Tài liệu: Trung Quốc - Tổng quan về giao thông

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Ở một nước như Trung Quốc, nơi mà núi chiếm một diện tích lãnh thổ lớn như thế và là nơi có nhiều sông rộng phải bắc cầu qua thì việc cải thiện mạng lưới giao thông là một thách thức lớn.
Trung Quốc - Tổng quan về giao thông

Nội dung

Tổng quan về giao thông

            Ở một nước như Trung Quốc, nơi mà núi chiếm một diện tích lãnh thổ lớn như thế và là nơi có nhiều sông rộng phải bắc cầu qua thì việc cải thiện mạng lưới giao thông là một thách thức lớn. Việc nối liền các thành phố chủ yếu, các cảng, các khu công nghiệp và các nguồn lực là mang tính cơ bản đối với phát triển kinh tế. Đặc biệt, chính phủ tăng cường nối liền khu vực ven biển với nội địa.

            Đường bộ

            Trong 10 năm qua, những con đường mới đã được xây dựng để nối liền các thành phố chủ yếu. Hiện tại, những con đường này có cảm giác vắng vẻ nếu so sánh với những con đường ở châu Âu và Hoa Kỳ, tuy nhiên chúng đã được xây dựng với ý đồ nhằm cho nhu cầu trong tương lai. Đến năm 2010, mạng lưới đường ô tô sẽ dài trên 35.000km. Một đường ô tô nối Bắc Kinh và Hồng Kông đang được lên kế hoạch xây dựng. Một trong những thách thức đặc biệt và việc xây con đường quốc lộ mới đến Tây Tạng. Việc xây dựng bây giờ đã chuyển lên vùng núi. Nhiệt độ lạnh đến mức công việc chỉ được tiến hành trong những tháng mùa hè nên tiến trình buộc phải chậm lại. Con đường quốc lộ sau khi hoàn thành sẽ nối Lasa với những vùng còn lại của Trung Quốc.

            Đường sắt

            Các phương tiện giao thông đường sắt Trung Quốc vận hành nhờ nhiều loại năng lượng gồm hơi nước, diezel, điện và và phương tiện giao thông quốc nội quan trọng. Cả hai loại tàu hỏa đường dài và tàu hỏa địa phương chuyên chở số lượng hành khách ngày càng lớn. Các tàu hỏa chuyên chở được sử dụng để chở trên đường dài các sản phẩm nông nghiệp, các nguyên liệu thô cồng kềnh và có giá trị thấp cho công nghiệp. Ở Trung Quốc, trên 50% toàn bộ khối lượng vận tải được chuyên chở bằng đường sắt. Tại Châu Âu, con số này chỉ là 15%.

            Mạng lưới đường sắt vẫn còn đang phát triển và nó được mở rộng để bao trùm cả các khu vực miền núi và sa mạc ở các tỉnh miền tây. Những khu vực này đặt ra những vấn đề xây dựng đặc biệt. Ví dụ, tuyến Thành Đô - Côn Minh, mới được hoàn thành, có trên 200 đường hầm. Các đường hầm này gần nhau đến mức trong cùng một lúc mà hai phần đầu và đuôi của một tàu hoả có thể ở trong hai hầm khác nhau.

            Đường không

            Trong hoàn cảnh giao    thông ở Trung Quốc có những vấn đề như khoảng cách rất xa từ nơi đi đến nơi đến, các thách thức về công trình, chi phí xây dựng đường bộ và đường sắt, thời gian giao thông kéo dài, thì giao thông đường không chiếm ưu thế lớn. Chuyên chở hành khách bằng đường không có khả năng tăng ít nhất 8% mỗi năm từ nay đến năm 2021.

            Để xử lý vấn đề chuyên chở hàng không tăng lên, Trung Quốc lập kế hoạch hình thành  một hệ thống với ba đầu mối giao thông chủ yếu là Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Đông. Ba đầu mối này giải quyết 2/3 toàn bộ lượng hành khách chuyên chở bằng đường không. Thêm vào đó là đầu mối khu vực chủ yếu trong nội địa. Mỗi đầu mối này lại nối với các sân bay nhỏ. Tổng số đã lập kế hoạch xây dựng 118 sân bay mới, mà phần lớn trong số chúng là nhỏ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2838-02-633547572592508750/Giao-thong-va-thuong-mai/Tong-quan-ve-gia...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận