Tài liệu: Tại sao có một số đoạn đường lại chỉ cho phép đi một chiều?

Tài liệu
Tại sao có một số đoạn đường lại chỉ cho phép đi một chiều?

Nội dung

TẠI SAO CÓ MỘT SỐ ĐOẠN ĐƯỜNG

LẠI CHỈ CHO PHÉP ĐI MỘT CHIỀU?

 

Khi ngồi xe ta thường gặp phải trường hợp như thế này: rõ ràng có đường thẳng thuận tiện, gần hơn, nhưng có lúc lái xe lại tránh không đi, mà đi đường vòng. Đó không phải là do lái xe taxi lừa khách mà là do có một số đường là đường một chiều.

Tại sao lại áp dụng phương pháp đường một chiều?

Đi một chiều hay còn gọi là giao thông một chiều, đó là chỉ trên một tuyến đường xe chỉ được chạy theo một hướng cố định. Điều này là một phương pháp quản lý nhằm nâng cao sự lưu thông của tuyến đường. Mọi người đều biết, giao thông thành phố đông đúc, tắc nghẽn nhất là ở các ngã tư đường giao nhau, ở chỗ giao nhau của đường 2 chiều, lúc cao điểm có tới hơn 16 chiếc xe đi tới, cái thì đi thẳng, chiếc rẽ trái, chiếc rẽ phải... làm cho xe khi đi qua ngã tư phải chờ đợi lâu nên dẫn đến tắc đường. Sau khi sử dụng phương pháp đường một chiều, xe ô tô chỉ chạy theo một hướng và rẽ phải, không thể đi ngược chiều và rẽ trái, làm cho ở điểm giao nhau chỉ còn 4 chiếc xe. Lượng xe được đi qua ngã tư nhiều hơn, tốc độ xe nhanh hơn, lưu lượng xe được nâng cao. Lấy đường Thạch Môn, đường Đoan Kim và đường Hiệp Tây thành phố Thượng Hải - Trung Quốc làm ví dụ: Từ năm 1994 sử  dụng đường một chiều, theo tính toán tốc độ xe đã tăng lên 20%, lưu lượng xe tăng 30%. Hiện nay, chỉ tính riêng thành phố Thượng Hải đã có đến hơn 300 tuyến đường một chiều.

Trong khi thiết kế xây dựng đường một chiều phải chú ý điều tiết hợp lí lưu lượng xe đi theo chiều ngược lại. Ví dụ như có thể quy định hai đường liền kề song song với nhau thành những con đường một chiều nhưng hướng của những con đường này phải là ngược nhau; Hoặc là tại các ngã tư giao nhau cho xe được phép rẽ trái, như vậy mới có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của các xe đến từ các hướng khác nhau.

Lượng xe đông, đường lại ít hiện vẫn là mâu thuẫn còn tồn tại ở rất nhiều thành phố. Đặc biệt là tại một số thành phố lớn, mâu thuẫn này trong suất một thời gian dài vẫn chưa được giải quyết triệt để, do vậy chỉ còn cách phải tăng cường công tác quản lí giao thông. Việc ngăn một số đoạn đường thành đường một chiều hiện là một trong những biện pháp tỏ ra rất hiệu quả. Tất nhiên, để giải quyết triệt để tình trạng giao thông đông đúc tại các thành phố lớn còn cần phải được bắt đầu từ việc mở rộng xây dựng các tuyến đường, nâng cao và phát triển các loại hình giao thông, và tăng cường quản lí lưu lượng xe.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/210-26-633368751354687500/Khoa-hoc-cong-trinh/Tai-sao-co-mot-so-doan...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận