo định luật Xtêphan - Bônxơman (Stefan - Boltzmann), độ trắng của nó bỉ lệ với luỹ thừa bậc bốn của nhiệt độ. Vật đen tuyệt đối cũng như khí lý tưởng chỉ là một mô hình vật lý chưa bao giờ được thực hiện hoàn toàn trong thực tế. Tuy nhiên thành phần phổ của ánh sáng sao trong vùng phổ nhìn thấy được khá gần với phổ "vật đen". Vì thế có thể cho rằng mô hình vật đen tuyệt đối xét chung thì mô tả đúng bức xạ của một ngôi sao thực.

Nhiệt độ của một vật đen tuyệt đối bức xạ một lương năng lượng như nhau từ một đơn vị bề mặt sao được gọi lò nhiệt độ hiệu dụng của một ngôi sao. Nói chung, nhiệt độ này không bằng nhiệt độ quang cầu của ngôi sao. Tuy nhiên đây là một đặc tính khách quan có thể dùng để đánh giá các đặc tính khác của ngôi sao: độ trưng, kích thước v.v. . .

Vào thập kỷ 10 của thế kỷ XX, nhà thiên văn Mỹ Oantơ Ađamxơ đã thử xác định nhiệt độ hiệu dụng của sao Sirius B. Trị số thu được là 8000 K, nhưng sau này mới vỡ lẽ rằng nhà thiên văn đã nhầm và thực tế nhiệt đô cao hơn (khoảng 10000 K). Do đó độ trưng của sao này, nếu nó có kích thước bằng Mặt Trời, ít nhất cũng phải gấp 10 lần Mặt Trời. Đằng này như chúng ta đã biết, độ trưng của Sirius B nhỏ hơn độ trưng Mặt Trời 400 lần, tức là nó thấp hơn dự đoán hơn 4000 lần! Lối thoát duy nhất ra khỏi mâu thuẫn này là cho rằng Sirius B có diện tích bề mặt nhìn thấy nhỏ hơn nhiều tức là bán kính nhỏ hơn. Các tính toán cho thấy về kích thước Sirius B chỉ lớn gấp 2/5 lần Trái Đất. Nhưng khối lượng của nó thì có bằng Mặt Trời, vậy thì mật độ trung bình phải lớn gần gấp 100 lần so với Mặt Trời! Nhiều nhà thiên văn không tin vào sự tồn tại của những thiên thể kỳ lạ như vậy.

Chỉ đến năm 1924, chủ yếu nhờ những cố gắng của nhà thiên văn Anh Thơ Eđinhtơn người ta đã soạn ra lý thuyết cấu tạo bên trong của các sao, thì các sao đồng hành đặc nhỏ của Sirius và Procyon rốt cuộc mới được giới thiên văn công nhận là những đại diện thực sự của một loại sao hoàn toàn mới mà hiện nay có tên gọi là sao lùn (hoặc sao trắt)  trắng. “Trắng” là bởi vì những đại diện đầu tiên của loại sao này là các tinh tú nóng màu trắng - lam, còn "lùn" là bởi vì độ trưng và kích thước của chúng rất nhỏ.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/461-02-633329874818993750/Sao-lun-trang/Nhiet-do-hieu-dung-cua-cac-s...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận