Tài liệu: Hen phế quản

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Hen phế quản (HPQ) là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mạn tính ở tuổi thiếu niên, thường khiến trẻ phải nghỉ học
Hen phế quản

Nội dung

Hen phế quản

Hen phế quản (HPQ) là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh mạn tính ở tuổi thiếu niên, thường khiến trẻ phải nghỉ học. Trước tuổi dạy thì, HPQ xảy ra ở trẻ trai gần gấp đôi trẻ gái, sau đó tỷ lệ ngang nhau. HPQ có thể dẫn tới những xáo trộn trong đời sống tâm lý gia đình. Tuy vậy, nếu điều trị tốt, thì thường kiểm soát được các triệu chứng. Hiện nay không có định nghĩa được mọi người chấp nhận về HPQ, có thể là:

1) Tính phản ứng quá mức của đường thở đối với đủ loại các kích thích, hoặc

2) Tính hồi phục cao của tình trạng tắc nghẽn đường thở, tự phát hoặc do kết quả điều trị.

HPQ còn được gọi là bệnh phản ứng của đường thở, hoặc viêm phế quản khó thở, thở khò khè có kèm nhiễm virus, và HPQ liên quan đến dị ứng. Ngoài co thắt phế quản, viêm là một yếu tố sinh bệnh quan trọng. Những yếu tố như tế bào bón, bạch cầu ưa acid, tế bào lympho T, đại thực bào và bạch cầu trung tính được kích hoạt đóng vai trò then chốt trong hiện tượng viêm của HPQ.

Những đường thở cỡ > 2mm lẫn < 2mm đều có thể dính líu vào cơn HPQ. Tính phản ứng quá mức của đường thở, mặc dầu không chỉ giới hạn ở người HPQ, là một phần nội tại của bệnh và thường hiện diện ở hầu hết những người HPQ. Tính đáp ứng quá mức này chính nó biểu hiện thành co thắt phế quản sau khi tập thể dục; nếu tiếp xúc tự nhiên với những mùi nặng (khó ngửi) hoặc các loại khói gây kích ứng như sulfur dioxid, khói thuốc lá, hoặc không khí lạnh chẳng hạn, hoặc chủ tâm tiếp xúc trong phòng thí nghiệm với các chất hít có chứa histamin hoặc methacholin.

Tính kích ứng mạnh này của đường thở là một chỉ báo khách quan nhạy cảm của HPQ, ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng nào. Tăng tính phản ứng đường thở diễn ra khi có nhiễm trùng đường hô hấp do virus, sau khi tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong không khí và với các dị nguyên hoặc các hóa chất nghề nghiệp ở những người được mẫn cảm.

Những dữ kiện về tính di truyền của HPQ được xem là di truyền đa gen hoặc nhiều yếu tố quyết định. Một đứa trẻ có một cha/mẹ mắc HPQ có nguy cơ chừng 25% mắc HPQ; nguy cơ này gia tăng chừng 50% nếu cả hai cha mẹ cùng mắc. Tuy vậy, HPQ không hiện diện phổ quát trong số những trẻ sinh đôi đơn hợp tử (tức là 2 tinh trùng thụ tinh với cùng 1 trứng). Tính dễ co thắt phế quản khi tập luyện thì giống nhau ở hai trẻ sinh đôi một trứng nhưng lại khác nhau ở hai trẻ khác trứng (song hợp tử). Trắc nghiệm tính nhạy cảm của phế quản khi tập luyện có ý nghĩa chứng minh những người thân thích của những trẻ em mắc bệnh không mắc bệnh. Bẩm chất di truyền kết hợp với các yếu tố môi trường có thể lý giải phần lớn các trường hợp HPQ ở trẻ em.

Trẻ em dễ mắc HPQ trong những điều kiện nào?

HPQ có thể khởi phát ở bất cứ lứa tuổi nào. Chừng 30% đã có triệu chứng lúc 1 năm tuổi, trong khi 80-90% trẻ HPQ có triệu chứng đầu tiên trước 4-5 tuổi. Tiến trình và mức nghiêm trọng của bệnh hen thì khó đoán trước. Đa số trẻ mắc bệnh chỉ có những cơn trong những hoàn cảnh đặc biệt nào đó nhưng ở mức nhẹ và trung bình và thường được xử trí dễ dàng. Một số ít lâm vào tình trạng nặng, cơn hen khó dứt, triền miên chứ không phải theo mùa; đứa trẻ mất đi nhiều khả năng, phải bỏ học, bỏ hoạt động vui chơi và khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Mối quan hệ giữa tuổi phát bệnh với tiên lượng bệnh không chắc chắn; những trẻ mắc bệnh nặng nhất thường có triệu chứng khò khè ngay từ năm đầu và trong gia đình có người mắc bệnh HPQ và những bệnh dị ứng khác (nhất là viêm da dị ứng), những trẻ này có thể chậm lớn (tuy về sau chiều cao vẫn phát triển bình thường), lồng ngực bị biến dạng do phổi luôn bị ứ khí.

Tiên lượng trẻ mắc bệnh HPQ nói chung là tốt. Chừng 50% bệnh nhi sẽ không còn triệu chứng đến lứa tuổi 10 - 20; song đến tuổi trưởng thành lại dễ tái phát. Những trẻ cơn hen nhẹ khỏi phát giữa 2 năm tuổi với tuổi dạy thì đã lui bệnh chừng 50%, chỉ chừng 5% là nặng. Trái lại, bệnh hiếm khi dứt ở trẻ em có cơn hen nặng lệ thuộc vào steroid (corticoid) và phải vào viện nhiều lần; chừng 95% trở thành người lớn HPQ.

Đáng chú ý là thập kỷ gần đây, tỷ lệ mắc và tử vong do HPQ có chiều hướng gia tăng. Những nguy cơ gia tăng HPQ gồm: tình trạng nghèo khổ, người da mầu, tuổi người mẹ dưới 20 lúc đẻ, cân nặng của trẻ lúc đẻ chưa tới 2500g, nhà ở chật chội, gia đình đông người và trẻ còn bú tiếp xúc nhiều với các DN (ví dụ trên 10 microgam DN có trong 1 gam bụi nhà). Những yếu tố nguy cơ bổ sung là bệnh nhiễm trùng hô hấp xảy ra thường xuyên ở lứa tuổi trẻ nhỏ và việc chăm sóc của cha mẹ chưa được như mong muốn. Những trẻ nào dễ xuất hiện những cơn tắc nghẽn đường thở nặng, đột ngột và những trẻ lớn hơn mắc bệnh HPQ mạn tình lệ thuộc steroid thì thường có nguy cơ tử vong cao.

Cơn HPQ xảy ra theo cơ chế nào?

Những triệu chứng tắc đường thở trong HPQ là do co thắt phế quản, tăng tiết niêm dịch (đờm), phù niêm mạc, thâm nhiễm tế bào và bong ra các tế bào biểu mô bị viêm của đường hô hấp. Đủ loại các yếu tố kích thích mang tính DU và không đặc hiệu đứng trước tình trạng tăng phản ứng đường thở phát khởi đáp ứng co thắt phế quản và đáp ứng viêm. Những yếu tố kích thích này bao gồm những DN bị hít phải như sinh vật acarien của bụi nhà, phấn hoa, nấm, con gián, những DN từ mèo, chó, những protein thực vật, nhiễm trùng do virus, khói thuốc lá, các chất ô nhiễm trong không khí, những mùi, một số thuốc (như các thuốc chống viêm không steroid...), không khí lạnh và luyện tập.

Hình 4.2.1. Sinh vật acarien (phóng đại)

Hình 4.2.2.

Phấn hoa được phóng đại 1.850 lần. Giống phần lớn các loại có trong không khí, phấn hoa gây phản ứng dị ứng kiểu quá mẫn tức thì thông qua vai trò các IgE và tế bào bón.

Những chất trung gian hóa học mới được tổng hợp và tích trữ được giải thoát khỏi các tế bào bón của niêm mạc tiếp theo kích thích không đặc hiệu hoặc gắn các DN vào tế bào bón kết hợp IgE... những chất trung gian như histamin, các leucotrien (và yếu tố kích hoạt tiểu cầu) phát khởi hiện tượng thắt phế quản, phù niêm mạc và các đáp ứng miễn dịch. Đáp ứng miễn dịch khởi đầu làm phế quản co thắt có thể được điều trị bằng các tác nhân đồng vận thụ thể beta-2 (như terbutal, chẳng hạn) và có thể ngăn ngừa bằng các tác nhân làm ổn định tế bào bón (như cromolyn hoặc nedocromil). Phản ứng muộn diễn ra sau 6-8 giờ, tạo ra một tình trạng liên tục đáp ứng quá mức của đường thở với sự thâm nhiễm tế bào ưa acid và tế bào trung tính, có thể điều trị và ngăn chặn bằng steroid (như corticoid) và có thể ngăn chặn bằng cromolyn hoặc nedocromil.

Tắc nghẽn tỏ ra nghiêm trọng nhất trong thì thở ra vì lý do những đường thở bên trong lồng ngực bình thường trở nên nhỏ hơn vào thì thở ra. Mặc dầu tắc đường thở là tình trạng lan tỏa song không phải hoàn toàn như nhau ở khắp các vị trí hai phổi. Có nhiều phân thùy hoặc tiểu phân thùy phổi bị sẹo khiến tình trạng thông khí và tưới máu trở nên rất hạn chế.

Ứ khí làm giảm dãn suất[1], hậu quả là phải cố gắng thở nhiều hơn. Các áp lực qua phổi gia tăng cần thiết cho động tác thở ra qua các đường thở bị tắc nghẽn có thể làm hẹp thêm thậm chí làm bít tắc hoàn toàn một số đường thở trong thì thở ra khiến tạo ra nguy cơ tràn khí vào màng phổi do thủng màng phổi và phế nang, tăng áp lực trong lồng ngực còn làm cản trở tuần hoàn tĩnh mạch và làm giảm xuất lượng máu của tim (giảm lượng máu tim cung cấp cho hệ đại tuần hoàn).

Tình trạng thông khí và tưới máu không thỏa đáng, giảm thông khí phế nang và tăng lao động thở sẽ dẫn tới hậu quả làm thay đổi các áp lực khí trong máu (hình 4.2.3): giảm o xy máu và hậu quả là tình trạng nhiễm toan có thể làm co thắt mạch máu phổi, cuối cùng có thể làm tổn thương các tế bào phế nang ( typ II), và làm giảm sản xuất chất căng bề mặt. Chất căng bề mặt (surfactant) là một tác nhân kích hoạt bề mặt, tựa như xà phòng hoặc một chất tẩy tổng hợp, do tế bào phế nang typ II chế tiết ra, có chức năng duy trì tính đàn hồi của nhu mô phổi), do vậy càng làm trầm trọng thêm tình trạng sẹo phổi.

Hình 4.2.3. Cơ chế sinh bệnh HPQ

(PO2 = áp lực riêng phần oxy, PCO2 = áp lực carbon dioxid)

Những nguyên nhân gì gây ra HPQ?

HPQ là một rối loạn phức hợp lôi cuốn sự tham gia của các yếu tố thần kinh tự chủ, miễn dịch, nhiễm trùng, nội tiết và sinh lý với mức độ khác nhau tùy từng người bệnh. Việc kiểm soát đường kính các đường thở (phế quản và tiểu phế quản) có thể được xem là một thế cân bằng giữa các lực của hệ thần kinh và hệ nội tiết. Hoạt tính thần kinh gây co thắt phế quản thông qua vai trò trung gian (phần tạo ra acetylcholin) của hệ thần kinh tự chủ. Những đoạn cuối cảm giác của dây thần kinh phế vị (gọi là dây X thuộc hệ đối giao cảm) trong lớp biểu mô đường thở, được gọi là những thụ thể gây ho và kích thích làm co thắt cơ trơn phế quản.

* Yếu tố miễn dịch. ở một số bệnh nhi được gọi là HPQ ngoại sinh hoặc HPQ dị ứng, thì những đợt vượng phát là do tiếp xúc với những yếu tố môi trường như bụi phấn hoa và lông súc vật. Thường thì, những bệnh nhi này có nồng độ cao cả IgE toàn phần lẫn IgE đặc hiệu chống lại các DN có liên quan. Ở một số bệnh nhi khác, có biểu hiện lâm sàng HPQ tương tự, lại không có bằng chứng liên quan đến IgE. Hình thái HPQ này thường gặp nhất ở trẻ 2 năm tuổi và ở người trưởng thành (HPQ phát khởi muộn) được gọi là HPQ nội sinh.

Những tác nhân virus là tác nhân nhiễm trùng quan trọng nhất phát khởi HPQ. Ở tuổi còn bú, virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus á cúm thường có dính líu nhiều nhất; ở trẻ lớn hơn thường là virus gây viêm mũi. Càng lớn thì virus cúm có vai trò quan trọng hơn. Những tác nhân virus này có thể tác động làm khởi phát HPQ thông qua kích thích các thụ thể của dây thần kinh phế vị.

* Yếu tô nội tiết. HPQ có thể trở nên trầm trọng thêm trong mối liên quan đến tình trạng mang thai và những kỳ kinh, nhất là trước khi hành kinh, hoặc có thể khởi phát ở phụ nữ lúc mãn kinh. HPQ có thể được cải thiện ở một số thiếu nữ tuổi dậy thì. Tình trạng ưu năng tuyến giáp làm gia tăng mức nghiêm trọng của HPQ; cơ chế nội tiết này chưa rõ.

* Yếu tố tâm . Những yếu tố cảm xúc có thể làm phát khởi các triệu chứng ở nhiều trường hợp trẻ em và người lớn HPQ, thế nhưng những nét đặc trưng cảm xúc hoặc hành vi “lệch chuẩn” lại ít gặp hơn so với những trẻ khác có bệnh đau ốm mạn tính. Ngược lại, ảnh hưởng của bệnh mạn tính trầm trọng như HPQ chẳng hạn lên cái nhìn của trẻ em về bản thân, cái nhìn của cha mẹ chúng đối với chúng thì thật tai hại. Những xáo trộn cảm xúc hoặc hành vi có liên quan chặt chẽ nhiều hơn đến việc không kiểm soát được HPQ so với chính mức nghiêm trọng của cơn hen; do vậy, thái độ can thiệp khéo léo trong điều trị có thể có một tác động quan trọng.

HPQ diễn ra như thế nào?

Đợt vượng phát của HPQ có thể bắt đầu kiểu cấp diễn hoặc âm thầm. Những đợt cấp diễn thường xảy ra nhiều nhất do tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, chẳng hạn như không khí lạnh và những khói độc hại (thuốc lá, sơn ướt, hoặc tiếp xúc với những DN hoặc những hóa chất đơn thuần như aspirin hoặc các chất có lưu huỳnh) khi tắc nghẽn đường thở diễn ra nhanh chóng trong vài phút thì nhiều khả năng là do co thắt cơ trơn tại những đường thở kích thước lớn. Những đợt vượng phát do nhiễm virus đường hô hấp thúc đẩy thì bắt đầu chậm hơn, ho và cò cử tăng đần trong vài ngày về cường độ và tần số. Vì lý do sự thông thoáng đường thở giảm đi vào ban đêm, nên có nhiều trẻ thường lên cơn vào thời gian này. Những dấu hiệu và triệu chứng HPQ gồm: ho ngắn không có đờm lúc đầu; khò khè, thở nhanh khó thở với thì thở ra kéo dài và co kéo các cơ hô hấp phụ; xanh tím; lồng ngực căng vì ứ khí; nhịp tim nhanh với mức độ khác nhau tùy giai đoạn và tính nghiêm trọng của cơn hen. Có thể ho mà không có khò khè hoặc khò khè mà không ho; thở nhanh có thể không có tiếng khò khè.

Khi lâm vào tình trạng suy thở nguy kịch, thì dấu hiệu chính của HPQ là khò khè có thể không còn nghe thấy nữa; trong những trường hợp này, chỉ sau khi dùng thuốc làm dãn phế quản (salbutamol, chẳng hạn) để làm giảm bớt tắc nghẽn đường thở đủ cho không khí có thể đi qua để gây ra tiếng khò khè. Hơi thở ngắn tới mức khiến đứa trẻ khó đi lại hoặc thậm chí không muốn chuyện trò. Khi tắc nghẽn nặng; bệnh nhi phải chọn một tư thế ngồi đặc biệt mới thở được. Thở ra thì đặc biệt khó khăn là vì đường thở bị bịt lại sớm khi thở ra, nhưng nhiều trẻ lúc hít vào cũng khó. Trẻ thường kêu đau bụng, nhất là trẻ nhỏ, là do sử dụng quá căng các cơ bụng và cơ hoành.

Khí tắc nghẽn nặng, trẻ phải hết sức cố gắng thở nên vã nhiều mồ hôi; hơi sốt, đơn thuần là do thở quá vật vã và trẻ tỏ ra rất mệt. Giữa các đợt vượng phát, trẻ có thể hoàn toàn không có triệu chứng gì và khám nghe phổi cũng không thấy dấu hiệu gì.

Chăm sóc trẻ HPQ tại nhà như thế nào?

Dựa vào tiền sử, thăm khám thực thể, test dung tích phổi và nhu cầu dùng thuốc, bệnh nhi HPQ có thể được phân loại thành bốn nhóm (1) có cơn ngắt quãng nhẹ, (2) cơn dai đẳng nhẹ, (3) cơn dai dẳng trung bình, và (4) cơn dai dẳng nặng (bảng 4.2.1).

Bảng 4.2. 1. Phân loại mức độ nặng/nhẹ của HPQ

TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ[2]

TRIỆU CHỨNG[3]

CƠN HEN BAN ĐÊM

CHỨC NĂNG PHỔI

* Mức 4

Nặng

Dai dẳng

Triệu chứng diễn ra liên tục

Hạn chế hoạt động thể lực

Nhiều đợt Vượng phát

Thường xuyên

* FEV hoặc PEFR < 600 %

Tính khả biến PEFR > 30%

* Mức 3

Trung bình

Dai dẳng

Triệu chứng diễn ra hằng ngày

Hằng ngày dùng thuốc xịt đồng vận beta 2 (ventolin) tác dụng nhanh

Những cơn vượng phát ảnh hưởng đến sinh hoạt

Trong 1 tuần > 1lần

* FEV hoặc PEFR >60% - < 80%

Tính khả biến PEFR: 30%

* Mức 2

Nhẹ

Dai dẳng

Số đợt vượng phát > 2 lần trong tuần, có thể kéo dài vài ngày.

Triệu chứng > 2 lần/ tuần nhưng < 1 lần/ ngày

Đợt vượng phát có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt.

> 2 lần trong một tháng

*FEV hoặc PEFR > 80%

Tính khả biến PEFR 20-30%

* Mức 1

Nhẹ

Ngắt quãng

Triệu chứng < lần/ tuần

Giữa các đợt thì không có các triệu chứng và PEFR bình thường

Những đợt vượng phát ngắn (từ vài giờ đến vài ngày)

< 2 lần trong tháng

* FEV hoặc PEFR < 80%

Tính khả biến PEFR, 20%

Mức nặng nhẹ của những đợt HPQ vượng phát cấp diễn được phân loại như sau (bảng 4.2.2)

Bảng 4.2.2. Mức độ của đợt HPQ vượng phát cấp diễn

NHẸ

TRUNG BÌNH

NẶNG

NGỪNG THỞ TRƯỚC MẮT

Triệu chứng

 

 

 

 

* Không thở

Trong khi đi lại

Trong khi chuyện trò (trẻ còn bú: khóc yếu, ngắn tiếng, bú khó)

Trong lúc nằm yên (trẻ còn bú: không bú)

 

* Nói chuyện

Có thể nằm xuống

 

 

 

* Tâm trí

Từng câu dài có thể náo động

Thích ngồi, Câu ngắn, Thường náo động

Ngồi thẳng lưng Từng từ Náo động

Ngủ gà hoặc lú lẫn

Dấu hiệu

 

 

 

 

* Tần số thở

Tăng

Tăng tần số thở lúc trẻ tỉnh

Thường > 30 l/phút

 

* Co kéo

Thường là không

 

Thường có

 

* Khò khè

Trung bình, thường chỉ nghe thấy cuối thì thở ra

 

Thường to: suốt kỳ thở ra, hít vào

Kịch phát: ngực bụng không nghe thấy

* Mạch/phút

<100

 

 

Nhịp tim chậm

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ NGHIÊM TRỌNG

* Đo PEFR: < 50% so với bản thân là báo hiệu đợt vượng phát nặng

* Ghi nhận các dấu hiệu hoặc triệu chứng: mức độ ho, không thở, khò khè; có co kéo trên dưới xương ức là báo hiệu đợt vượng phát nặng.

TRỊ LIỆU BAN ĐẦU

* Dùng thuốc xịt (ventolin) tác dụng ngắn: có thể tới ba lần, mỗi lần 2-4 xịt, cách 20 phút (xem phụ bản 4-2).

Hình 4.2.4. Hướng dẫn xử lý HPQ trẻ em tại nhà

Việc phân loại mức độ nặng nhẹ tạo thuận lợi để mô tả cách tiếp cận điều trị theo từng bước.

- HPQ nhẹ ngắt quãng. Những trẻ này có những đợt vượng phát với tần số khác nhau, có thể tới 2 lần mỗi tuần, PEFR giảm đi không quá 20%, chúng đáp ứng tốt với thuốc làm dãn phế quản trong 24 - 48 giờ: nói chung, với những trẻ này không cần dùng thuốc trong thời gian giữa những đợt vượng phát, khi trẻ không có triệu chứng tắc nghẽn đường thở. Trẻ HPQ nhẹ vẫn học tập tốt, tập luyện không gặp trở ngại và vẫn ngủ ngon giấc. Không có tình trạng ứ khí trong lồng ngực, chụp X quang phổi bình thường, thử chức năng phổi bình thường, tình trạng tắc nghẽn đường thở được hồi phục; không tăng thể tích phổi.

Bất luận mức độ nặng và tần số cơn ra sao, vẫn cần thiết lập một mối quan hệ tất giữa thầy thuốc với bệnh nhi và gia đình. Họ cần được hiểu rõ về HPQ, về nguyên nhân và cách dự phòng. Họ cũng cần hiểu rõ về tác dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc và biết cách sử dụng các bình xịt (xem phụ bản 4.2), kế hoạch xử lý hàng ngày nên viết ra trên giấy; những kế hoạch hành động được viết ra dựa vào các triệu chứng (và PEFR) để hướng dẫn việc điều trị cơn HPQ cấp diễn có thể là rất quan trọng cứu sinh mạng cho trẻ. Kế hoạch hành động nên gồm cả số điện thoại của thầy thuốc và phòng cấp cứu, nguồn chuyển vận nhanh chóng tới cơ sở cấp cứu, và những người khác có khả năng hỗ trợ lúc gặp tình huống nguy kịch.

- HPQ nhẹ dai dẳng. Những triệu chứng xảy ra hơn hai lần trong tuần, những cơn hen ban đêm có thể xuất hiện hơn 2 lần mỗi tháng. Các thông số dung tích phổi ở mức ít nhất 80% so với bình thường. Những bệnh nhi này thường cần được trị liệu chống viêm, hằng ngày thường dùng cromolyn hoặc nedocromil đành rằng dùng thuốc xịt corticoid có thể là hữu hiệu hơn. Dùng theo phyllin giải phóng chậm thì rẻ tiền hơn. Thuốc đối kháng leucotrien (montelukast, zafirlukast) có thể là thuốc uống luân phiên, tùy thuộc tuổi bệnh nhi.

- HPQ dai dẳng mức trung bình. Ở những trẻ này, triệu chứng xuất hiện thường xuyên hơn với HPQ nhẹ, trẻ thường ho và khò khè giữa những đợt vượng phát. Việc học tập có thể gặp trở ngại, việc tập luyện giảm sút vì ho và khò khè, trẻ có thể mất ngủ ban đêm, nhất là trong những đợt vượng phát. Những trẻ này thường cần được điều trị liên tục bằng cromolyn, nedocromil hoặc thuốc xịt corticoid mới khống chế có hiệu quả triệu chứng.

- HPQ dai dẳng nặng. Những trẻ này có tiếng khò khè rõ hằng ngày, và ngày càng có những đợt vượng phát nặng. Trẻ thường phải nghỉ học, thường phải nhập viện, đêm mất ngủ vì cơn hen và khó chịu đựng được tập luyện. Đường kính lồng ngực trước sau thường to ra trên phim chụp X quang. Thuốc chống viêm có thể phải uống liên tục, phải dùng thuốc xịt corticoid đều đặn kể cả corticoid uống. PEFR thường ở mức dưới 60% và khả năng hồi phục kém sau khi dùng liệu pháp làm dãn phế quản.

Xử lý cơn HPQ cấp diễn ra sao?

Trẻ HPQ nhẹ chỉ phải dùng thuốc dãn phế quản khi có triệu chứng, và phần lớn những đợt vượng phát đều tỏ ra đáp ứng thỏa đáng với các thuốc kích thích adrenalin, trước hết là khí dung (albuterol, terbutalin...). Dùng levalbuterol có lợi hơn albuterol vì lý do ít ảnh hưởng hơn đến tim. Dùng một buồng khí dung sẽ tăng cường đưa thuốc tới các phế quản nhỏ, nhất là đối với trẻ nhỏ khó hợp tác (dưới 3 tuổi). Hít chậm cũng làm tăng khả năng đưa thuốc vào sâu trong phổi là vì hít nhanh khiến thuốc đọng lại thành các phân tử bám vào họng. Nên ngừng thở chừng 10 giây để thuốc lắng đọng trong phổi - nếu là tắc phế quản nặng hoặc vừa thì dùng một máy nén tạo ra lớp khí mù mịt sẽ có hiệu quả hơn so với dùng bình xịt, dùng cách này rất có lợi cho trẻ con bú. Nên dùng những thuốc nước có chứa các tác nhân đồng vận beta (ventolin, bricanyl) uống có sẵn cho trẻ uống. Có thể dùng thêm theophyllin uống, nếu cần trị liệu, thường ngừng dùng thuốc sau vài ngày.

HPQ do luyện tập

Dùng thuốc xịt đồng vận beta (ventolin) ngay trước lúc tập luyện là cách dự phòng hữu hiệu nhất HPQ do tập luyện. Nên dùng một chiếc khăn quàng cổ hoặc mặt nạ phòng lạnh để sưởi ấm và làm ẩm không khí trước khi xịt thuốc. Xịt albuterol thường dự phòng được 4 giờ; xịt salmeterol (không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi) dự phòng được 12 giờ, xịt salmeterol sẽ kém hiệu quả hơn nếu trước đó đã dùng nó liên tục trong 1 tuần, dù chỉ 1 lần trong ngày. Salmeterol phải dùng 30 phút trước khi tập. Xịt cromolyn hoặc nedocromil thời gian ngắn trước khi tập cũng tỏ ra hữu hiệu song chỉ hữu hiệu trong giờ đầu. Thuốc đối kháng leukotrien cũng ức chế cơn hen do tập luyện tới 24 giờ và không mất đi hiệu lực dự phòng sau khi dùng hằng ngày với thời gian kéo dài tới 12 tuần. Theophyllin cũng có tác dụng tương tự song có khi phải dùng liều cao và liên tục để duy trì được những nồng độ thỏa đáng trong máu. Nếu chỉ dùng với một thứ thuốc chưa đạt hiệu quả thỏa đáng thì dùng phối hợp hai hoặc ba thứ thuốc sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Bằng cách nào giảm bớt tính nghiêm trọng và tử vong của HPQ?

- Tránh gây căng thẳng

Những căng thẳng cảm xúc chung quanh người HPQ sẽ được làm giảm bớt tốt nhất bằng cách từ tốn trao đổi với các bậc cha mẹ về tình trạng khó khăn của đứa trẻ và tránh “quan trọng hóa quá mức” bệnh tình của trẻ và bằng cách xem xét kỹ lưỡng cùng với cha mẹ về những vấn đề có thể là đầu mối xung khắc giữa cha/mẹ với đứa con. Việc dùng những thuốc trấn tĩnh hoặc an thần nhằm thay thế cho cố gắng giải quyết những mắc mớ đó thì rất nên tránh. Khi kiểm soát được cơn hen thì không khí căng thẳng sẽ được cải thiện.

- Những yếu tố khiến bệnh tình nặng thêm

Có đủ loại các yếu tố khiến HPQ vượng phát hoặc khiến việc điều trị kém hiệu quả: dị ứng phế quản phổi, những thuốc chống viêm không có steroid, tình trạng mang thai, viêm xoang.v.v..

Viêm xoang mạn tính có thể do viêm qua trung gian miễn dịch và không do nhiễm trùng hoặc do nhiễm khuẩn. Điều trị viêm xoang bằng kháng sinh, đưa corticoid vào trong xoang và dùng các tác nhân chống sung huyết (uống hoặc tại chỗ) (3-5 ngày) hoặc trong vòng 3 tuần có thể cải thiện cả co thắt phế quản lẫn viêm xoang.

- Giáo dục

Những chương trình giáo dục về HPQ đang được vận dụng trong việc xử lý HPQ một cách toàn diện. Mục tiêu là nhằm tăng hiểu biết về HPQ và cách xử lý cho cả bệnh nhi lẫn cha mẹ, để cải thiện giao lưu trong nội bộ gia đình và với thầy thuốc và người điều dưỡng, để cải thiện sự cam kết với kế hoạch điều trị và nhằm làm giảm nhu cầu đi cấp cứu và nhập viện.

- Ngăn ngừa tử vong do HPQ

Tử vong do HPQ có xu hướng tăng. Tại Hoa Kỳ, chẳng hạn, tỉ lệ chết do HPQ từ 1,2/100.000 cư dân nói chung vào năm 1979 tăng 2,01/100.000 vào năm 1994 và 1995 - con số tử vong do HPQ ở trẻ em dưới tuổi 15 từ 54 trường hợp vào năm 1977 đã tăng lên 164 trường hợp (xấp xỉ 3 lần) vào năm 1995.

Tình hình tại nhiều nước khác cũng tương tự.

Những nguyên nhân khả dĩ có thể bao gồm: tăng tỷ lệ mắc HPQ, gia tăng ô nhiễm không khí trong nhà ở; gia tăng tiếp xúc với các DN; về mặt tâm lý có thể ảnh hưởng đến tri giác về tắc nghẽn đường thở và đến cam kết trong điều trị, chậm trễ triển khai các phương pháp điều trị thích hợp đối với HPQ cấp diễn; thiếu tiếp cận hoặc sử dụng dịch vụ y tế kể cả chăm sóc dự phòng; tin tưởng quá mức vào các thuốc xịt làm dãn phế quản dẫn tới chậm trễ áp dụng trị liệu corticoid hoặc trị liệu khác cho đến khi lâm vào tình trạng quá nguy kịch; không có sẵn epinephrin đối với những bệnh nhân không có khả năng sử dụng các bình xịt có hiệu quả; sử dụng không đúng bình xịt; không chăm sóc hoặc giáo dục liên tục về những tình huống bất thường xảy ra những cơn hen nặng. v.v...

Phần lớn, chứ không phải tất cả những trường hợp chết vì HPQ đều có thể ngăn ngừa được. Ta có thể nhận diện nhiều trong số những trường hợp có nguy cơ cao nhất dẫn tới tử vong dựa vào tiền sử của họ đã bị suy thở (vì tăng thán khí trong máu), mất ý thức do HPQ gây ra, hoặc tình trạng bối rối nơi bệnh nhi và gia đình. Những bệnh nhân này đòi hỏi phải được giám sát chặt chẽ (y bạ) và trị liệu tâm lý khi có chỉ định. Mỗi trường hợp này phải có một hồ sơ ghi rõ những thuốc đang dùng và những y lệnh xử trí khẩn cấp giúp nhân viên cấp cứu dễ dàng thực hiện nếu họ chưa quen với bệnh nhi này. Nhân viên cấp cứu cũng phải nhận được một kế hoạch xử trí cấp cứu viết ra trên giấy chỉ rõ họ phải làm gì tại phong cấp cứu. Bản kế hoạch phải gồm: những thuốc được dùng, liều lượng, khoảng cách, cách tiếp cận với thầy thuốc của manh và tìm người hỗ trợ ở đâu. Cũng cần chuẩn bị sẵn thuốc tiêm epinephrin phòng khi dùng thuốc xịt không có hiệu quả.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4345-02-633795305362500000/Di-ung---Mien-dich-va-tiem-chung/Hen-phe-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận