Tài liệu: Cơ cấu bữa ăn đã được hoàn thiện dần qua thời gian ra sao?

Tài liệu
Cơ cấu bữa ăn đã được hoàn thiện dần qua thời gian ra sao?

Nội dung

CƠ CẤU BỮA ĂN ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THIỆN DẦN QUA THỜI GIAN RA SAO?

 

Là mối quan hệ cấu thành giữa các loại thức ăn trong các bữa ăn của 1 ngày. Cũng có người gọi là cơ cấu thức ăn.

Cơ cấu bữa ăn của người dân trong một nước phải hài hòa, cân đối với việc sản xuất các loại cây làm thức ăn, với thu nhập kinh tế tố chất sức khỏe và thói quen ăn uống của người dân.

Nếu như đòi hỏi quá cao thì không những sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho nhà nước mà còn bất lợi cho sức khỏe của người dân. Một dẫn chứng, điển hình là ở xã hội phương Tây sau Đại chiến thế giới II, đã đề xướng ra thức ăn “3 cao”, tức bữa ăn có protein cao, lipit cao và nhiệt lượng cao, điều này đã mang lại hậu quả xấu cho thể chất của người dân. Ngày nay, sau mấy chục năm, nó đã dẫn đến một số căn bệnh nhà giàu như hiện tượng phát sinh một lượng lớn các ca bệnh động mạch vành, bệnh đái tháo đường, ung thư ruột và ung thư vú đã uy hiếp nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân. Và ngược lại, ở các nước kém phát triển thuộc Thế giới thứ ba, do dinh dưỡng của bữa ăn không thể đáp ứng được nhu cầu sinh lí mà rất nhiều người thấp bé và suy dinh dưỡng, sức đề kháng thấp, đó cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiều bệnh.

Nguyên tắc và căn cứ của cơ cấu bữa ăn hợp lí:

Một bữa ăn hiện nay đang trong quá trình chuyển từ ăn no đến ăn ngon. Nhưng so với các nước phát triển trên thế giới thì vẫn có khoảng cách chênh lệnh. Việc cải thiện cơ cấu bữa ăn cần phải phát huy được những đặc điểm truyền thống trong bữa ăn của dân tộc, kết hợp tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, sao cho vừa phù hợp với nguyên tắc dinh dưỡng, lại vừa phù hợp với tình hình đất nước. Trên cơ sở đó xem xét đến hai mặt sau:

1) Thu nhập bình quân của người dân, sức mua đồ ăn của nhân dân có liên quan chặt chẽ đến mức thu nhập kinh tế.

2) Trình độ sản xuất nông nghiệp của đất nước. Nông nghiệp phát triển, lượng lương thực tăng lên, chủ động nguồn thức ăn cho chăn nuôi phát triển, mức thịt bình quân đầu người sẽ tăng lên, từ đó tỉ lệ protein động vật trong bữa ăn của người dân sẽ tăng lên.

So sánh sự hay dở về dạng cơ cấu bữa ăn của các nuớc:

Loại thứ nhất là bữa ăn kiểu “3 cao” ở phương Tây mà tiêu biểu là nước Mỹ và các nước phát triển ở Châu Âu,... Mức lương thực bình quân đầu người ở những nước này là giữa khoảng 750 - 1500kg, có nguồn lương thực làm thức ăn chăn nuôi và đồng cỏ đầy đủ, ngành chăn nuôi phát triển cung ứng được thức ăn động vật phong phú. Đặc điểm của bữa ăn ở họ là: lượng lương thực dùng ăn hằng năm chỉ là 50 - 75kg, thịt các loại phần lớn tới 100kg, sữa 100 - 150kg. Ngoài ra, còn có một lượng lớn thịt gia cầm, trứng, rau, hoa quả... Mỗi người mỗi ngày bình quân có được trên 100g protein, 130 - 150g lipit, năng lượng cao tới 13807 - 14644kJ (3300 – 3500 kcal).

Do mức bữa ăn quá cao nên đã dẫn đến sự phát sinh một số căn bệnh nhà giàu.

Loại thứ hai là bữa ăn kiểu phương Đông có đặc điểm ăn thức ăn từ thực vật là chính, thường gặp ở các nước đang phát triển. Bởi vì sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế xã hội, và trình độ kỹ thuật ở những nước này đều khá lạc hậu, mức lương thực bình quân đầu người thấp, ngành chăn nuôi cũng chưa phát triển, cho nên lượng cung cấp năng lượng trong bữa ăn là khoảng 8368 – 9623 kJ (2000 – 2300 kcal), protein chỉ khoảng 50g, lipit chỉ 30 - 40g, dẫn đến bệnh thiếu dinh dưỡng tương đối nhiều.

Loại thứ 3 là bữa ăn kiểu Nhật Bản.  Loại này tập trung tổng hợp các đặc điểm của bữa ăn kiểu phương Đông và phương Tây, bổ sung cho nhau nên cơ cấu bữa ăn tương đối hợp lí. Trong đó, thức ăn từ thực vật chiếm tỉ trọng tương đối lớn nhưng thức ăn từ động vật vẫn chiếm số lượng thỏa đáng. Protein động vật trong bữa ăn chiếm 50% tổng lượng đồng thời có nhiều rau xanh trái cây,... lượng năng lượng cung cấp là khoảng 10878kJ (2600 kcal). Protein và lipit đều đạt tới khoảng 80g.

Con đường nâng cao mức protein trong bữa ăn ở các nước đang phát triển còn nên bao gồm:

1) Phát triển sản xuất đậu tương. Đậu tương có gần 40% hàm lượng protein, thành phần axit amin gần với nhu cầu của cơ thể người, gần giống với nhu cầu protein động vật. Hàm lượng protein trong 1kg đậu tương tương đương với hơn 2kg thit lợn nạc hoặc 3kg trứng gà. Tỉ lệ tiêu hóa các chế phẩm từ đậu, như đậu phụ, có thể cao tới 96%. Hàm lượng lipit trong đậu tương chiếm khoảng 20%, trong đó lượng axit béo không no nhiều tới trên 86%, ngoài ra, còn có chứa một vài loại chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể người, như các chất khoáng và vitamin, vì thế là loại thức ăn lí tưởng của mọi người.

2) Đẩy mạnh nuôi thả thủy sản nhân tạo. Nuôi thủy sản tốn ít lương thực, chất thịt ngon, nếu phát triển có kế hoạch thì sẽ có lợi cho việc cải thiện mức dinh dưỡng protein cho cơ thể.

3) Phát triển thức ăn chăn nuôi cho ngành chăn nuôi gia cầm gia súc, cũng là một nguồn cung cấp quan trọng để làm tăng thêm lượng protein trong bữa ăn.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2963-02-633565267557566643/Che-do-an-hop-li/Co-cau-bua-an-da-duoc-ho...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận