Tài liệu: Nuôi bộ được áp dụng trong những tình huống nào?

Tài liệu
Nuôi bộ được áp dụng trong những tình huống nào?

Nội dung

NUÔI BỘ ĐƯỢC ÁP DỤNG TRONG NHỮNG TÌNH HUỐNG NÀO?

 

Do nhiều nguyên nhân mà đứa trẻ hoàn toàn không bú sữa mẹ, phải dùng phương pháp nuôi bằng sữa động vật như sữa bò, sữa cừu, sữa ngựa và các chế phẩm sữa hay các sản phẩm thay thế sữa khác. Những người mẹ khỏe mạnh thường đều thành công trong việc nuôi con bằng sữa của mình. Nguyên nhân thường gặp khiến cho không thể nuôi bằng sữa mẹ mà phải nuôi bộ là:

(1) Người mẹ mắc các bệnh nặng, như bệnh tim, gan, thận, nội tiết, khối u ác tính, bệnh lao thể hoạt động và bệnh tâm thần,...

(2) Nuôi mẹ do xuống sữa quá chậm, bị viêm tuyến vú, đầu vú lõm xuống, hoặc do đau buồn quá mức, nghỉ ngơi không đủ, dinh dưỡng quá kém, hoặc uống một vài loại thuốc kích thích nào đó, làm cho lượng sữa tiết ra ngày càng ít. Trẻ đẻ non, trẻ đẻ ra nhẹ cân và những đứa trẻ bị sứt môi, sứt hàm ếch nặng, do bú mút yếu hoặc khó khăn, lại chưa dùng cách nặn sữa mẹ cho bú cũng có thể làm cho sữa mẹ tiết ra giảm dần, lúc này đành phải áp dụng cách nuôi bộ.

(3) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ qua kiểm tra phát hiện có các bệnh chuyển hóa di truyền như axit phenylpyruvic - niệu, galactoza - huyết,... không thích hợp với việc nuôi bằng sữa mẹ và các chế phẩm sữa khác, thì phải áp dụng cách nuôi bằng các sản phẩm thay thế sữa khác.

Do các chế phẩm sữa có giá trị dinh dưỡng cao hơn các sản phẩm thay thế sữa khác như bột đậu, gạo,... nên khi nuôi bộ, phải cố gắng dùng các chế phẩm sữa như sữa bò tươi, sữa cừu tươi, bột sữa và sữa phối chế... Năng lượng do sữa và sữa phối chế cung cấp phải tương tự như sữa người, mỗi lít khoảng 2720 - 3138kJ (650- 700kcal).

Giá trị sinh lí của protein trong sữa bò không bằng sẽ mẹ, cho nên khi nuôi bộ bằng sữa bò là chính, thì lượng cung cấp protein phải nhiều hơn trẻ nuôi bằng sẽ mẹ, thường mỗi ngày mỗi kilogam cân nặng cần khoảng 3g, còn sữa phối chế, nếu hàm lượng protein là 15g một lít thì sẽ cung cấp 2,25 - 3g.

Lượng protein trong sữa bò tương đối nhiều, lượng nước cũng tương đối nhiều, nếu lượng cung cấp protein mỗi ngày cho mỗi kilogam cân nặng vượt quá  thì dễ xảy ra mất nước và ứ nitơ phi protein. Năng lượng do lipit trong sữa nuôi bộ cung cấp không nên thấp dưới 30% tổng năng lượng (sữa mẹ là 45%), đồng thời phải có đầy đủ các loại axit béo cần thiết, axit béo không no phải chiếm 1/10. Hàm lượng lactoza trong sữa bò thấp hơn sữa người, thường nên tăng thêm 5 - 8% sucroza. Lượng sữa cần mỗi ngày cho trẻ nuôi bộ cùng phương pháp nuôi chúng, thường lấy việc dùng sữa bò tươi tương đối nhiều để xác định. Thường là dựa vào tháng tuổi và cân nặng của trẻ để tính toán lượng năng lượng cần thiết (418 - 460kJ) và lượng nước cần thiết (150ml) cho mỗi kilogam cân nặng mỗi ngày, rồi dựa vào tổng lượng nhu cầu để tính toán lượng sữa bò cần thiết (100ml sữa bò, cho thêm 5% đường sucroza sẽ cung cấp 360kJ). Lượng nước cần thiết mỗi ngày trừ đi lượng sữa bò, chính là lượng các chất lỏng khác cần để nuôi mỗi ngày ngoài sữa bò. Ví dụ với trẻ 4 tháng: đứa trẻ này nếu có cân nặng là 6kg thì năng lượng cần mỗi ngày là 6 x 450kJ = 2700kJ; năng lượng cung cấp từ 100ml sữa bò 5% đường là 360kJ, thì lượng sữa bò ăn cho mỗi ngày là 2700kJ: 360kJ x 100ml = 750ml. Lượng nước cần cho mỗi ngày là 6kg x 150ml = 900ml. Vì thế, ngoài sữa bò 5% đường ra, trẻ nhỏ mỗi ngày vẫn cần 150ml nước, có thể dùng nước đun sôi ấm, nước trái cây, nước cơm để bổ sung. Lượng sữa bò của cả ngày nên chia thành 6 lần cho ăn. Con số tính toán trên là số lượng về đại thể, lượng ăn của trẻ không chỉ có sự khác nhau rất lớn tùy theo từng trẻ, mà còn mỗi bữa, mỗi ngày cũng không hoàn toàn giống nhau, cho nên cần linh hoạt sao cho cho trẻ ăn no là được. Nhưng lượng sữa bò cả ngày của trẻ không nên quá 1000ml. Trẻ được 4 tháng, sẽ ăn thêm bữa phụ loại ngũ cốc, để bổ sung nhu cầu về năng lượng. Cùng với việc tăng thêm lượng bữa phụ, lượng sữa bò phải giảm đi cho tương ứng. Sau 6 tháng, mỗi ngày 600 - 700ml (tương đương với 3 hộp sữa bò tươi bán trên thị trường) là đã có thể thỏa mãn. Nếu lượng sữa bò cho ăn quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến việc ăn các loại thức ăn phụ trợ khác của trẻ, hoặc làm cho cân nặng tăng lên quá nhiều, dẫn đến béo phì, bất lợi cho sức khởe. Thường khi cho trẻ sơ sinh ăn sữa bò tươi phải cho thêm nước vào pha loãng, tỉ lệ giữa sữa bò và nước sôi lúc đầu là 2:1, sau 1 - 2 tuần đổi thành 3:1, sau đó nâng lên đến 4:1. Sau 1 - 2 tháng sẽ dùng nguyên sữa bò tươi không pha loãng. Trẻ nuôi bằng sữa bò sống sẽ làm cho đường ruột bị xuất huyết nhẹ, cho nên trước khi cho ăn sữa, phải cho thêm đường đun sôi tiệt trùng, vừa đun vừa quấy để tránh hình thành váng sữa, dễ làm tắc lỗ đầu vú bình sữa; cũng có thể lấy lượng sữa của một ngày, cho thêm đường đun sôi 1 lần, lần lượt đổ vào các bình sữa đã khử trùng, để nguội rồi cất vào tủ lạnh để bảo quản, trước khi cho ăn chỉ cần ngâm bình sữa vào nước sôi cho nóng lên. Số lần, thời gian cách quãng và lượng sữa mỗi lần cho ăn mỗi ngày khi nuôi bộ có sự khác nhau giữa các cá thể tương đối lớn. Trẻ sơ sinh một ngày đêm bú 7 - 8 lần, mỗi lần khoảng 70 - 100ml, saau 2 tuần mỗi ngày khoảng 6 – 7 lần, mỗi lần 100 – 120ml, được 2 - 3 tháng, mỗi ngày 6 lần, ban đêm sẽ ngủ liền một mạch 6 - 7 tìếng, mỗi lần 120 - 150ml, được 4 - 5 tháng, mỗi ngày 5 - 6 lần, mỗi lần 150 – 200ml, được 5 - 6 tháng, mỗi ngày 5 lần, mỗi lần 200 – 250ml. Sau 6 tháng, tăng thêm 1 - 2 lần cháo, bột, lượng sữa bò mỗi lần không nên tăng nhiều thêm nữa, mỗi ngày nên giảm xuống còn 3 - 4 lần, đồng thời luyện cho trẻ uống bằng li cốc, mà không dùng bình sữa nữa.

Bình sữa dùng để nuôi bộ nên chọn loại miệng rộng, đứng thẳng, làm bằng thủy tinh để tiện cho việc rửa sạch khử trùng. Trẻ sơ sinh trong vòng 1 tháng nên dùng bình nhỏ (100 - 120ml), về sau, cần dùng bình sữa to (200 – 400ml). Thường chuẩn bị 7 - 8 bình để tiện cho việc mỗi ngày đun sôi khử trùng một lần, mỗi lần bú dùng 1 chiếc, đồng thời chuẩn bị sẵn 7 - 8 đầu vú cao su, dùng đầu kim hơ nóng chọc 2 - 3 lỗ, với độ hợp lí, nhất là khi cho sữa vào, chất lỏng bên trong bình sẽ nhỏ giọt liên tục. Lỗ quá nhỏ thì trẻ bú mút tốn sức, lỗ quá to thì dễ bị sặc. Ở trẻ sơ sinh, niêm mạc khoang miệng non nớt, nên đầu vú chọn dùng phải mềm và lỗ tương đối nhở, nên cho đầu vú mới vào nước sôi luộc vài lần, cho mềm ra. Ngoài ra, còn cần mộtchiếc nồi nhôm to để làm dụng cụ khử trùng và cần một chiếc nồi nhỏ có cán dùng để đun sữa, một chiếc cốc to có nắp đậy để đựng đầu vú đã khử trùng, một chiếc li nhỏ và thìa nhỏ, một đôi đũa tre để gắp bình sữa, đầu vú đã khử trùng. Trong khi nuôi bộ, phải hiểu được là cần khử trừng, để tránh cho đồ dùng khỏi bị nhiễm khuẩn gây bệnh, gây ra ỉa chảy, nôn, nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Bình sữa và đầu vú đã dùng rồi, phải dùng nước sạch rửa sạch sẽ. Sau đó cho tất cả bình sữa cùng với các đồ dùng đã rửa sạch khác như li, cốc, thìa, đũa vào nồi nhôm, cho nước lạnh vào ngập, đậy vung đun sôi, tiếp theo cho vú cao su vào nước sôi 5 phút, rồi đổ nước đi. Phải chú ý giữ vệ sinh nghiêm ngặt cho bình sữa và đầu vú, đề phòng nhiễm khuẩn. Phương pháp cho bú giống như bú sữa mẹ. Nhưng trước khi cho ăn, phải lắc bình sữa, cho sữa nhỏ vào da cánh tay của mẹ để thử nhiệt độ không bị bỏng tay là vừa, rồi cho đầu vú vào miệng đứa trẻ để bú. Khi cho bú bình sữa phải giữ nghiêng từ đầu tới cuối để làm cho trong đầu vú luôn đầy sữa, tránh cho trẻ hít phải không khí mà sặc. Thời gian bú mỗi lần khoảng 20 phút là vừa, không nên quá 30 phút. Khi nuôi bằng các chế phẩm sữa và sản phẩm thay thế sữa khác, phương pháp và những điều cần lưu ý cũng giống như nuôi bằng sữa bò.

BẢNG 9. THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG TRONG SỮA PHỐI CHẾ CỦA TRẺ NHỎ[1]

Chất dinh dưỡng (trong mỗi 418,4kJ)[2]

Hạn lượng thấp nhất

Hạn lượng cao nhất

Protein (g)

1,8

4,5

Lipit (g)

 

3,3

chiếm 30% tổng rộng lượng

6,0

chiếm 54% tổng năng lượng

Axit béo cần thiết (mg)

300 (chiếm 2,7% tổng năng lượng)

 

Vitamin

 

 

A (RE)

D (IU)

K (μg)

E (mg)

C (mg)

B1 (mg)

B2 (μg)

B6 (μg)

B12 (μg)

Niaxin (B3 - PP) (μg)

Axit folic (B4) (μg)

Axit panothenic (μg)

Biotin (μg)

Cholin (J) (mg)

Inositol (mg)

75

40

4

0,5

8

40

60

35

0.15

250

4

300

1,5

7

4

223

100

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

Chất khoáng

 

 

Canxi (mg)

Photpho (mg)

Magie (mg)

Sắt (mg)

Iot (μg)

Kẽm (mg)

Đồng (μg)

Mangan (μg)

Natri (mg)

Kali (mg)

Clo (mg)

60

30

6

0,16

5

0,5

60

5

20

80

55

-

-

-

2,5

75

-

-

-

60

200

150

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2413-02-633565270353191643/Dinh-duong-cho-nguoi-khoe-manh/Nuoi-bo-du...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận