Tài liệu: Thế giới quan của người mỹ

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hình thành được sự phân tích để miêu tả một thế giới quan của dân tộc Mỹ dường như là một thách thức quá lớn
Thế giới quan của người mỹ

Nội dung

Thế giới quan của người mỹ

Hình thành được sự phân tích để miêu tả một thế giới quan của dân tộc Mỹ dường như là một thách thức quá lớn. Có quá nhiều bối cảnh văn hóa quá dị biệt đại diện cho những nguồn gốc nhập cư mới mẻ khác nhau; sự biểu lộ niềm tin cũng nằm trong một phạm vi rộng lớn như vậy, từ sự vô thần cho đến tinh thần mộ đạo quá nhiệt thành; những mối quan tâm về nơi ăn chốn ở, giải trí và học hỏi cũng thay đổi trên một phạm vi rộng lớn; cũng có những dị biệt to lớn giữa cuộc sống trong một thôn xóm chỉ có những giao lộ nhỏ bé với cuộc sống trong những đô thị khổng lồ của New York. Tuy nhiên, những người nước ngoài thường đồng ý rằng đại bộ phận người Mỹ đã được tiêu chuẩn hóa rất cao về phương diện quan điểm và tính cách. Nói một cách tương đối, điều này là sự thật. Xã hội Mỹ được đánh giá do mức độ rất cao của sự đồng tâm nhất trí và sự đồng thuận toàn thể của xã hội. Có rất ít các tín điều trong lý tưởng người Mỹ - chắc chắn rằng không một điều gì quá cô đọng - như cương lĩnh Phong Trào Cộng Sản chẳng hạn - mà lại được thừa nhận. Dù sao, như các nhà nhân chủng học đã nhìn nhận: một thế giới quan Mỹ vẫn hiện diện và có thể xác định trong những nguyên lý rõ ràng của nó. Vậy thì, thế giới quan này xuất hiện như thế nào - mà vẫn cho phép những nhóm nhỏ cùng những biến đổi riêng lẻ của mình lộ diện ra bên ngoài, mà những yếu tố chính yếu vẫn có thể chuyển tải thành những tiêu điểm rõ ràng.

Tinh thần duy lý và quan điểm cơ-hóa

Về phương diện lịch sử, thế giới quan Mỹ bắt nguồn từ những truyền thống Judaeo-Christian-Hellenistic khi chúng đã pha trộn với nhau và được cách tân suốt những thời đại Phục Hưng, Cải Cách, và cuộc Cách Mạng Kỹ Nghệ ở châu Âu. Qua sự chỉnh sửa của người Mỹ, các truyền thống này lại có những điểm sâu sắc và những tính cách chọn lọc riêng biệt của họ.

Tuy nhiên, những truyền thống Judaeo-Christian có thể tồn tại và ảnh hưởng thành lối sống Mỹ, những khuôn mẫu tư tưởng của người Mỹ (trong các truyền thống này) đã phải nghiêng về khuynh hướng duy lý hơn là khuynh hướng thần bí; khái niệm vận hành của vũ trụ là cơ-hóa. Định đề nền tảng để toàn bộ thế giới quan đứng vững là: vũ trụ là một hệ thống vật chất vận hành theo một phương cách nhất định và theo những qui luật khoa học có thể khám phá được. Vì vậy, người Mỹ sử dụng tôn giáo vào mục đích tổ chức xã hội, nhưng họ chỉ tin tưởng một cách tương đối kém vào những việc như cầu nguyện, nghi lễ và hiến tế để đạt đến những sở nguyện của mình. Thay vào đó, chủ yếu họ chỉ dựa vào việc nghiên cứu có cơ sở khoa học và áp dụng những điều tìm kiếm được từ khoa học. Bởi vì nhìn vũ trụ như một cơ chế, họ hoàn toàn tin tưởng rằng con người có thể điều khiển vũ trụ. Họ không chấp nhận cái nguyên trạng của vũ trụ, họ có thể tác động lên vũ trụ, và khi thu thập đủ tri thức cũng như tận dụng được kỹ thuật các loại, họ có thể thiết kế lại cả vũ trụ giống hơn với sở thích của mình. Từ những căn nguyên này, chắc chắn rằng những điều kiện sống sẽ được cải thiện trong tất cả mọi lãnh vực như vật chất, sinh học và xã hội. Cải thiện có nghĩa là tốt hơn. Tốt hơn có nghĩa là tiến bộ. Người Mỹ đang tiến bộ: chẳng phải là cách mạng hay bảo thủ, chỉ là tiến bộ, tiến lên phía trước. Con người có thể tự mình, trong quan điểm của người Mỹ, giảm thiểu cái đói, cái nghèo, bệnh tật và bất công xã hội - nếu họ tự đặt cho bản thân cái nhiệm vụ đó. Nguyên lý động cơ nền tảng này của nền văn hóa Mỹ đương đại tự diễn đạt như một xu hướng đặt giá trị trọng tâm trên “chủ nghĩa nỗ lực lạc quan”. Bởi vì thế giới quan mang tính duy lý-khoa học hơn là duy linh-thần bí, điều này cũng dẫn người Mỹ đến khuynh hướng hành động thay vì suy tư, dấn thân thay cho sự ẩn thân thụ động. Người Mỹ “tuyên chiến” với nghèo đói, “dập tắt bệnh tật”, “quét sạch” sự dốt nát, lao vào “chinh phục” không gian, cũng giống như tổ tiên họ đã “chinh phục” những vùng hoang dã. Một xu hướng hành động như vậy cũng đặt trọng tâm vào các ngành công nghệ và khoa học hơn là những ngành triết học và các bộ môn nghệ thuật. Xu hướng này cũng đã sản sinh một nền văn minh nông nghiệp, kỹ nghệ và thương mại-tập trung hơn là một nền văn minh giáo sĩ, hàn lâm, quân phiệt, hoặc phong kiến.

Chủ nghĩa kinh nghiệm thực dụng

Đồng thời, điểm nhấn của nền văn hóa Mỹ là chủ nghĩa kinh nghiệm-thực dụng thay vì lý thuyết - giáo điều. Người Mỹ, ở một mức độ đáng kể trong khoa học, thường quan tâm đến các vấn đề như “làm sao biết” (know-how) và “có thể thực hiện” (can-do) hơn là sự thông  thái trừu tượng hoặc những kiến thức xưa cũ. Theo quan điểm về sự vật của người Mỹ thì, kiểm những tính hiệu lực của cơ sở lập luận kiểu Mỹ là phải tiếp tục tăng trưởng tổng sản lượng quốc gia, không ngừng các đột phá mới về y học, và tiếp tục gia tăng cơ hội và phúc lợi xã hội. Đến chừng nào mà cái tiêu chuẩn sống đã được diễn đạt thành sự phân phối rộng rãi các loại hàng hóa tiêu dùng vẫn tăng trưởng, thì mọi sự cho đến lúc đó vẫn được cảm nhận là êm đẹp. Vào những năm của thập niên 1930, khi cái hệ thống hiện đại này sụp đổ trong Cơn Đại Suy Thoái, người Mỹ đã hoang mang sợ hãi và đã được trấn an rằng tất cả bọn họ đã phải sợ hãi vì bản chất của sự sợ hãi là như vậy. Tuy nhiên, điều làm cho họ mất tự tin không phải là sự sợ hãi không nguyên cớ, mà chính là mối lo ngại rất logic rằng cái tiền đề cơ bản nhất của thế giới quan Mỹ là một ảo tưởng không hiện thực.

Tinh thần tôn trọng cá nhân

Khi người Mỹ ngưng nhìn vào vũ trụ và quay sang nhìn vào bản thân cũng như xã hội của mình, tâm điểm của cá nhìn là cá nhân con người chứ không phải là họ hàng, giai cấp, hoặc tập thể mặc dù họ rất hay tham gia vào các tổ chức nhóm, hội. Niềm tin tôn giáo đã thấm sâu vào tinh thần đạo đức của nền văn hóa, và họ cho rằng trách nhiệm đạo đức của một người nằm trong lương tâm của chính họ. Bản chất con người được xây dựng trên tinh thần Cơ Đốc giáo, là tôn giáo chiếm ưu thế trong xã hội, con người vốn đã xấu xa và mang tội từ bản chất, và sự cứu rỗi cá nhân (đó là, sự rửa tội, làm cho con người không bị ô nhục vì những tội lỗi đạo đức) chỉ đến bằng một hành động xúc cảm để đồng nhất với Thượng Đế qua hình tượng của Chúa Jesus (hay mẹ của Ngài, Đức Mẹ Maria). Do vậy, người Mỹ thường bị ray rứt vì sự xung đột và nỗi lo lắng nội tâm. Niềm tin cho rằng việc cải thiện bản thân là một trách nhiệm cá nhân, cũng tạo ra (đến một chừng mực nào đó) cái tư tưởng cho rằng con người là một sinh vật đầy lo lắng, họ chấp nhận cái định đề cho rằng sự xung đột tâm lý là bản chất của sự tồn tại của con người. Nhưng để hạn chế những hậu quả thái quá của loại xung đột như vậy lại có quá ít những biện pháp do tôn giáo hay triết học, so với khoa tâm thần học và những chương trình vệ sinh tinh thần. Các mục sư vừa được xem như là cố vấn tinh thần, vừa là giáo sĩ.

Vị thế và Sự biến động xã hội

Tinh thần tôn trọng cá nhân trong thế giới quan của người Mỹ kết hợp với xu hướng hành động thực dụng, lại dẫn đến việc xem trọng sự thành đạt cá nhân và sự biến chuyển của xã hội. Không phải tầng lớp xã hội nổi tiếng, mà chính sự thành tựu - trong - cuộc sống là điều được coi trọng. Theo chủ nghĩa bình quân của Mỹ và những định đề của nó, do sự kết hợp của những tính cách thì mọi người sinh ra đều bình đẳng. Trước hết, mọi người Mỹ phải tự chứng tỏ với chính bản thân mình, sau đó mới cần chứng tỏ bản thân trước bạn bè, đồng đội. Họ phải tự xem mình đang ở trong một dòng chảy trong tổ chức xã hội. Trong một nền văn hóa có nền tảng thương mại, đồng tiền phục vụ cho chức năng này. Tiền bạc là thước đo sự thành công và chứng thực cho những nỗ lực của một con người, và do vậy, tự chính bản thân mỗi người bằng cách tạo ra những phương tiện cho chính mình để chiếm hữu những biểu tượng biểu lộ cho sự thành công như tốt nghiệp đại học, một chiếc xe ngoại chọn lọc đặc biệt đắt tiền, hay một căn nhà to lớn tọa lạc trong một khu vực sang trọng.

Thế giới quan của các xã hội cổ xưa hơn hiện nay ở châu Âu có cấu trúc - nghiêng - về - khuynh hướng - vị thế - con người luôn phản đối cái gọi là “tính coi trọng vật chất trong chủ nghĩa Mỹ”. Đồng thời, đặc điểm chính của những phong trào cách tân cách mạng của thế giới sau thời kỳ thực dân kể từ Thế Chiến Thứ Hai - cái khát vọng mãnh liệt của các quốc gia được gọi là kém phát triển - là phải học hỏi và nắm bắt cho được những kỹ thuật về khoa học vật chất xuất phát từ một loại thế giới quan, đã sản sinh ra sự phát triển mạnh mẽ nhất cho dân tộc và đất nước Mỹ.[1]




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2596-02-633541297842782500/Van-hoa-va-the-gioi-quan/The-gioi-quan-cu...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận