Tài liệu: Tên văcxin từ đâu ra?

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Văcxin (tiếng Pháp là vaccin, tiếng Anh là vaccine, có khi phiên âm theo tiếng Pháp là văcxanh) bắt nguồn từ tiếng Latin vacca, nghĩa là “bò cái”.
Tên văcxin từ đâu ra?

Nội dung

Tên văcxin từ đâu ra?

Văcxin (tiếng Pháp là vaccin, tiếng Anh là vaccine, có khi phiên âm theo tiếng Pháp là văcxanh) bắt nguồn từ tiếng Latin vacca, nghĩa là “bò cái”. Cách đây hơn hai thế kỷ, bệnh đậu mùa đã tác hại định kỳ ở châu Âu. Nhưng, ở miền tây nước Anh, những người chăn bò bị nhiễm bệnh này từ trâu bò (còn gọi là bệnh đậu bò hoặc bệnh ngưu đậu), tỏ ra tránh được bệnh đậu ở người. Khi ấy một thầy thuốc vùng quê người Anh là Edward Jenner đã có ý định lấy mủ ở một nông dân nữ bị bệnh “đậu bò” để tiêm cho một cậu bé khỏe mạnh. Ông đã lặp lại việc đó vài tháng sau, nhưng lần này là mủ của bệnh đầu mùa: cậu bé không bị bệnh. Lúc đó là năm 1796. Jenner trở nên nổi tiếng và phương pháp thực hành của ông, được gọi là “chủng”, đã dần dần được chấp nhận trên toàn thế giới.

Nhưng phải đợi đến hơn 80 năm sau người ta mới hoàn chỉnh được một văcxin thật sự bằng phương pháp thực nghiệm. Năm 1879, khi đã phân lập vi khuẩn gây bệnh tả gà, Louis Pasteur nhận thấy rằng gia cầm không chết nếu ông tiêm cho chúng dịch nuôi cấy vi khuẩn cũ. Hơn nữa, chúng vẫn khỏe mạnh khi sau đó ông truyền cho chúng vi khuẩn bắt nguồn từ môi trường nuôi cấy còn mới nguyên. Ông phát hiện ra là khi bị nhiễm một mầm gây bệnh đã yếu đi (do sự lão hóa), gà phòng ngừa được mầm độc. Để tỏ lòng kính trọng Jenner, Pasteur vẫn lấy tên ''chủng'' để chỉ cách gây phòng chống những tác nhân gây nhiễm. Sau đó ông áp dụng cách này để chế ra các văcxin động vật khác, rồi ở người năm 1885, với văcxin nổi tiếng chống bệnh dại (văcxin duy nhất chống gây nhiễm có thể sử dụng được sau khi bị nhiễm).

Hiện nay, danh từ ''sự chủng'' đôi khi được ghép tính từ “điều trị”. Đó là các phương pháp điều trị miễn dịch nhằm chữa, chứ không phải phòng, một số bệnh thường không phải là nhiễm khuẩn. Đó là trường hợp các văcxin chống ung thư hoặc văcxin chống bệnh Alzheimer đang trong giai đoạn thí nghiệm.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/1943-02-633465467546718750/Vacxin/Ten-vacxin-tu-dau-ra.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận