Những tác nhân gây di tật bẩm sinh ở người
Những tác nhân có khả năng gây dị tật bẩm sinh (Teratogenic agents: tác nhân sinh quái thai) cho thai nhi tác động chủ yếu thông qua người mẹ khi mang thai, tạo ra những dị thường kiểu hình đặc thù tùy theo thời điểm phát triển phôi thai phơi nhiễm với những tác nhân đó (Hình 3.9.1). Những tác nhân này bao gồm: (Bảng 3.9. 1)
1. Các thuốc người mẹ dùng khi mang thai
2. Những điều kiện bệnh lý của người mẹ khi mang thai
3. Những bệnh nhiễm trùng (virus, vi khuẩn) người mẹ khi mang thai
4. Những yếu tố trong tử cung,
5. Những hóa chất gây ô nhiễm môi trường mà người mẹ tiếp xúc.
Hình 3.9. 1 . Các giai đoạn phát triển phôi và thai (tính theo tuần) và tác động vào các tác nhân gây dị tật.
Bảng 3.9.1. Những tác nhân gây dị tật bẩm sinh ở người.
Tác nhân | Hậu quả gây dị tật | Giai đoạn dễ nhạy cảm nhất |
* Thuốc người mẹ dùng khi có thai | | |
- Thuốc đối kháng acid folic (Aminipterin/amethopterin) | Tràn dịch não thất, hẹp hộp sọ, các chi ngắn, khuyết ngón tay, thiếu hụt tâm trí. | ? |
- Diethylstllbestrol | Caxinom và u tuyến ở âm đạo thai nhi gái; dị hình niệu dục ở thai nhi trai | 2 tháng đầu |
- Testosteron và 17 - methyltestosteron | Lưỡng tính (giả) (ái nam ái nữ) ở thai nhi gái; | 2 tháng đầu |
- Progestogen có nhiễm testosron | Nam tính hóa thai nhi nữ | 3 tháng thứ ba |
- Iodua và propylthiouracil | Bướu cổ, giảm năng tuyến giáp ở thai | |
- Isotretinoin | Dị hình não, giảm sai tai, giảm sản tuyến tụng, di tật tim | 3 tháng đầu |
- Phenytoin | Khuyết tật tim, giảm sản móng tay chậm lớn | 3 tháng đầu |
- Quinin | Điếc bẩm sinh | |
- Seduxen - Phenobarbital | Não nhỏ, đi tật tim, dị tật đốt sống | |
- Salixilat | Sứt môi, hở hàm ếch, tật tim | ? |
- Kháng histamin | Chậm phát triển | ? |
- Thuốc ức chế men chuyển | Dị tật xương, các chi, thiếu sản phổi | ? |
- Tetracyclin | Giảm sản men răng | |
- Thalidomid | Hai chi trên giống báo biển, dị tật gai, mắt tim, ống tiêu hóa | Ngày 34-50 |
- Acid valproic | Gai đôi đốt sống, dị hình mặt, chậm phát triển | 3 tháng đầu |
- Warfarin (đối kháng Vitamin K) | Giảm sản mũi, ngắn ngón, thiểu năng tâm trí | Tuần lễ 6-8 |
- Trimethadion | Dị tật hệ thần kinh trung ương | ? |
- Methotrexat | Dị tật các chi | ? |
- Cyclophosphamid | Dị tật hệ thần kinh | ? |
* Bệnh người mẹ khi có thai | | |
- Bệnh mạn tính, nghiện rượu | Chậm lớn, thiểu năng tâm trí, tật nhỏ hộp sọ, tật tim | |
- Đái tháo đường | Tật tim, tất cả các khuyết tật lúc đẻ, tật vô sọ, và gai đôi đốt sống | |
- Luput ban đỏ | Bloc tim bẩm sinh | |
- Đái ra phenyl keton | Nhỏ hộp sọ, thiếu hụt tâm trí, tật tím | |
- Nghiện thuốc lá | Đẻ nhẹ cân, rau bám bất thường | |
* Các bệnh nhiễm trùng trong tử cung | | |
- Virus hạt bám cự bào | Hẹp hộp sọ, thiểu năng tâm trí | 3 tháng đầu |
- Rubêon | Tật tim, hẹp hộp sọ, đục nhân mắt, điếc, thiểu năng tâm trí | 3 tháng đầu |
- Thủy đậu | Seo da, giảm sản các chi nhỏ nhãn cầu, đục nhân mắt thiểu năng tâm trí | |
- Toxoplasma | To hộp sọ hoặc nhỏ hộp sọ, nhỏ nhãn cầu, thiểu năng tâm trí | 3 tháng đầu |
- Virus Coxsackie B | Tinh hoàn ẩn | |
- Giang mai | Sứt môi, hở hàm ếch, chậm khôn, điếc | |
- Listeria | Trật khớp háng bẩm sinh | |
* Những yếu tố tử cung | | |
- Dị hình giải màng ối | Cụt hoặc các giai gây thắt một hoặc nhiều chi | |
- Cạn nước ối | Giảm sản phối, những dị hình do chèn ép từ các cấu trúc chung quanh | |
* Ô nhiễm môi trường | | |
- Chì | Giảm trí lực | |
- Thủy ngân | Nhỏ hộp sọ co cứng các chi, chậm khôn | |
- Dioxin | Rối loạn thần kinh ứng xử | |
- Thuốc bảo vệ thực vật | Quái thai | |
DỊ TẬT BẨM SINH
1. Dị tật bẩm sinh là gì?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Dị tật bẩm sinh là tất cả những bất thường về cấu trúc chức năng hoặc sinh hóa có từ khi mới sinh cho dù chúng có được phát hiện ở thời điểm đó hay không?
Theo định nghĩa đó, có nhiều dị tật bẩm sinh được phát hiện ngay từ trong thai bằng phương pháp chẩn đoán trước sinh, hoặc phát hiện ngay từ lúc mới sinh bằng những quan sát lâm sàng: có những bất thường về hình thái: sứt môi, hở hàm ếch, không có hậu môn, đầu to v.v...
Cũng có những dị tật bẩm sinh được phát hiện muộn hơn: phình to đại tràng bẩm sinh, dị tật thận tiết niệu, tim bẩm sinh, v.v...
Cho dù chúng được phát hiện sớm hay muộn nhưng đều có nguyên nhân từ trước khi sinh gây ra.
2. Phân loại dị tật bẩm sinh như thế nào?
Có nhiều cách phân loại dị tật bẩm sinh.
2.1 Phân loại theo mức độ trân trọng của dị tật.
+ Dị tật lớn: Quái thai vô sọ, não úng thuỷ, teo ruột.... các dị tật này có thể gây chết cho trẻ, cần có can thiệp sớm.
+ Dị tật nhỏ: những dị tật này không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ: sứt môi, hở hàm ếch, tật lỗ đái thấp, v.v...
2.2 Phân loại theo thời gian phát triển phôi
+ Bệnh hợp tử: là những dị tật bắt nguồn từ giai đoạn tiền phôi, các bệnh rối loạn NST, hội chứng Down, hội chứng Turner, ...
+ Bệnh của phôi: dị tật xảy ra trong quá trình tạo cơ quan: tim bẩm sinh, dị tật các cơ quan thận tiết niệu, tiêu hóa... thường vào 3 tháng đầu của thai nghén.
2.3.2 Đa dị tật: Có từ hai dị tật trở lên: một bệnh nhân vừa sứt môi vừa bị tim bẩm sinh hoặc vừa não bé + tim bẩm sinh + DT thận ...
3. Dị tật BS có di truyền không?
Khi bố mẹ sinh ra một đứa con bị dị tật bẩm sinh thì ngoài lo lắng cho đứa con, họ còn băn khoăn không hiểu liệu sinh con tiếp theo có bị như anh, chị nó không?
Có khoảng 30-40% nguyên nhân của dị tật bẩm sinh do các bệnh Di truyền gây nên. Nếu là bệnh rối loạn nhiễm sắc thể thì nguy cơ truyền cho con tiếp theo là 2-5% (tức là ở nhóm nguy cơ thấp).
Nếu là bệnh gây nên do đột biến gen theo qui luật Menden thì nguy cơ di truyền tuỳ theo từng loại qui luật:
Di truyền gen lên trên nhiễm sắc thể thường thì nguy cơ di truyền cho con là 25% (1/4) cho con tiếp theo là (1/4)2 – 1/16 ( thuộc nhóm nguy cơ cao).
Di truyền gen trội nhiễm sắc thể thường thì nguy cơ truyền cho con là 50%( 1/2) cho con tiếp theo là (1/2)2 = 1/4 (thuộc nhóm nguy cơ cao).
Di truyền gen lên trên nhiễm sắc thể giới tính X nguy cơ truyền cho con trai là 25 % (1/4) con gái mang gen là 25% (1/4) (thuộc nhóm nguy cơ cao).
Di truyền đa gen: nguy cơ truyền cho con là 2-3 % (thuộc nhóm nguy cơ thấp).
Nhóm dị tật bẩm sinh gây nên do các yếu tố tác động của môi trường vào giai đoạn phôi và thai thì nguy cơ di truyền 2-5% (thuộc nhóm nguy cơ thấp).
4. Dị tật bẩm sinh có điều trị được không?
Nhiều dị tật bẩm sinh có thể điều trị được, điều trị càng sớm càng tốt. Người ta sử dụng các phương pháp:
- Phẫu thuật chỉnh hình cho các dị tật về hình thái.
- Điều trị thay thế bằng các thuốc nội tiết tố như trong bệnh suy giáp, bệnh tăng sản thượng bẩm sinh.
- Điều trị các biến chứng của dị tật bẩm sinh.
- Phục hồi chức năng cho các dị tật bẩm sinh về rối loạn vận động, thiểu năng trí tuệ.
5. Dị tật bẩm sinh có dự phòng được không?
Dị tật bẩm sinh có thể dự phòng được nếu ta hiểu biết sâu sắc về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.
+ Phòng bệnh bước 1: hết sức quan trọng để phòng ngừa sự hình thành các hợp tử, phôi, thai bất thường bằng các biện pháp:
Sàng lọc phát hiện người lành mang gen bệnh để quản lý cho lời khuyên di truyền khi hôn nhân và khi có thai.
Tránh và hạn chế tối đa các tác nhân độc hại của môi trường và các yếu tố gây dị tật bẩm sinh.
Tránh sinh con ở tuổi bố mẹ trẻ qua hoặc lớn quá.
Bảo vệ sức khỏe cho phụ nữ mang thai được hưởng một chế độ dinh dưỡng tối ưu
+ Phòng bệnh bước 2? Khi đã phát hiện ra thai bị các dị tật bẩm sinh nặng không có khả năng điều trị được bằng phương pháp chẩn đoán trước sinh thì nên thông báo cho gia đình biết để họ tự chọn phương pháp phá thai.
Trong trường hợp dị tật có khả năng điều trị thì tiến hành điều trị sớm ngay khi còn trong thai hoặc ngay sau sinh.
Ví dụ: Nguy cơ bị bệnh của con
Hình 3. Tật sứt môi