Tài liệu: Cần lưu ý những gì khi đặt ra chế độ bữa ăn?

Tài liệu
Cần lưu ý những gì khi đặt ra chế độ bữa ăn?

Nội dung

CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ KHI ĐẶT RA CHẾ ĐỘ BỮA ĂN?

 

Một loại chế độ đem tổng lượng thức ăn của một ngày phân phối cho từng bữa ăn theo từng số lượng, chất lượng, số lần và thời gian nhất định. Việc sinh hoạt, học tập, làm việc, và lao động thường ngày của mọi người bao giờ cũng được tiến hành một cách có trật tự thông qua một sự sắp xếp nhất định, nên chế độ bữa ăn của mọi người cũng cần phải làm cho hài hòa với những hoạt động ấy, để lượng năng lượng và các loại chất dinh dưỡng đưa vào có thể thích ứng được với sự tiêu hao của cơ thể, đồng thời đảm bảo cho các thành phần dinh dưỡng sẽ được tận dụng hết. Quá trình tiêu hóa thức ăn sau khi vào cơ thể bao gồm các quá trình ức chế hưng phấn của hệ thần kinh trung khu thức ăn, quá trình tiết dịch tiêu hóa của dạ dày, đường ruột và quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

Việc tiến hành những quá trình này có thể thông qua thực tiễn lâu dài mà thích ứng được với các nhu cầu về mặt sinh lí, để hình thành nên một quy luật nhất định, chỉ cần đến thời gian dùng bữa là cơ thể sẽ tự tiết ra dịch tiêu hóa, làm cho thức ăn ăn vào được tiêu hóa, hấp thu và tận dụng.

Khi đặt ra chế độ bữa ăn, trước tiên phải xem xét đến chức năng tiêu hóa của đường ruột dạ dày người ăn, tiếp đến phải sắp xếp tốt thời gian khoảng cách của mỗi bữa ăn, để vừa làm cho người ăn có hứng thú ăn, lại vừa chưa đến mức có cảm giác đói rõ rệt; tiếp đến nữa là việc cung cấp năng lượng và các loại chất dinh dưỡng phải được thích ứng với chế độ nghỉ ngơi, làm việc và sinh hoạt của người ăn. Trên cơ sở này mà xác định số lần bữa ăn cho cả ngày, thời gian cách giữa mỗi bữa và tỉ lệ phân phối lượng thức ăn. Thời gian cách giữa 2 bữa không được quá dài hay quá ngắn. Quá dài sẽ dẫn đến cảm giác đói rõ rệt, thậm chí lượng đường huyết bị hạ xuống quá thấp, không những ảnh hưởng đến hiệu suất công việc mà thậm chí còn có khả năng vì thế mà xảy ra sự cố lao động, quá ngắn thì lại làm cho dạ dày vẫn chưa rỗng, bộ máy tiêu hóa vẫn chưa được nghỉ ngơi cho thật khỏe nên hứng thú ăn chưa mạnh, dù có miễn cưỡng ăn thì cũng không thể được tiêu hóa, hấp thu tốt được. Thời gian các loại thức ăn lưu lại trong dạ dày không giống nhau, thường với các bữa ăn hỗn hợp là khoảng 4 – 5 tiếng, cho nên khoảng cách giữa hai bữa ăn cũng nên ở khoảng này, không nên vượt quá 6 tiếng. Số lần bữa ăn mỗi ngày nên dựa vào khoảng cách thời gian giữa hai bữa ăn mà quyết định. Theo tập quán truyền thống, thì một ngày nhiều nhất là 3 bữa. Thời gian cách giữa mỗi bữa là 5 - 6 tiếng. Khi thời gian làm việc kéo dài thì nên xem xét mỗi ngày ăn 4 bữa hoặc 5 bữa. Tỉ lệ phân phối thức ăn cho các bữa ăn trong mỗi ngày không giống nhau. Sáng sớm ngủ dậy vẫn còn chưa muốn ăn, nhưng thường buổi sáng công việc được sắp xếp tương đối nặng nên để có thể đáp ứng được mức năng lượng cần thiết, bữa sáng phải cố gắng chọn lựa những loại thức ăn có thể tích nhỏ mà năng lượng cao, thường không dùng nhiều rau tươi. Trước và sau bữa trưa là thời gian vàng đối với một người làm việc, bữa ăn vừa đòi hỏi đảm bảo được việc bổ sung mức tiêu hao năng lượng buổi sáng, lại vừa phải dự trữ để dành cho mức tiêu hao năng lượng làm việc buổi chiều, cho nên bữa trưa là bữa ăn nhiều năng lượng nhất trong một ngày, đồng thời đòi hỏi phải có những thức ăn giàu protein và lipit để tương ứng với nó. Còn bữa tối, do đã gần với thời gian nghỉ ngơi và đi ngủ để cho ban đêm dạ dày, đường ruột được nghỉ ngơi điều độ thể tích thức ăn nên gần giống như buổi sáng, mức năng lượng cung cấp cũng nên giữ mức ngang bằng hoặc hơi thấp hơn một chút, đồng thời cố gắng ăn ít những thức ăn giàu đạm và mỡ, nên ăn nhiều thức ăn có chứa cacbohiđrat và rau xanh. Việc sắp xếp thời gian dùng bữa ăn phải có sự kết hợp với thời gian làm việc sinh hoạt và nghỉ ngơi. Trong tình trạng bình thường, bữa sáng nên từ 7 giờ đến 7 giờ 30 sáng, bữa trưa 12 giờ - 12 giờ 30, bữa tối 5 giờ 30 - 6 giờ chiều. Những người làm việc 2 ca hoặc 3 ca, thì việc bố trí bữa ăn ngoài việc kết hợp với thời gian làm việc, nghỉ ngơi ra, khi cần thiết nên một ngày ăn 4 bữa. Thực tiễn và các nghiên cứu đã chọn thấy nếu áp dụng chế độ ăn 3 bữa hoặc 4 bữa, thì tỉ lệ tiêu hóa hấp thu protein đạt tới 85%, hiệu suất làm việc cũng tốt nhất. Trong thực tế còn khá nhiều người thường coi nhẹ bữa sáng trong chế độ ăn 3 bữa, có người ăn rất ít, hoặc chỉ ăn một chút cơm hâm lại với dưa muối, có người thậm chí để bụng đói không ăn, vì thế mức năng lượng do bữa sáng cung cấp phần nhiều chỉ chiếm dưới 20% tổng lượng một ngày, còn xa mới có thể đáp ứng được nhu cầu làm việc và học tập trong buổi sáng, cần thay đổi lại tình trạng này. Thời gian ăn bữa sáng cũng nên ăn sau khi ngủ dậy, chải đầu, rửa mặt hoạt động một chút rồi nghỉ ngơi giây lát, không nên để thời gian cách quãng quá lâu.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2963-02-633565268390691643/Che-do-an-hop-li/Can-luu-y-nhung-gi-khi-d...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận