Tài liệu: Pharaon và người đời

Tài liệu
Pharaon và người đời

Nội dung

1914 – 1945

PHẦN IV

PHARAON VÀ NGƯỜI ĐỜI

“Maspero xem các bảo tàng trên thế giới như một gia đình, và trong sự phân chia của ông luôn nhằm giải quyết thế nào cho mỗi Bảo tàng ở Ai Cập được hòan lại một bộ sưu tập đồ vật tinh xảo tiêu biểu... Nhưng vào năm 1914 chỉnh phủ Ai Cập, thông qua Lacau, thông báo một sự thay đổi...”

JOSEPH LINDON SMITH

Vào tháng 07 năm 1914, một tháng trước khi bùng nổ của thế chiến thứ I, Gaston Maspero nghỉ việc lần thứ hai và trở về Pháp. Người kế nhiệm ông làm Tổng giám đốc Sở cổ vật là Pierre Laeau có chòm râu trắng, tên hiệu là “Thần Cha”. Trình  độ của Lacau không bàn cãi: ông ta là một học giả lỗi lạc, một nhà quản lý tài giỏi, và một người bạn tốt của Ai Cập. Nhưng, giống Grébaut và Loret, ông ta có vẻ ngoan cố và kiêu căng; nhưng luôn cố tỏ ra lịch sự.

Việc bổ nhiệm Lacau đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ Maspero đã trượt một chút trong những năm cuối, thật thế, xử thế của ông và đặc biệt sự chia phần của ông về những phát hiện trở nên thất thường; nhưng ông tuân thủ một định chế theo cái đúng riêng của ông để hoàn thành một số lượng đáng kể, và có lẽ là đáng buồn nếu  quên - đặc biệt các người đào bới. Dưới sự chỉ huy của Lacau, những ngày khảo cổ học dành cho tất cả mọi người từ từ đi đến chỗ kết thúc. Với sự khám phá của ngôi mộ gần như nguyên vẹn của Tutankhamun vào năm 1922, tiền đóng góp nâng lên một  cách đáng kinh ngạc. Howard Carter và chính quyền Ai Cập đụng chạm không chỉ về quyền sở hữu các phát hiện mà về cả chính những quyền hành sự của nhà khai quật, khi ông ta chứ không phải sở thấy là hợp lý. Tất cả việc này, làm sống lại cái mầm móng chủ nghĩa dân tộc Ai Cập, dẫn đến việc cánh cửa sự phân chia công bằng bị đóng sập lại.

Mặc dù vậy, nhiều đoàn vẫn tiếp tục công việc của mình, đoàn của Hội Thăm dò Ai Cập (từ Quỹ đã được gầy dựng lại vào năm 1919), trường khảo cổ học Anh của Petrie ở Ai Cập và Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan - những đoàn thám sát bị lệ thuộc hơn vào hệ thống phân chia cũ để giữ công việc của họ - chuyển sự chú tâm của mình về phía Nam Sudan hay miền Bắc của Syria-Palestine, hay bỏ rơi tất cả. Giờ thì người ta chỉ chấp thuận việc các nhà Ai Cập học đào bới là để tìm kiếm dữ liệu khoa học chứ  không phải vì đi vật ấy thế mà việc khai quật ở Ai Cập lại đạt đến những trình độ của quá khứ vinh quang.

Cái nhìn sợ sệt của Akhenaten: một chi tiết của một trong hang loạt tượng khổng lồ tìm thấy ở Karnak

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/216-02-633357256659218750/Pharaon-va-nguoi-doi-1914-1945/Pharaon-va-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận