Tiêm chủng có bị bắt buộc không?
Không phải lúc nào cũng bắt buộc và không phải ở mọi nơi. Ở Pháp, một số loại văcxin bị bắt buộc và được đưa vào luật y tế công. Sự bắt buộc này có từ năm 1902, khi ấy có liên quan với văcxin phòng bệnh đậu mùa. Nó chỉ tỏ ra có hiệu lực sau Chiến tranh Thế giới II, khi đã thông qua quy định cấm nhận trẻ em không tiêm chủng vào trường học.
Hiện nay, bốn loại văcxin (lao, bạch hầu, uốn ván và bại liệt) là văcxin bắt buộc đối với trẻ em và sự tiêm chủng cho chúng được kiểm tra khi chúng đi học. Đối với người lớn, chỉ những người hành nghề y tế là bị bắt buộc tiêm chủng riêng. Tính thích hợp của những điều bắt buộc này thường xuyên được đánh giá, như đối với văcxin phòng lao (BCG) hiện nay. Đối với những văcxin không bắt buộc (phần lớn) thì có chính sách khuyến nghị nên tiêm chủng ở độ tuổi nào.
Về mặt tuyệt đối, sự bắt buộc như vậy không thể quyết định để có số người được đảm bảo tiêm chủng. Qua so sánh quốc tế có lẽ các yếu tố văn hóa - xã hội và tổ chức các hệ thống y tế có vai trò quan trọng. Chẳng hạn, ở châu Âu (mà đại đa số các nước không phụ thuộc vào sự tiêm chủng bắt buộc), những nước Bắc Âu cấp văcxin thông qua các tổ chức công, được bảo đảm tiêm chủng ROR tốt hơn so với các nước Nam Âu, là nơi phần khu vực tư quan trọng hơn.