Tài liệu: Thế nào là axit béo?

Tài liệu
Thế nào là axit béo?

Nội dung

THẾ NÀO LÀ AXIT BÉO?

 

Thành phần chủ yếu cấu tạo nên dầu mỡ. Do trong kết cấu có chứa gốc cacboxyl (- COOH), cho nên gọi là axit.

Trong tự nhiên có khoảng 40 loại axit béo, trong đó loại mà cơ thể người có thể hấp thu và tận dụng chỉ có những axit béo có nguyên tử cacbon chẵn. Về mặt hóa học, căn cứ vào sự khác nhau về liên kết hóa trị của nguyên tử cacbon mà chia các axit béo ra thành 3 loại sau:

1. Axit béo no: Trong kết cấu phân tử chỉ có axit butiric trong bơ sữa  có công thức là:

CH3 - CH2 - CH2 - COOH.

2. Đơn axit béo không no: Trong kết cấu phân tử chỉ có 1 axit béo của liên kết đôi, như axit oleic trong dầu mỡ động vật, thực vật:

CH3(CH2)7-CH = CH- (CH2)7COOH

3. Đa axit béo không no: Trong kết cấu phân tử có 2 hoặc trên 2 axit liên kết đôi. Liên kết đôi càng nhiều thì mức độ không no càng cao, giá trị dinh dưỡng cũng càng cao. Như linoleic trong dầu thực vật thông thường  công thức là:

CH3(CH2)3(CH2CH=CH)2(CH2)7COOH

BẢNG 3. CÁC AXIT BÉO THƯỜNG GẶP TRONG BỮA ĂN

Tên gọi

Công thức phân tử

Công thức rút gọn

Thức ăn có chứa

Axit béo no

Axit butiric

C3H7COOG

C4:0

Axit caproic

C5H11COOG

C6:0

Bơ, mỡ cừu

Axit caprilic

C7H15COOG

C8:0

Bơ, mỡ cừu

Axit capric

C9H19COOG

C10:0

Bơ, dầu dừa

Axit lauric

C11H23COOG

C12:0

Dầu dừa, dầu cá voi

Axit mirstic

C13H27COOG

C14:0

Dầu dừa, đầu nhục đậu khấu

Axit pamitic

C15H31COOG

C16:0

Dầu mỡ động thực vật

Axit stearic

C17H35COOG

C18:0

Dầu mỡ động thực vật

Axit arachidic

C19H39COOG

C20:0

Dầu lạc

Axit behenic

C21H43COOG

C22:0

Dầu lạc

Axit tetracosanoic

C23H47COOG

C24:0

Dầu lạc

Axit béo không no

Axit oleic

9C18:1

Dầu mỡ động thực vật

Axit palmitoleic

9C16:1

Dầu mỡ động thực vật

Axit brasiđic

13C22:1

Dầu mỡ thực vật, dầu quả

Đa axit béo không no

Axit linoleic

9, 12C18:2

Dầu bông, dầu lanh và các loại dầu thực vật khác

Axit linolenic

9, 12, 15C18:3

Dầu lanh

Axit arachiđonic

5, 8, 11,14C20:4

Lecithin, cephalin

Chú thích:

C4:0… : biểu thị chứa 4 cacbon, không có liên kết đôi

9C18:1…: ∆9 biểu thị vị trí liên kết đôi;  C18:1 biểu thị chứa 18 cacbon, 1 liên kết đôi.

BẢNG 4. HÀM LƯỢNG AXIT LINOLEIC VÀ AXIT LINOLENIC TRONG THỨC ĂN THƯỜNG GẶP

(Tỉ lệ phần trăm chiếm trong tổng lượng axit béo)

Dầu mỡ động thực vật

Axit linoleic C18:2

Axit linolenic C18:3

Dầu mỡ động thực vật

Axit linoleic C18:2

Axit linolenic C18:3

Mỡ lợn

8,3

0,2

Thịt lợn (nạc)

13,6

0,2

Mỡ bò

3,9

1,3

Gan lợn

15,0

0,6

Mỡ cừu

2,0

0,8

Thịt bò

5,8

0,7

Mỡ gà

24,7

1,3

Thịt cừu

9,2

1,5

3,6

1,3

Sữa bò

4,4

1,4

Dầu đậu nành

52,2

10,6

Thịt gà

24,2

2,2

Dầu hạt chè

7,4

0,2

Lòng đỏ trứng gà

11,6

0,6

Dầu ngô

47,8

0,5

Cá chép

16,4

2,0

Dầu lạc

37,6

-

Cá giếc

6,9

4,7

Dầu vừng

43,7

2,9

Cá ngần

2,0

1,2

Dầu hạt cải

14,2

7,3

Cá chim

1,9

0,8

Dầu cám

34,0

1,2

Phomat

3,7

2,4

 

Những axit béo không thể tổng hợp được trong cơ thể người, phải hấp thu từ trong thức ăn, được gọi là các axit béo cần thiết. Các axit béo cần thiết đều là những axit béo không no. Loại axit béo cần thiết đã được khẳng định hiện nay là axit linoleic. Axit linolenic và axit arachiđonic cũng có các hoạt tính của loại axit béo cần thiết, có thể được tổng hợp từ axit linoleic trong cơ thể người.

Loại axit béo cần thiết có nhiều công dụng sinh lí trong cơ thể. Các axit béo cần thiết đã biết là thành phần quan trọng tạo nên màng tế bào, khi bị thiếu sẽ ảnh hưởng đến chức năng của màng tế bào; khi trẻ nhỏ bị thiếu sẽ gây ra bệnh eczema, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển. Các axit béo cần thiết còn có liên quan đến sự chuyển hóa cholesterol, sự sinh ra các tế bào tinh dịch và sự hợp thành hoocmon tuyến tiền liệt. Do nó có thể thúc đẩy sự chuyển hóa cholesterol ngăn không cho mỡ lắng đọng trong gan và trong thành động mạch, cho nên sẽ giúp ích cho việc phòng ngừa các bệnh về tim mạch (chủ yếu là bệnh động mạch vành); những người mắc các bệnh về tim mạch nên tích cực lựa chọn những thức ăn có chứa hàm lượng axit béo cần thiết cao (Bảng 3).

Nhưng không nên hấp thu quá nhiều các đa axit béo không no hoặc các axit béo cần thiết.

Các nghiên cứu gần đây đã phát hiện thấy: các đa axit béo không no trong quá trình chuyển hóa trong cơ thể, ở các liên kết đôi không no trong kết cấu của chúng sẽ xảy ra các phản ứng peoxit hóa, sản sinh ra các peroxidlipid, đây là một loại gốc tự do, là một trong những nhân tố nguy hiểm thúc đẩy sự suy lão và phát sinh chứng ung thư. Cho nên trong sinh hoạt thường ngày vừa phải tránh dùng mỡ động vật quá thừa, lại vừa phải tránh dùng dầu thực vật quá nhiều (Bảng 4).

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2961-02-633565252620222893/Tong-quan-ve-dinh-duong/The-nao-la-axit-b...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận