Tài liệu: Trung Quốc - Ô nhiễm

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc diễn ra kèm theo với những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm nước và không khí.
Trung Quốc - Ô nhiễm

Nội dung

Ô nhiễm

            Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc diễn ra kèm theo với những vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm nước và không khí.

            Ô nhiễm nước

            Ở nông thôn, chất thải nông nghiệp có chứa phân hóa học là nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nước. Tuy nhiên, việc tăng các xí nghiệp ở các làng và thị trấn, mà chúng đổ các sản phẩm thải vào các sông bên cạnh, đang làm cho vấn đề thêm nghiêm trọng. Năm 1994, sông Hoài là một trong những con sông của Trung Quốc bị ô nhiễm nặng nhất. Trên 1500 doanh nghiệp trong lưu vực sông thải các sản phẩm chưa xử lý vào sông. Ngoài ra, còn có các nguồn nước thải chưa được xử lý cũng đổ vào sông khiến nó càng thêm ô nhiễm. Tình trạng của sông làm nổ ra một chiến dịch nhằm kiểm soát các chất thải gây ô nhiễm. Ngày nay, nhiều nhà máy giấy quy mô nhỏ thuộc số những cơ sở gây ô nhiễm đã bị đóng cửa và 55 nhà máy xử lý nước thải được lên kế hoạch xây dựng.

            Một trong những lo ngại lớn về vùng môi trường bên trên Đập Tam Hiệp là ô nhiễm nước, mà nó là kết quả của việc làm ngập cả các vùng nông thôn lẫn đô thị dọc theo các sườn hồ chứa nước. Ngày 1 tháng 6 năm 2003, hồ chứa nước bắt đầu tích nước. Đến năm 2009, 13 thành phố, 140 đô thị và 1300 làng sẽ bị ngập. Các chất gây ô nhiễm từ các địa điểm này và các vùng đất xung quanh sẽ chảy vào hồ chứa.

            Sông nhánh Tô Châu

            Từ năm 1989, các thành phố đã bắt đầu chú ý đến các vấn đề môi trường. Sông nhánh Tô Châu ở Thượng Hải nổi tiếng bị ô nhiễm. Nước ngả sang màu đen và bốc mùi thối của nước thải chưa xử lý và nước thải công nghiệp.

            Ngày nay, nước đã được làm sạch và một hành lang xanh bên cạnh dòng sông đang được tạo ra – một địa điểm lý tưởng để tập Thái cực quyền buổi sớm. Dự án được lập tiến độ hoàn thành năm 2010 và đến lúc đó nước sẽ đủ sạch để nuôi thủy sản.

            Ô nhiễm không khí

            Ô nhiễm không khí là vấn đề lớn ở các thành phố chính của Trung Quốc, nơi mà các mức độ ô nhiễm được công bố trên các báo hàng ngày. Các chất thải từ giao thông, mà chúng tăng lên do nhiều người mua ô tô cũng gây phần nào ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm của công nghiệp, chất sunfua điôxit của các trạm nhiệt điện đốt than, các loại than bánh làm từ than bụi, được đốt tại các lò trong nhà, cũng gây ô nhiễm.

            Các ngành công nghiệp nặng là các tác nhân gây ô nhiễm chủ yếu ở các thành phố của Trung Quốc. Thẩm Dương, khu công nghiệp ở đông bắc, là một trong 10 thành phố bị ô nhiễm nặng nhất thế giới. Năm 2000, các khí thải độc hại và chất thải kim loại nặng từ nhà máy luyện kim Thẩm Dương độc đến mức mà nhà máy luyện kim này bị buộc phải đóng cửa. Tại Bắc Kinh, Thiên Tân và các thành phố khác ở Đồng bằng Hoa Bắc, mỗi mùa xuân, những trận bão bụi và bão cát nghiêm trọng kéo dài từ hai đến bốn ngày càng làm cho những câu chuyện ly kỳ của dân chúng thêm huyền ảo. Cát được thổi vào thành phố từ các đụn cát. Các đụn cát này đang nhích gần hơn đến Bắc Kinh và hiện chỉ cách Bắc Kinh có 240 km. Tháng Ba năm 2000, để tăng cường công tác đăng cai Thế vận hội 2008, Bắc Kinh đã bắt đầu trồng cây để hình thành nên một vành đai che chắn quanh thành phố mà nó có thể bảo vệ khỏi các trận bão bụi. Thiên Tân cũng làm theo. Một vành đai che chắn bằng cây xanh dài 4.480 km, được gọi là “Trường Thành Xanh” sẽ được trồng dọc theo rìa phía nam sa mạc Gobi để nó không tiếp tục mở rộng. Một hệ thống kiểm soát bão cát (cho đến nay đã có 20 trạm như vậy) có thể cảnh báo cho các thành phố về các trận bão trước bốn ngày.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2839-02-633547575948602500/Nhung-thach-thuc-ve-moi-truong/O-nhiem.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận