Tài liệu: Trung Quốc - Phân bố dân số

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Dân số Trung Quốc phân bố rất không đồng đều. Phần lớn dân cư sống ở các tỉnh miền đông và miền trung Trung Quốc, mà hai miền này chỉ chiếm dưới 1/2 diện tích đất nước.
Trung Quốc - Phân bố dân số

Nội dung

Phân bố dân số

            Dân số Trung Quốc phân bố rất không đồng đều. Phần lớn dân cư sống ở các tỉnh miền đông và miền trung Trung Quốc, mà hai miền này chỉ chiếm dưới 1/2 diện tích đất nước. Thậm chí bên trong các khu vực này, mật độ dân số cũng khác nhau: phần lớn dân cư sống ở những nơi có nước, đất bằng phẳng và màu mỡ. Cũng có những khu vực được chính phủ ưu tiên phát triển kinh tế, tạo ra cơ hội việc làm cho người dân sống ở đó và thu hút người từ các nơi khác di cư đến.

            Trên 25% dân số Trung Quốc (khoảng 325 triệu người) sống ở đồng bằng Hoa Bắc, nơi mật độ dân nông thôn đạt trên 400 người/km2. Châu thổ sông Dương Tử là quê hương của 100 triệu người, có mật độ dân số trung bình gần 1000 người/km2. Thế nhưng, ở một số vùng, mật độ dân số lên tới trên 75.000 người/km2. Ở một số khu vực châu thổ Châu Giang, mật độ dân số đạt 75.000 người/km2. Tuy nhiên, ở những vùng khô hạn và nửa khô hạn, dân số giảm mạnh, mật độ dân số thấp: chủ yếu dưới 1 người/km2. Các cao nguyên nằm ở độ cao lớn, các dãy núi và các vùng khô hạn của Trung Quốc không hấp dẫn định cư. Ở Tây Tạng, lớp đất màu mỏng, mùa đông khắc nghiệt và ngắn cùng mùa hè nóng bức đã hạn chế sự phát triển, do đó cũng hạn chế các cơ hội việc làm. Chỉ có ở một số thung lũng là có thể trồng được một ít cây trồng và chăn nuôi bò Tây Tạng và sinh kế duy nhất của đa số dân cư. Ở tỉnh Thanh Hải, mà phần lớn tỉnh này là đất đồng cỏ, số súc vật nhiều hơn số người. Ở vùng khô hạn của Tân Cương, các khu vực định cư mới và lớn hơn được phát triển ở những nơi có thể làm thủy lợi và các khoáng sản như dầu và khí gas có thể khai thác.

            Dân nông thôn

            Khoảng 64% dân số Trung Quốc vẫn còn sống ở nông thôn. Trong những năm trước, tỷ lệ này cao hơn nhiều. Tuy nhiên, trong khi tỷ lệ dân số nông thôn giảm thì sự tăng dân số nói chung cũng có nghĩa là con số thực sự sống ở nông thôn trên thực tế lại tăng từ 896 triệu năm 1990 đến 934 triệu năm 2001. Các điểm định cư ở nông thôn chủ yếu là các làng, tuy nhiên cũng có những thị trấn nhỏ.

            Dân thành phố

            Định cư đô thị tập trung chủ yếu ở phía đông Trung Quốc và những thành phố lớn nhất nằm ở hoặc nằm ven vùng duyên hải. Từ năm 1984, các thành phố tăng nhanh, tập trung đông nhất ở châu thổ sông Dương Tử, nơi có trên 50 thị trấn và thành phố, với trên 55 triệu người. Chúng chủ yếu nằm dọc “các hành lang giao thông” dài 250 km ở phía Bắc và Nam sông Dương Tử, Thượng Hải. Thượng Hải, Nam Kinh và Hàng Châu là những thành phố chủ yếu. Tại châu thổ Châu Giang, các thành phố và thị trấn tập trung ít hơn. Tổng dân số của Quảng Châu, Thâm Quyến và Hồng Kông là trên 28 triệu.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2837-02-633547568431102500/Dan-so/Phan-bo-dan-so.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận