Những kiểu di truyền
Mỗi gen đột biến độc nhất biểu lộ một trong bốn kiểu DT theo thuyết Mendel: ẩn tự thân, trội tự thân, ẩn nối kết với gen X, hoặc trội. Phương pháp phân nhóm các bệnh DT này thường giúp hiểu được biểu hiện lâm sàng của mỗi bệnh (rối loạn). Những khái niệm như cấu trúc cơ bản của phân tử ADN và truyền các thông tin DT, khởi đầu là thông tín viên di truyền ARN (m RNA) và sau đó là tạo ra một peptid, giúp hiểu được cơ sở của các bệnh như đủ loại các rối loạn cấu trúc hemoglobin, chẳng hạn, trong những khác thường tiên phát gồm thay thế acid amin, khuyết đoạn, chuỗi globin kéo dài ra, chuỗi globin hợp nhất với nhau hoặc “lai tạo”. Những khái niệm khác lý giải các cơ chế làm xuất hiện những dị thường DT được thấy rõ trong nghiên cứu các vi sinh vật, chẳng hạn như chức năng có khuyết tật của các gen trấn áp và các gen điều hòa, cũng có thể được ứng dụng để hiểu những bệnh DT ở người.
Khi bàn tới những gen đột biến đơn độc, thì cần đề cập tới một số thuật ngữ cụ thể.
Hợp tử (Zygote): 23 TNS trong tinh trùng tổ hợp với 23 TNS trong trứng (noãn) tạo ra một hợp tử với 23 cặp TNS.
Vị trí chính xác của gen (gen locus) là vị trí đặc thù của một gen cụ thể trong một TNS cụ thể.
Những chuỗi làm nhiệm vụ can thiệp (intervening sequences) nghiên cứu cho thấy những bộ phận mã hóa của một gen bị gián đoạn bởi các chuỗi ADN làm nhiệm vụ can thiệp có độ dài khác nhau.
Intron: những chuỗi làm nhiệm vụ can thiệp nói trên không được xem là tiêu biểu trong mRNA trưởng thành tương ứng với gen. Những sai lạc trong nối ghép các intron, là cơ sở cho phần lớn các typ thường gặp của bệnh thiếu máu vùng biển - beta
Vị trí tương đồng (homologous loci) = mỗi gen có một gen tương đồng với một vị trí giống nhau trong TNS tương đồng; cặp vị trí đồng nhất được gọi là vị trí tương đồng.
Alen (Alleles): Những gen tại vị trí tương đồng được gọi là alen
Những gen alen là đồng đẳng với nhau (ví dụ: ảnh hưởng tới bản chất của cùng một tính trạng) nhưng thường không đồng nhất với nhau; sự biến thiên rộng lớn có thể được quan sát thấy trong nhiều typ protein huyết thanh khác nhau trong số những người cùng chủng tộc hoặc khác chủng tộc. Vì lý do biến thiên DT tồn tại ở nhiều vị trí gen, nên người ta tùy tiện xem một số gen nào đó là những gen đột biến; thường thì sự phân biệt là do nơi gen đột biến có một tác động chính, gây hại.
Dị hợp tử (heterozygous) khi một người có một gen đột biến tại một vị trí trên một TNS nhưng không phải ở vị trí tương đồng của TNS kia thì người đó gọi là dị hợp tử đối với gen đột biến.
Gen ẩn (lép) (recessive gen). Nếu gen gây đột biến không anh hưởng đến cá thể dị hợp tử, thì được gọi là gen lép.
Gen trội (dominant gen): Nếu gen gây đột biến có một hậu quả trong trạng thái dị hợp tử thì gọi là gen trội.
Đồng hợp tử (homozygous): một người có cùng một gen gây đột biến tại cả hai vị trí tương đồng thì gọi là đồng hợp đối vòi gen đó. Những gen ẩn tự thân biểu hiện hậu quả lâm sàng của chúng chỉ có thể mang tính đồng hợp mà thôi.
Những khác biệt, giữa các gen ẩn và các gen trội trở nên tùy tiện nếu việc nhận diện dị hợp tử bằng trắc nghiệm sinh hóa hoặc nếu cá thể dị hợp tử chỉ biểu hiện rối loạn ở mức độ nhẹ. Hơn nữa, những nghiên cứu DTHPT đã chứng minh rằng có nhiều người tưởng là cá thể đồng hợp tử đối với cùng một gen lép tự thân nhưng thực ra lại có hai đột biến khác nhau.
Mỗì kiểu DT theo luật Mendel lại có những đặc tính có thể giúp xác định một chẩn đoán hoặc lập kế hoạch nghiên cứu gia đình, là điều quan trọng để giải thích rõ cho các cha mẹ và một đứa con mắc bệnh (DT).
Di truyền ẩn tự thân
Phả hệ minh họa kiểu DT này (H.3.5.1) cho thấy những nét đặc trưng sau đây: Đứa trẻ của hai cha mẹ dị hợp tử có 25% nguy cơ là đồng hợp tử (nghĩa là một trong hai cơ may DT gen gây đột biến từ mỗi bên cha/mẹ: ; nam và nữ đều chịu ảnh hưởng với tần suất ngang nhau; những cá thể chịu ảnh hưởng hầu như bao giờ cũng được sinh ra chỉ trong một gia đình; những đứa con của người (đồng hợp tử) mắc bệnh tất cả đều là dị hợp tử; và những đứa con của một đồng hợp tử có thể chỉ mắc bệnh nếu người hôn phối là một dị hợp tử đây là một sự kiện hiếm vì lý do tỷ lệ thấp của phần lớn những gen lép đối nghịch trong quần thể nói chung.
Nếu biết được tần số một bệnh DT tự thân thể ẩn, thì ta có thể tính ra tần số của dị hợp tử hoặc người lành mang gen (bệnh) theo công thức Hardy Weinberg:
P2 + 2pq + q2 = 1
trong đó p là tần số của một trong một cặp alen và q là tần số của alen kia. Ví dụ, nếu tần số bệnh xơ nang trong số những người Hoa Kỳ da trắng là 1 trong 2500 (p2) sau đó tần số của dị hợp tử (2pq) có thể tính như sau: nếu P2 = 1/2500, p = 1/50 và q = 49/50; 1 2pq = 2 x 1/50 x 49/50 hoặc xấp xỉ 1/25 (3.92%).
THẾ HỆ
H.3.5.1 Di truyền lép tự thân
Mỗi con người có thể có nhiều gen ẩn hiếm gặp, có hại. Vì lý do những gen gây đột biến này thường là không nhận diện được bằng các test labô, nên dị hợp tử người trưởng thành thường biết được những gen có ẩn hai của mình sau khi sinh ra một được con đồng hợp tử (và do vậy mắc bệnh). Những cha mẹ liên quan thường có nhiều khả năng là dị hợp tử đối với cùng những gen ẩn có hại vì lý do chúng có cùng một tổ tiên. Hôn nhân cận huyết (cùng huyết thống) tuy ít xảy ra những dễ có nguy cơ đẻ ra những đứa trẻ mắc bệnh DT. Dựa vào những nghiên cứu hiện nay, nguy cơ cho những cặp cha mẹ là họ hàng thế hệ thứ nhất đẻ ra một đứa con có khuyết tật DT là gấp đôi tỷ lệ 2-3% nguy cơ ở những cặp cha mẹ khỏe mạnh và không có quan hệ huyết thống.
Di truyền trội tự thân
Phả hệ trong hình 3.5.2 cho thấy cả nam và nữ đều mắc, có nghĩa là di truyền diễn ra từ một bên cha hoặc mẹ sang con, và gen có trách nhiệm gây đột biến có thể xuất hiện do đột biến tự phát của 1 gen.
Hình 3.5.2 Di truyền trội tự thân
H.3.5.1 Di truyền lép tự thân
Di truyền ẩn liên kết với X
Phả hệ trong hình cho thấy chỉ có nam có biểu hiện lâm sàng thôi; những cá thể nam mắc bệnh có liên quan thông qua những cá thể người mang gen (bệnh); tất cả những con gái của cá thể nam mắc bệnh đều là những người lành mang gen gây đột biến (không có biểu hiện lâm sàng); những cá thể nam mắc bệnh không gây bệnh cho cháu trai được sinh ra với người mẹ mang gen (không có biểu hiện bệnh) cá thể nữ may gen có 50% nguy cơ truyền lại. TNS của mình có mang gen đột biến cho mỗi đứa con. Nói cách khác, mỗi con gái của một người mang gen có 50% nguy cơ là người lành mang gen (bệnh), và mỗi con trai có 50% cơ may di truyền gen gây đột biến và mang bệnh mà gen đó gây ra. Do vậy, trong mỗi lần mang thai, người phụ nữ mang gen có 25% xác suất có một con trai mắc bệnh.
Lúc đầu, cả hai TNS X của một hợp tử nữ đều có hoạt tính sự khởi hoạt ngẫu nhiên những phàn của một TNS X trong mỗi tế bào diễn ra ở thời kỳ đầu phát triển thai. TNS X bị khử hoạt, nhân đôi muộn hơn TNS X không bị khử hoạt tính, chính là khối nhiễm sắc giới (Sex chromatin), còn gọi là vật thể Barr, có thể được quan sát thấy trong nhân một tế bào gần màng nhân. Hiện tượng khử hoạt ngẫu nhiên này bảo vệ cá thể nữ mang gen (bệnh) khỏi tác hại của gen gây đột biến trung bình trong 50% số tế bào của mình. Vì lý do này, cá thể nữ mang gen của bệnh ưa chảy máu sẽ có một mức giảm hoạt tính của yếu tố VIII).
Di truyền trội liên kết với X
Có rất ít gen trội liên kết X đã được nhận diện ở người. Hai ví dụ là bệnh còi xương kháng vitamin D và một hội chứng nhiều dị hình (hội chứng Mclnick-Needles) - phả hạ trong hình 5.5.4 cho thấy những nét đặc trưng chủ yếu: cả các cá thể nam lẫn nữ đều mắc bệnh, song nam thường mắc bệnh nặng hơn; rối loạn này được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khách và hết thảy những đứa con gái của một người cha mắc bệnh đều sẽ mắc bệnh, nhưng những đứa con trai thì không.
Hình 5.5.4. Di truyền trội liên kết X
Di truyền nhiều yếu tố
Thuật ngữ di truyền đa yếu tố (multifactorial inheritance) chỉ quá trình theo đó những tình trạng biến thiên một cách liên tục (định lượng) (như chiều cao hoặc huyết áp, chẳng hạn) hoặc một trạng thái bệnh là kết quả của những tác động bổ sung hoặc tương tác của một hoặc nhiều gen với các yếu tố môi trường - khả năng góp phần của gen vào một tính trạng hoặc một rối loạn như vậy gọi là tính di truyền,
Những rối loạn này bao gồm phần lớn các kỳ hình (dị tật) thường gặp (những khuyết tật ống thần kinh, sứt môi, hở hàm ếch, chệch khớp háng bẩm sinh...) và những bệnh đa yếu tố thường gặp ở người lớn (tâm thần phân liệt, tăng huyết áp vô căn, bệnh động mạch vành, đái tháo đường) và ở tuổi thiếu niên (những bệnh dị ứng, một số typ tăng mỡ máu). Con số những gen có dính líu thường không được biết và cả những gen “ít quan trọng” mà tác hại của chúng là kết quả của tác động tích luỹ (mặc dầu mỗi gen có thể là vô hại) lẫn những gen “quan trọng” với ảnh hưởng lớn hơn (do vậy dễ lập bản đồ trong các nghiên cứu DTH) đều có dính líu. Một vài yếu tố trong điều kiện môi trường đã được nhận diện ở người, song những nghiên cứu các điều kiện do di truyền đa yếu tố gây ra và những tác nhân khởi phát trong môi trường của chúng ở súc vật đã nhấn mạnh tính tương thích của chúng. Phải có trong tay nhiều dữ kiện hơn nữa về nhiều người mắc bệnh (DT) và gia đình của họ trước khi có thể quy những bệnh hoặc kỳ hình là do DT đa yếu tố. Có thêm những dữ kiện có thể tiếp cận được trong các nghiên cứu thực nghiệm trên loài chuột nhắt có những rối loạn như vậy sẽ giúp việc lập bản đồ các gen này dễ hơn; bằng cách định vị được vùng đặc biệt trên TNS (những khối TNS còn duy trì được có chứa những chuỗi ADN rất giống nhau giữa các loài) ở người thì những gen nói trên mới có thể nhận diện được. Cách tiếp cận này đã được vận dụng trong bệnh đái tháo đường typ 1 (đái tháo đường ở người trẻ tuổi mang tính DT).
Một số nét DT đa yếu tố thấy giống như DT theo luật Mendel, nhưng ở đây là gen độc nhất gây đột biến song vẫn có nhiều nét DT đa yếu tố thấy khác DT theo luật Mendel. Điều nan giải đặc biệt khó khăn có thể xảy ra trong việc phân biệt giữa một căn nguyên đa yếu tố với một gen bệnh trội tự thân có độ xuyên giảm thiểu. Mặc dầu có thể rất khó chỉ ra căn nguyên đa yếu tố đối với một bệnh ở nhiều trường hợp cá thể song phần lớn những nét DT đa yếu tố vẫn là hoàn toàn khác nhau và tỏ ra là hoàn toàn thích đáng. Những điểm để phân biệt là như sau:
1. Có một tỷ lệ xuất hiện giống nhau (điển hình là 2-10%) trong tất cả những thân nhân thế hệ đầu tiên (cha mẹ, anh chị em, và con cái của đứa trẻ mắc bệnh). Tuy vậy, thường là không tìm thấy gia tăng đáng kể nguy cơ trong những thân nhân có liên hệ xa hơn thế hệ thứ hai về trường hợp chỉ báo đó.
2. Nguy cơ tái xuất hiện có liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh.
3. Một số các rối loạn có thể tiên đoán dựa theo giới, như được chỉ ra bằng một tỷ lệ không ngang nhau giữa nam; nữ. Bệnh hẹp môn vị xảy ra nhiều hơn ở nam, trong khi trật khớp háng bẩm sinh lại xuất hiện nhiều hơn ở nữ. Nơi nào có chênh lệch về giới, thì nguy cơ sẽ cao hơn với những thân nhân của một trường hợp chỉ báo trong đó giới ít gặp hơn. Chẳng hạn, nguy cơ mắc bệnh của con trai mà người mẹ đã mắc bệnh hẹp môn vị hồi tuổi còn bú là 18% so với nguy cơ 5 % đối với con trai mà người cha mắc bệnh đó. Có thể nữ có khả năng nhiều hơn gây ra bệnh di truyền cho con cái của mình.
4. Khả năng hai trẻ sinh đôi cùng trứng cùng mắc một kỳ hình bẩm sinh là chưa tới 100% nhưng cao hơn nhiều so với hai trẻ sinh đôi khác trứng. Khả năng phù hợp về các rối loạn đối với những trẻ sinh đôi một trứng là từ 21% đến 63%. Sự phân bố này ngược lại với phân bố DT theo định luật Mendel, trong đó những trẻ sinh đôi cùng trứng bao giờ cũng chia sẻ một rối loạn do một gen độc nhất gây đột biến.
5. Nguy cơ tái diễn gia tăng nếu có nhiều thành viên trong gia đình mắc bệnh; những trường hợp này thường rất khó phân biệt một căn nguyên đa yếu tố với căn nguyên theo định luật Mendel.
Một ví dụ đơn giản là nguy cơ tái diễn sứt môi một bên và hở hàm ếch là 4%, cho một cặp vợ chồng có một đứa con mắc bệnh và tăng bên 9% cho một cặp có hai đứa con mắc tật này.
6. Nguy cơ tái diễn có thể lớn hơn nếu rối loạn nghiêm trọng hơn, chẳng hạn, trẻ còn bú mắc bệnh phình đại tràng (bệnh Hirschprung) đoạn dài sẽ có nguy cơ nhiều hơn sinh ra đứa con cũng mắc bệnh này so với trẻ mắc bệnh phình đại tràng đoạn ngắn hơn.
Những kiểu di truyền không điển hình
Có một nhận định ngày càng gia tăng nói rằng những rối đoạn do gen đôi khi được DT theo những cách không theo những kiểu thường gặp về DT trội, lép, liên kết X hoặc DT đa yếu tố. Những kiếu DT không điển hình này liên quan đến những bệnh cụ thể, và trong những trường hợp khác có thể ứng dụng cho bất cứ rối loạn DT thực sự nào. Những ví dụ của loại sau này được thể hiện rõ khi một đột biến lại diễn ra vào một giai đoạn phát triển nào đó của một cá thể mà quần thể giao tử trở thành một hỗn hợp những alen bình thường và alen gây đột biến. Những tế bào thân của cá thể có thể cũng tạo ra hoặc không tạo ra một hình khảm bình thường gây đột biến, song, nói chung, cá thể đó không được thừa nhận là một người lành mang gen (bệnh) gây đột biến, ngay cả khi dựa trên trắc nghiệm về tình trạng người lành mang gen. Một ví dụ là: một người mẹ không tỏ ra là một người lành mang gen bệnh liên kết X như bệnh ưa chảy máu A chẳng hạn, ngay cả khi trắc nghiệm ADN các tế bào thân, song lại đẻ ra từ hai con trai trở lên mắc bệnh này - Lý giải hiện tượng này là người mẹ mang những giao tử gây đa đột biến ngoài những giao tử bình thường. Hiện tượng này được gọi là hình khảm giao tử và được nhận ra dễ dàng nhất những rối loạn gắn với X và trội.
Một số bệnh thể hiện một phương thức DT không điển hình vì lý do chúng bắt nguồn từ những đột biến trong ADN ti lạp thể. Ti lạp thể chứa những TNS nhỏ hình tròn mã hoá, cũng như ARN thể ribô và ARN chuyển, 13 phần tử protein có chức năng trong chuỗi hô hấp của bào quan. Những đột biến của hệ gen ti lạp thể (thường là những khuyết đoạn) có thể gây ra những bệnh cụ thể. Những hiện tượng dị thường trong các rối loạn này, trong trường hợp điển hình, được quan sát thấy ở một hoặc nhiều cơ quan não, mắt, và cơ xương. Những ví dụ về các rối loạn này là hội chứng Kearns - Sayre và bệnh dây thần kinh thị giác có tính DT (Leber). Vì lý do ti lạp thể chỉ thực sự được DT từ người mẹ, nên những rối loạn này được truyền từ người mẹ sang con, không phân biệt giới tính (do vậy khác với di truyền ẩn liên kết X). Vì lý do ti lạp thể của một con người tạo ra một hỗn hợp không đồng nhất của typ gen cả bên trong lẫn giữa các tế bào, nên bổ thể ti lạp thể được truyền trong noãn thường không tiêu biểu, cho toàn bộ quần thể ti lạp thể nơi người mẹ. Do vậy, những triệu chứng thay đổi rất nhiều trong nội bộ gia đình, và DT được quan sát thấy có thể là phức tạp hơn so với một kiểu DT đơn giản từ người mẹ. Tuy vậy, việc phát hiện một bệnh cơ hoặc một bệnh thần kinh tưởng rằng đến từ người mẹ song phải được cảnh giác về khả năng một căn nguyên ti lạp thể.
Một typ DT khác không mang tính truyền thống là hậu quả của một hiện tượng được gọi là tạo dấu ấn hệ gen (genomic imprinting) (xem phần này).
Hiện tượng này diễn ra trong dòng tế bào mầm và dẫn đến một sơ vùng của hệ gen được DT khác nhau, tùy thuộc nguồn gốc cha hoặc mẹ. Cụ thể là, những gen tại vùng tương thích bị làm mất hoạt tính về chức năng (tạo dấu ấn) trong khi hình thành giao tử và vẫn mang tính bị khử hoạt trong hợp giao tử được tạo ra. Những gen được tạo dấu ấn trong hai dòng tế bào mầm của cha mẹ là những bộ gen loại trừ lẫn nhau; nếu không con cái có thể không có những bản sao có hoạt tính của những gen thích đáng. Hiện tượng tạo dấu ấn này dẫn tới những hậu quả lâm sàng, trong trường hợp hội chứng Prader - Willi (PWS) chừng hai phần ba, số bệnh nhân này có những vi khuyết đoạn mới của TNS 15, và những khuyết đoạn bao giờ cũng diễn ra trên TNS có nguồn gốc từ người cha. Những khuyết đoạn tương tự được di truyền trên TNS 15 của người mẹ lại không dẫn đến hội chứng này và thực tế lại làm nẩy sinh một rối loạn khác có tên hội chứng Angelman. Trong PWS, gen hoặc những gen tương thích là những gen im lặng, trên TNS 15 của người mẹ; thành thử một khuyết đoạn trên TNS của người cha rời bỏ cá thể mà không có alen có hoạt tính nào (điều ngược lại là dùng cho những bệnh nhân Angelman, mà sự im lặng của các gen chủ chốt của người cha có khuyết vị của người mẹ khiến không thấy có các alen có hoạt tính). Phần lớn bệnh nhi PWS không có khuyết đoạn được thấy là có hai bản sao được DT của TNS 15 của người mẹ và thiếu TNS của người cha. Là vì cả hai TNS của người mẹ đều im lặng trong vùng có khủng hoảng, nên những cá thể này giống những bệnh nhân có khuyết đoạn, không có những bản sao có hoạt tính của gen gây đột biến. Tình huống di truyền cả hai TNS đồng đẳng chỉ bắt nguồn từ một bên cha/mẹ được gọi là quái tượng hai thân dính DT từ một bên cha/mẹ (Uniparental disomy). Một số các cá thể có kiểu hình dị thường đã được quan sát thấy là có quái thai hai thân dính nhau DT từ một bên cha/mẹ đối với những vùng TNS đặc thù. Do vậy ít ra đối với một số vùng của hệ gen, nhất thiết phải có những chuỗi cấu trúc từ mỗi bên cha/mẹ, thành ra ta có thể biểu thị ít nhất một bản sao của những gen tương thích.
Những nguyên lý chung trong đánh giá các rối loạn gen dựa vào lâm sàng
- Tiền sử gia đình âm tính. Một đứa trẻ mắc một bệnh do gen hoặc một kỳ hình thì thường được biết là thành viên mắc bệnh duy nhất của gia đình mình. Điều này phản ánh sự thể tỷ lệ tái xuất hiện là rất thấp đối với những dị thường TNS thường gặp và đối với những bệnh được gán cho là do DT đa yếu tố. Chẳng hạn, nguy cơ tái xuất hiện đối với hội chứng Down có kèm tam thể 21 (thừa một TNS 21) là 1%; với những bệnh được gán cho là do DT đa yếu tố dao động từ 2% đến 10%. Nguy cơ tái diễn những rối loạn kiểu DT theo thuyết Mendel thì cao hơn nhiều (ví dụ: tới 25% với rối loạn ẩn tự thân), song trong những gia đình ít người thì có nhiều khả năng hơn một rối loạn ẩn tự thân sẽ chỉ ảnh hưởng tới một trong số 3 hoặc 4 trẻ chứ không phải hai. Trong trường hợp rối loạn trội tự thân, đứa trẻ có thể chịu ảnh hưởng của một đột biến gen tự phát thay vì do DT một gen gây đột biến từ một bên cha/mẹ có bệnh. Nói chung, một tiền sử gia đình âm tính (không có biểu hiện bệnh DT) có thể gây sai lầm.
- Những yếu tố môi trường - là vì lịch sử gia đình thường là âm tính xét về rối loạn nghi vấn, nên các bậc cha mẹ hay tự trách mình và tìm những yếu tố môi trường có khả năng là nguyên nhân. Người thày thuốc nên đoán trước những cảm nghĩ tội, lỗi của họ và cần trao đổi kỹ về các sự kiện, kể cả việc dùng thuốc, là nhằm tránh quy lỗi không thích đáng cho các bậc cha mẹ có thể đã gây ra các rối loạn bẩm sinh đó.
- Tính di truyền không đồng nhất. Một biểu hiện lâm sàng đơn độc có thể có nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, tăng phenylalanine trong huyết thanh có thể đi kèm với bệnh đái ra phenylceton hoặc không có hoặc thiếu hụt men phenylalanine hydroxylase; không có hoặc thiếu hụt men dihydrop teridine reductase; hoặc thiếu hụt tổng hợp biopterin. Ngoại hình bàn tay nhện có thể là một đặc điểm biệt lập của một người gầy, cao, hoặc cũng có thể là một nét của một số những rối loạn gen, kể cả hội chứng Marfan.
- Tạo ra nhiều hiệu quả typ hình. Một số rối loạn gen tạo ra nhiều nét khác nhau, tất cả đều là hiệu quả tạo ra nhiều typ hình của chỉ một gen độc nhất gây đột biến. Chẳng hạn trong bệnh tăng galactose - máu kinh điển, thì đục nhân mắt, gan to, kém hấp thu nhiễm khuẩn máu sơ sinh và thiếu hụt tâm trí hết thảy đều liên quan đến tình trạng thiếu hụt enzym transferase, là hậu quả tiên phát của gen gây đột biến tự thân thể ẩn. Trong bệnh u xơ thần kinh, một gen trội tự thân độc nhất gây ra những bớt mầu cà kê sữa, những cục dưới da, những u rắn, chứng vẹo cột sống và thiểu năng tâm trí.
- Không phải mỗi bệnh có tính gia đình đều do gen. Những yếu tố môi trường, những nhiễm trùng và sinh quái tượng chẳng hạn có thể giống những bệnh do gen; thảng hoặc, hai đứa con hoặc nhiều hơn của cặp cha mẹ lành mạnh có thể mắc bệnh.
- Xác định kiểu DT đòi hỏi những dữ kiện sâu rộng. Những dữ kiện từ một số ít thành viên trong gia đình không đủ xác lập một kiểu DT. Chẳng hạn, khi một rối loạn được cho là do gen đã xảy ra ở một đứa con trai và con gái của một cặp cha mẹ lành mạnh, thì nó thường được kết luận rằng mỗi đứa đều là đồng hợp tử đối với một gen gây đột biến tự thân thể ẩn - Thế nhưng một dị thường TNS có tính gia đình hoặc một bệnh di truyền đa yếu tố cũng có thể gây ra cùng một kiểu đó, chẳng hạn người cha và đứa con mắc bệnh sứt môi và hở hàm ếch cũng giống bệnh DT tự thân trội.