Tài liệu: Trung Quốc - Phát triển miền Tây

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Khu vực miền tây của Trung Quốc là một vùng rất rộng lớn và có dân cư thưa thớt.
Trung Quốc - Phát triển miền Tây

Nội dung

Phát triển miền Tây

            Khu vực miền tây của Trung Quốc là một vùng rất rộng lớn và có dân cư thưa thớt. Chính phủ đã phát triển những kế hoạch dài hạn để giải quyết tình trạng chậm phát triển, mức đói nghèo cao và giao thông yếu của miền này. Trùng Khánh, trước nay vẫn là một thành phố quan trọng, đã được chọn làm cơ sở đi đầu trong phát triển kinh tế. Thành phố đang mở rộng và khu trung tâm của nó đang được tái tạo lại. Các khu vực công nghiệp mới xuất hiện và cơ sở hạ tầng của thành phố đang được nâng cấp.

            Phát triển tài nguyên thiên nhiên

            Tận dụng các tài nguyên thiên nhiên địa phương khoáng sản, nước, đất và cảnh quan là một cách để tạo ra của cải ở khu vực bao la này. Phần lớn các nguồn tài nguyên mỏ của Trung Quốc đều nằm ở miền tây và trong 10 năm cuối, 23 mỏ dầu đã được mở ở lưu vực sông Tarim. Một tuyến đường ống dài 3.800 km đang được lên kế hoạch xây dựng để đưa khí gas tự nhiên từ lưu vực này đến Thượng Hải và thị trấn Korla bên cạnh đã biến thành một thành phố hiện đại. Các nguồn tài nguyên nước khổng lồ của vùng thượng lưu sông Dương Tử chỉ mới đây mới được phát triển để sản xuất thuỷ điện và nước sẽ được chuyển sang sông Hoàng Hà để làm giảm nhẹ tình trạng thiếu nước ở đồng bằng Hoa Bắc. Việc thiếu đất đai ở vùng miền Đông đông dân đã khiến một số công ty công nghiệp lớn thành lập các xí nghiệp ở các vùng miền tây. Ví dụ, nhà máy sản xuất nước xốt cà chua Đồn Hà ở Tân Cương là cơ sở xuất khẩu nước xốt lớn nhất của Trung Quốc.

            Du lịch

            Du lịch được coi là phương thức làm cho người dân các vùng xa xôi được tiếp xúc với cuộc sống hiện đại. Đó cũng là một cách để dân tộc Hán chiếm đa số hiểu được văn hóa của các nhóm dân tộc thiểu số của Trung Quốc (xem trang 37). Cả hai quan điểm này đều quan trọng trong việc mở mang miền tây. Cùng với việc xây các sân bay mới, như sân bay Lệ Giang năm 1997, tỉnh Vân Nam bắt đầu thu hút được khách du lịch. Họ đến để xem phong cảnh kỳ thú và các điểm văn hóa hấp dẫn.

            Giao thông

            Khoảng cách từ Kashgar nằm gần biên giới phía tây của tỉnh Tân Cương đến Bắc Kinh là 4.000 km. Thế nhưng, khoảng cách xa chỉ là một phần của vấn đề. Các cao nguyên và các dãy núi cao chiếm hầu hết diện tích khu vực này, còn sa mạc thì chiếm rìa phía bắc. Không có gì ngạc nhiên khi mà ở đây có ít điểm nối giao thông, đặc biệt là với các miền còn lại của Trung Quốc.

            Trong thập kỷ cuối, các tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay mới đã được xây dựng trong khu vực. Con đường từ tây bắc Vân Nam đến Lasa và đoạn đường sắt Golmud-Lasa thuộc tuyến đường sắt Thanh Hải - Tây Tạng còn chưa được hoàn thành. Tuyến đường sắt này, nằm ở độ cao lớn nhất thế giới, đã tạo ra một số thách thức. Đoạn gay go nhất là đoạn dài 550km chạy qua các khu vực băng giá quanh năm, nơi mà việc làm đường và đục đường hầm cực kỳ khó khăn (phải mất đến 40 năm mới đạt được công nghệ để làm việc này). Đối với các công nhân xây dựng, việc thiếu ôxi trong không khí loãng gây ra các hạn chế về thể lực và trong mùa đông mọi công việc đều phải ngừng lại do rét đậm. Đến tháng Bảy 2007 toàn bộ công trình sẽ phải hoàn thành và Tây Tạng sẽ có con đường sắt đầu tiên.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2836-02-633547565423290000/Phat-trien-kinh-te/Phat-trien-mien-Tay.ht...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận