Tài liệu: Sản xuất thủy tinh không vỡ bằng cách nào?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tính phổ biến của các câu thành ngữ ''dễ vỡ như thủy tinh'' hoặc “dễ gãy như thuỷ tinh” không có gì là ngẫu nhiên.
Sản xuất thủy tinh không vỡ bằng cách nào?

Nội dung

Sản xuất thủy tinh không vỡ bằng cách nào?

Tính phổ biến của các câu thành ngữ ''dễ vỡ như thủy tinh'' hoặc “dễ gãy như thuỷ tinh” không có gì là ngẫu nhiên. Thủy tinh là một vật liệu dễ vỡ, bị rạn nứt khi va chạm hơi mạnh. Trên thực tế, thủy tinh bị vỡ khi người ta kéo nó dãn ra chứ không phải ép. Có tiếng vỡ ở chỗ va chạm, nhưng thủy tinh chỉ vỡ khi vết nứt lan tỏa ở toàn bộ vật liệu.

Muốn tránh điều đó thì phải tạo ra lực ép để giữ các bờ. Người ta đạt được điều này bằng cách tôi nhiệt, thổi không khí lạnh lên một tấm thủy tinh được nấu lại ở 6500C. Thủy tinh, bị dãn nở vì đốt nóng, đông nhanh hơn ở bề mặt, tạo ra một lớp mỏng hơn so với ở giữa, từ đó sinh ra lực ép bề mặt. Loại thủy tinh được tôi như vậy có thể bền hơn gấp năm lần so với thủy tinh thường. Ngoài ra, khi bị vỡ, nó tạo ra rất nhiều mảnh vỡ nhỏ ít sắc, cho nên được gọi là “thủy tinh an toàn”.

Người ta cũng có thể ''tôi hóa học'' bằng cách nhúng thủy tinh natri vào muối kali nấu chảy. Sự thay thế ion natri bằng ion kali to hơn ở bề mặt, cũng tạo ra lực ép ở bề mặt thủy tinh. Một giải pháp khác là tạo ra thủy tinh gồm nhiều lớp mỏng liên tiếp và một polyme hữu cơ như polyvinyl butyrat hoặc nhựa hữu cơ. Các lá dẻo hạn chế sự lan toả những vết nứt, và trong trắng hợp bị vỡ, duy trì sự gắn bó chặt chẽ của kính. Người ta cũng có thể xen nhưng sợi kim loại rất mảnh vào giữa các lá để kết hợp kính với một hệ báo động hoặc sưởi nóng. Ứng dụng quan trọng nhất của bộ kính nhiều lớp mỏng là kính chắn gió của ô tô.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1931-02-633464683912500000/Thuy-tinh/San-xuat-thuy-tinh-khong-vo-ban...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận