TIA LAZE – NGUỒN SÁNG HY VỌNG
Trong nhũng năm gần đây khi tiến hành các phẫu thuật sọ não, các bác sĩ ngoại khoa đã không dùng đến dao mổ. Các bác sĩ đã đùng điểm sáng được tụ tiêu đến gần bằng đầu mũi kim để tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Nhờ biện pháp này các bác sĩ ngoại khoa đã loại bỏ được tổn thương cho các tổ chức khác xung quanh. Loại nguồn sáng thần kỳ này chính là tia laze. Chính tia laze đã đem lại hạnh phúc cho loài người trong trường hợp này, nên người ta gọi tia lale là tia sáng hy vọng.
Vào năm 1960, người Mỹ đã chế tạo thành công chiếc máy phát tia laze đầu tiên. Một năm sau đó, các nhà khoa học Trung Quốc ở học viện máy quang học Trường Xuân đã nghiên cứu thành công loại máy phát nguồn sáng mới này. Việc xuất hiện máy phát tia laze là một sự kiện lớn trong lịch sử phát triển khoa học kỹ thuật hiện đại. Từ lâu loài người đã mong muốn có được một nguồn sáng mạnh có tính đơn sắc cao. Ánh sáng laze vừa có cường độ sáng cao, so với nguồn sáng tự nhiên có độ sáng cao nhất là Mặt trời, cường độ sáng của tia laze lớn hơn hàng tỷ lần. Tia laze còn là một nguồn ánh sáng đơn sắc lý tưởng.
Ví dụ với máy phát tia laze thông dụng làm việc trên cơ sở Heli-Neon phát tia laze có bước sóng 6328A0 (1Ao = l0-10m) là tia màu đỏ chỉ sai khác không quá triệu Ao (Ao đọc là Amtrong). Một đặc điểm quan trọng của tia laze là có tính định hướng cao. Một chùm tia laze có thể truyền thẳng tới phía trước mà không bị tán rộng ra.
Do có tình ưu việt đặc thù, tia laze đã được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, trong y học, thông tin, quân sự và nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học khác. Dùng một chùm tia laze tụ tiêu thành một điểm có đường kính 10-6m, điểm sáng này sẽ có năng lượng rất cao đủ để đục thủng được hồng ngọc, thép không gỉ cũng như để hóa lỏng, để làm bay hơi. Vì vậy tia laze đã được sử dụng để chế tạo các dụng cụ cơ khí có yêu cầu chính xác cao trong gia công cơ khí như: các dao cắt tia laze, máy khoan gỡ bằng tia laze, máy hàn,... không những tiết kiệm được nguyên liệu, nâng cao năng suất sản xuất mà còn có thế tự động hoá. Với các tia laze và với liều lượng khác nhau, tia laze có thể xúc tiến sự sinh trưởng hoặc có tác dụng ức chế hoặc thậm chí có tác dụng huỷ hoại. Trong nông nghiệp, chăn nuôi người ta dùng tia laze trong việc chọn giống, nâng cao sản lượng của gia súc, cây nông nghiệp. Trong y học, người ta dùng tia laze để chẩn đoán dự phòng, phẫu thuật, trị liệu, châm cứu, kính trị liệu nội soi, giải quyết được nhiều vấn đề mà y học truyền thống còn chưa giải quyết được. Tia laze còn được dùng vào trong thông tin, quốc phòng trong việc phát sinh phòng vệ,... Việc ứng dụng tia laze có một viễn cảnh hết sức sáng sủa và xứng đáng là tia sáng hy vọng của loài người.