CẦN BỐ TRÍ BỮA ĂN NHƯ THẾ NÀO ĐỂ BẢO ĐẢM ĐƯỢC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG HỢP LÍ?
Tức là thiết kế thành phần thức ăn và phương pháp nấu nướng chế biến cho một bữa ăn, dùng để đảm bảo cho việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí. Khi bố trí bữa ăn chú ý một số mặt sau đây:
1) Đặc điểm dinh dưỡng của các loại thức ăn. Như lương thực chủ yếu là có chứa tinh bột và vitamin B1; rau xanh chủ yếu có chứa vitamin C, caroten, chất khoáng và xenlulo; thịt các loại chủ yếu có chứa protein và lipit,... Trên thế giới cho đến nay vẫn chưa tìm ra được một loại thức ăn thiên nhiên nào có thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể người một cách toàn diện, nhưng theo những kinh nghiệm đã tích lũy được qua thực tiễn lâu dài và theo nguyên lí dinh dưỡng học thì việc tận dụng đặc điểm dinh dưỡng của các loại thức ăn để tiến hành bố trí sắp xếp làm thành một bữa ăn có thể đáp ứng được nhu cầu của cơ thể một cách tương đối toàn diện là điều có thể thực hiện được.
2) Các đặc điểm cảm quan về màu, hương vị,... của bữa ăn. Màu sắc bữa ăn hấp dẫn, mùi thơm nức mũi, vị thơm ngon, cộng thêm hình thức và xúc cảm ngon đẹp, sẽ làm cho cơ quan cảm giác của con người vừa mới tiếp xúc với thức ăn là đã có cảm giác dễ chịu về mặt tinh thần, từ đó kích thích cơ thể tiết ra dịch tiêu hóa. Bữa ăn mỗi ngày liên tục thay đổi các loại từ món ăn chính phụ, thay đổi chủng loại, số lượng và phương pháp nấu nướng các món ăn chính, phụ sẽ làm cho trạng thái cảm quan về bữa ăn luôn được trong sự thay đổi thường xuyên, sẽ làm cho các bữa ăn khác nhau hình thành nên các kích thích mới khác nhau đến cơ thể từ đó làm cho trung khu ăn uống trong não người ở vào trạng thái hưng phấn, thúc đẩy hứng thú ăn uống và tiêu hóa.
3) Dung tích bữa ăn và cảm giác no bụng sau bữa ăn. Thức ăn sau khi ăn vào sẽ lưu lại ở dạ dày một thời gian nhất định. Để tránh cho dạ dày đường ruột khỏi bị quá tải, dung tích thức ăn của mỗi bữa ăn không nên quá lớn, nhưng cũng không nên quá nhỏ, để tránh xuất hiện cảm giác đói. Cảm giác đói bụng và no bụng là kết quả tác động tổng hợp của rất nhiều nhân tố đối với cơ thể, mà dung tích thức ăn là một trong những nhân tố quan trọng.
Thành phần của bữa ăn tốt nhất cần đa dạng hóa, tức là được tạo thành từ sự phối hợp thỏa đáng giữa thức ăn thô với thức ăn tinh, giữa thức ăn cứng với thức ăn lỏng, giữa thức ăn đặc với thức ăn loãng.
Thành phần bữa ăn mà tương đối đơn giản thì sẽ được tiêu hóa, hấp thu thanh, chóng đói; thành phần bữa ăn mà tương đối phức tạp thì đòi hỏi thời gian tương đối dài, phải trải qua một quá trình tiêu hóa tương đối phức tạp. Vì vậy, nếu biết bố trí bữa ăn cho hợp lí thì sẽ làm cho việc tiêu hóa hấp thu các thành phần dinh dưỡng trong cơ thể được tiến hành một cách quân bình, không bị đến mức có cảm giác đói hoặc hãy còn no trước khi ăn bữa ăn sau.
4) Tính chất mùa vụ của bữa ăn. Thường về mùa hè, bữa cơm canh nên thanh đạm, đồng thời nên chọn dùng những loại phụ liệu có vị chua cay để tăng hứng thú ăn uống. Về mùa đông, cơ thể cần năng lượng tương đối nhiều, cơm canh nên có vị đậm, tức là dùng những loại thức ăn hoặc có thành phần béo ngậy tương đối nhiều. Ngoài ra, khi bố trí bữa ăn phải chú ý đến thói quen ăn uống của người ăn.