Tài liệu: Vì sao cần khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ?

Tài liệu
Vì sao cần khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ?

Nội dung

VÌ SAO CẦN KHUYẾN KHÍCH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ?

 

Người mẹ nuôi con bằng sữa của mình là phương thức tốt nhất và hợp lí nhất khi nuôi dưỡng thế hệ sau của loài người.

Hiện nay, người ta đã chứng minh được rằng sữa mẹ là thức ăn thiên nhiên tốt nhất, thích hợp nhất cho trẻ nhở trong vòng 4 – 6 tháng.

Nuôi bằng sữa mẹ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tăng cường sức khởe tâm lí cho trẻ và phục hồi sức khởe sau đẻ cho người mẹ,... Những đứa trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thường lớn lên một cách khởe mạnh, hoạt bát đáng yêu, ít bị bệnh.

Các ưu điểm của việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể quy lại như sau:

(1) Làm cho trẻ hấp thu được các chất dinh dưỡng thích hợp nhất với cơ thể trẻ cả về chất lẫn lượng, là loại thức ăn mà bất kì loại thức ăn nào khác, gồm sữa bò, sữa dê (cừu) và các loại chế phẩm khác cũng không thể nào sánh được. Hàm lượng protein trong sữa mẹ tuy ít hơn sữa bò, nhưng chất lại tốt hơn sữa bò nhiều (xem Bảng 7). Có chứa nhiều lactoanbumin (lactoalbumin) hơn casein, các cục vón protein hình thành trong dạ dày trẻ nhở, mềm mịn, vừa hợp với sự tiêu hóa và hấp thu ở trẻ nhở. Thành phần lactoanbumin cũng khác với sữa bò, trong đó có chứa nhiều lactoferitin (lactoferritin), globulin A miễn dịch và bacteriozymo - protein... đều có tác dụng kháng khuẩn, tăng cường được khả năng miễn dịch của trẻ nhở. Tỉ lệ cấu thành axit amin trong protein sữa mẹ thích hợp cho trẻ tận dụng hơn so với sữa bò. Hàm lượng lipit trong sữa mẹ tuy tương tự như sữa bò, nhưng lại có chứa nhiều axit béo không no, nhất là linoleic tương đối nhiều, ngoài ra, còn có lecithin, sphingomielin (sphingomyelin), taurin,... giúp ích cho sự phát triển nhanh chóng của não trẻ. Những hạt lipit nhở xíu từ lipit sữa mẹ hình thành trong dạ dày trẻ nhở, lại có chứa các enzim mỡ sữa, giúp ích cho việc tiêu hóa hấp thu lipit, là có lợi cho trẻ sơ sinh, trẻ đẻ thiếu tháng bị thiếu steapsin.

Hàm lượng lactoza trong sữa mẹ cao hơn sữa bò, lại hòa tan hết được trong sữa nên cũng dễ hấp thu. Hàm lượng vitamin A, C, E trong sữa mẹ đều cao hơn sữa bò.

Cho nên, nếu người mẹ có đầy đủ dinh dưỡng, có bữa ăn cân đối, nhiều sữa thì sẽ thởa mãn được nhu cầu về vitamin của trẻ, chỉ có vitamin D là cả  trong sữa mẹ và sữa bò đều thiếu, cho nên với trẻ mới sinh ở 2 - 3 tuần sau khi sinh là bắt đầu phải bổ sung dầu gan cá hoặc vitamin D dạng viên, đồng thời cho trẻ hoạt động ngoài trời nhiều, để da trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, phòng ngừa được bệnh còi xương do thiếu vitamin D. Chất khoáng trong sữa mẹ tuy không nhiều, nhưng tỉ lệ giữa canxi và photpho hợp lí (2:1), có lợi cho việc hấp thu canxi trong đường ruột. Sữa mẹ cũng như sữa bò đều chứa rất ít sắt, nhưng sắt trong sữa mẹ lại được hấp thu đến 50%, còn sắt trong sữa bò chỉ có thể hấp thu được 10%. Lượng kẽm chứa trong sữa non của mẹ tương đối cao, rất có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhở. Khả năng trung hòa dịch vị của sữa mẹ yếu, giúp ích cho việc tiêu hóa hấp thu.

(2) Giúp cho việc tăng cường khả năng kháng bệnh của trẻ nhở. Sữa mẹ có một lượng lớn các nhân tố miễn dịch có hoạt tính, mà ở các loài thức ăn khác không có. Trong các globulin miễn dịch như IgA, IgG, IgM, IgE, nhất là hàm lượng IgA ở dạng bài tiết là nhiều nhất, trong đường ruột sẽ bảo vệ cho niêm mạc ruột không bị các vi khuẩn, virut,... gây bệnh xâm nhập, sau khi được hấp  thu, cũng sẽ qua tuần hoàn máu đi đến các bộ phận của đường hô hấp,... làm tăng thêm khả năng kháng bệnh cục bộ. Các tế bào miễn dịch trong đó, bao gồm tế bào hạt trung tính, tế bào bạch huyết, đại thực bào sẽ nuốt và giết chết các khuẩn gây bệnh.

BẢNG 7. SO SÁNH THÀNH PHẦN SỮA MẸ, SỮA NON CỦA MẸ VÀ SỮA BÒ

Thành phần

g/ 100g

Sữa mẹ

Sữa non của mẹ

Sữa bò

Nước

Protein

Casein

Lactoanbumin

Lactoglobulin

Lipit

% axit béo không no nhiều lần

Lactoza

Chất khoáng

Canxi

Photpho

Natri

Kali

Magie

Đồng

Sắt

Kẽm

Iot

Vitamin

A

B1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

mg/ 100g

mg/ 100g

mg/ 100g

mg/ 100g

mg/ 100g

mg/ 100g

mg/ 100g

mg/ 100g

mg/ 100g

 

mg/ 100ml

mg/ 100ml

 

88

0,9

0,4

0,4

0,2

3,8

8,0

 

7,0

0,2

34

15

15

55

4

0,04

0,05

0,4

0,003

 

0,053

0,016

87

2,7

1,2

 

1,5

2,9

7,0

 

5,3

0,5

30

15

135

275

4

0,06

0,01

0,6

0,012

88

3,3

2,7

0,4

0,2

3,8

2,0

 

4,8

0,8

117

92

58

138

12

0,03

0,05

0,4

0,005

 

0,034

0,044

B2

Niacin (B3) 

B6

Axit folic (B9)

B12

C

D

E

K

mg/ 100ml

mg/ 100ml

mg/ 100ml

mg/ 100ml

mg/ 100ml

mg/ 100ml

mg/ 100ml

mg/ 100ml

mg/ 100ml

0,036

0,147

0,01

0,052

0,00003

4,3

0,00006

0,2

0,0015

 

0,175

0,094

0,064

0,055

0,00004

1,1

0,00004

0,04

0,006

Năng lượng

Tỉ trọng

pH

 

290 kJ (70kcal)

1,028-1,033

6,97

 

290 kJ (70kcal)

1,028-1,033

6,57

 

Ngoài ra, còn có chứa muramiđaza (muramidase) giàu hoạt tính, có khả năng diệt các nhân tố gây bệnh, đồng thời kích hoạt các bổ thể, thúc đẩy chức năng miễn dịch, lactoferitin trong sữa mẹ sẽ ngăn chặn sự chuyển hóa sinh sôi của các vi khuẩn; lactoza B sẽ làm cho dịch ruột chuyển hóa thành axit, kích thích trực khuẩn lactat sinh trưởng, từ đó ức chế được các trực khuẩn đại tràng, giảm thiểu nhiễm khuẩn; oligosacarit (oligosacharide) sẽ ngăn không cho vi khuẩn trong đường ruột phụ bám vào niêm mạc ruột dẫn đến nhiễm trùng. Tất cả những ưu việt này, sữa bò không thể bằng được (xem Bảng 8).

BẢNG 8. TỈ LỆ CÁC YẾU TỐ MIỄN DỊCH TRONG SỮA MẸ VÀ SỮA BÒ

Yếu tố miễn dịch

Sữa mẹ

Sữa bò

Protein (mg/ml)

Lactoferitin

Muramiđaza

IgA

IgG

IgM

Tế bào (đơn vị/ μl)

Đại thực bào

Tế bào bạch huyết

Các yếu tố kích thích trực khuẩn lactat sinh trưởng

pH

Hoãn xung lực (tỉ lệ)

Độ axit nhở giọt (tỉ lệ)

Tổng lượng protein (g/l)

Photpho (mg/l)

Lactoza (g/l)

Dị nhân tử kép

 

1,5

0,5

1,0

0,01

0,01

 

2000

800

 

 

7,24

1

1

10,5

141

71

40

 

Lượng cực nhở

0,0001

0,03

0,6

0,03

 

0

0

 

 

6,57

4

13

32,46

910

47

11

 

(3) Khó gây dị ứng. Protein trong sữa mẹ là protein của cơ thể người, còn protein trong sữa bò là protein di chủng. Protein sữa bò sau khi được hấp thu qua niêm mạc ruột với chức năng chưa hoàn thiện ở trẻ nhở còn non nớt thường là tác nhân dị ứng gây dị ứng, có biểu hiện đường ruột bị xuất huyết một lượng nhở hoặc trẻ bị mẩn ngứa,... hay gặp nhất ở những trẻ được nuôi bằng sữa bò tươi. Còn nuôi bằng sữa mẹ thì rất ít dẫn đến hiện tượng dị ứng.

(4) Không phải tiệt trùng, tiện lợi mà lại kinh tế. Bản thân sữa mẹ hầu như không có vi khuẩn, trẻ lại có thể bú trực tiếp, khó bị nhiễm khuẩn, cho nên thường không phải tiệt trùng. Nhiệt độ sữa mẹ vừa phải, trẻ có thể bú bất kì lúc nào, lượng sữa lại có thể tăng giảm tùy theo số lần bú và cường độ bú mút của đứa trẻ. Vì thích bú rất tiện, lại không phải mất tiền mua, là loại thức ăn thiên nhiên của người mẹ chuẩn bị cho con mình.

(5) Tăng được tình cảm mẹ con. Khi cho bú, mẹ con hết xúc gần gũi thân thiết với nhau, khiến cho tình cảm giữa mẹ và con ngày càng tăng lên, từ đó thởa mãn được nhu cầu tâm lí của cả hai mẹ con. Tinh thần vui vẻ là hết sức quan trọng đối với sự phát triển lành mạnh về mặt tâm lí của trẻ.

Thực tế là cùng với việc người mẹ cho đứa con bú no nê bằng chính dòng sữa của mình, đồng thời đã đem lại một món ăn tinh thần cho đứa trẻ.

(6) Giúp ích cho việc phục hồi sức khởe sau đẻ của người mẹ. Đứa trẻ bú vú mẹ sẽ thúc cho người mẹ tiết ra oxitoxin (oxitocin) theo phản xạ, giúp cho tử cung co lại, sớm hồi phục lại bình thường. Khi cho con bú, sẽ làm cho kinh nguyệt của người mẹ chậm lại, có tác dụng hạn chế sinh đẻ nhất định, nhưng không phải là đáng tin cậy lắm.

Phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức quan trọng, việc thực hiện không đúng cách thường là nguyên nhân khiến cho việc nuôi con bằng sữa mẹ không thể tiếp tục được. Thời điểm đứa trẻ bắt đầu bú sữa mẹ (tức sữa bắt đầu về) càng sớm càng tốt.

Hiện nay, tất cả đều chủ trương trẻ sơ sinh trong vòng 10 phút sau khi chào đời, thậm chí trước cả khi cắt rốn, để người mẹ ôm con cho bú lần đầu ngay trong phòng đẻ.

Năng lực bú mút của trẻ sơ sinh là do bẩm sinh, ở trẻ sơ sinh bình thường đủ tháng vừa sinh ra là đã có thể bú mút. Lúc này, sữa trong bầu vú của người mẹ rất ít, mục đích cho trẻ bú sớm không phải là cho chúng ăn no, mà là làm cho chúng nhanh chóng thích ứng với đầu vú mẹ, đồng thời nhờ bú mút mạnh mà thtúc cho người mẹ tiết ra oxitoxin theo phản xạ, khiến cho lượng sữa tăng lên nhanh chóng. Sau khi rời phòng đẻ, tốt nhất là mẹ con ở cùng phòng, để tiện cho người mẹ cho con bú theo yêu cầu. Trẻ tỉnh dậy khóc là có thể cho bú ngay, mới đầu 1 - 2 tiếng cho bú một lần, trong vòng 1 – 2 ngày, lượng sữa mẹ sẽ dần dần tăng nhiều lên, thời gian ngủ của trẻ sau khi ăn no cũng dài lên theo, nên 2 - 3 tiếng cho bú một lần. Sau khi đẻ được 1- 2 ngày, do sữa mẹ ít mà lo lắng đứa trẻ không no, ảnh hưởng đến sự tăng cân nên đã dùng bình sữa cho ăn thêm nước đường hoặc sữa bò để bổ sung, cách làm này hiện nay được cho là không thỏa đáng, vì như vậy sẽ làm cho đứa trẻ khó thích ứng được với bầu vú mẹ, đây là nguyên nhân thường gặp gây thất bại trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Đồng thời, trẻ sơ sinh sau khi bú no sữa bò, cường độ bú mút sữa mẹ sẽ giảm đi rất nhiều, bất lợi cho việc tăng thêm lượng sữa mẹ. Còn về việc cân nặng của trẻ tăng lên không nhanh do 1 - 2 ngày đầu ăn không no thì đợi đến khi sữa mẹ nhiều sẽ tăng bù rất nhanh, hiện tượng này không gây ảnh hưởng lớn đến sức khởe của trẻ.

Vì thế cần kiên trì nuôi dưỡng bằng sữa mẹ trực tiếp, điều này là hết sức quan trọng đối với sức khoẻ của trẻ sau này.

Trước mỗi lần cho bú, người mẹ cần chuẩn bị cho tốt, trước hết là thay tã lót cho trẻ, dùng xà phòng rửa sạch hai bàn tay, rửa lau sạch đầu vú bằng nước đun sôi ấm và khăn bông mềm. Khi cho bú, người mẹ phải có tư thế ngay ngắn. Mẹ ngồi, chân bên cho bú kê đệm hơi cao, ôm đứa trẻ vào lòng, đầu đứa trẻ tựa vào cánh tay mẹ, nghiêng vào ngực mẹ. Mẹ dùng các ngón tay bên kia nâng vú, cho toàn bộ đầu vú và một phần quầng thâm vú vào miệng đứa trẻ, lúc này đứa trẻ bắt đầu bú mút và nuốt sữa. Đợi sau khi bú mút hết một bên bầu vú thì chuyển sang cho bú bên kia. Mỗi lần cho bú nên luân phiên bắt đầu từ một bên, để mỗi bên vú đều có cơ hội được bú cạn và thúc tiết sữa. Khi đứa trẻ đã bú xong, không bú tiếp nữa và ngủ im, thì nhẹ nhàng rút đầu vú ra khỏi miệng đứa trẻ, dùng khăn bông ẩm mềm mịn lau sạch, lại nhẹ nhàng ôm đứa trẻ thẳng đầu dựa vào một bên vai mẹ, lưng quay ra ngoài, vỗ nhẹ vào lưng trẻ, để không khí nuốt vào khi bú được thải ra, đề phòng sau khi đặt nằm thẳng bị trớ sữa. Sau đó, đặt đứa trẻ nằm lên giường ngủ. Khi nằm ngủ cho nghiêng về bên phải, đầu kê hơi cao, không nên để ngoẹo đầu. Trong khi cho bú phải luôn luôn chú ý đến tình trạng bú mút và nuốt của đứa trẻ, lắng nghe tiếng nuốt sữa. Nếu sữa phụt ra ngoài quá nhanh, nên dùng ngón tay chặn nhẹ bầu vú cho chậm lại, để tránh làm cho trẻ bị sặc.

Thường những phụ nữ khởe mạnh đều có thể thành công trong việc cho con bú sữa mình, rất ít những trường hợp thực sự không có sữa hoặc sữa quá ít, không thể thỏa mãn được nhu cầu của trẻ. Cho nên, mỗi người mẹ đều phải thử nghiệm nuôi con bằng sữa mình. Trong thời kì cho con bú cần chú ý đến dinh dưỡng, bữa ăn cân đối, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ, tinh thần vui vẻ, bởi người mẹ có khỏe mạnh thì mới nuôi con được thuận lợi. Nhưng khi người mẹ bị mắc một số bệnh cấp tính nào đó, như các bệnh truyền nhiễm cấp tình, bệnh tim, thận, gan nặng, bệnh tâm thần, bệnh lao thể hoạt động hoặc khối u ác tính,... phải ngừng ngay cho bú. Nếu người mẹ có thể chứng của các dấu liệu viêm gan B dương tính mà không có triệu chứng, thì hiện nay phần đông chủ trương vẫn cho con bú, vì cơ hội nhiễm khuẩn của trẻ khi còn trong bào thai và khi mới đẻ ra còn cao hơn nhiều so với thời kì bú sau khi sinh ra, mà trẻ sơ sinh lại được tiếp nhận ngay sự bảo vệ của văcxin gan B. Khi người mẹ bị cảm thì nên đeo khẩu trang rồi tiếp tục cho trẻ bú, hoặc vắt sữa ra cốc thìa đã khử trùng hay đun sôi rồi cho ăn. Người mẹ bị viêm tuyến vú cần tạm thời ngừng cho bú, và nên vắt bỏ sữa theo giờ quy định.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2413-02-633565269859441643/Dinh-duong-cho-nguoi-khoe-manh/Vi-sao-can...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận