Sa mạc hóa và xói mòn thổ nhưỡng
Sa mạc hóa là một trong những vấn đề lớn về môi trường của Trung Quốc, gây ảnh hưởng đến 20% diện tích đất nước. Khắp miền tây bắc Trung Quốc là một chuỗi các sa mạc và chúng đang mở rộng với tốc độ nhanh. Một số nguyên nhân gây sa mạc hóa là lượng mưa nhỏ và những giai đoạn hạn hán kéo dài, như đợt hạn hán năm 2001 (xem trang 13) đã tăng thêm quá trình sa mạc hóa. Những trận gió mạnh cũng đóng vai trò lớn. Hoạt động của con người là nguyên nhân chủ yếu làm xói mòn thổ nhưỡng. Do đất nông nghiệp tốt ở các khu vực phía đông bị mất đi khi các thành phố phát triển mở rộng, nên các vùng đất mới đã được mở mang ở xa về phía tây. Đất được phát quang cho sử dụng nông nghiệp, ví dụ rừng bị đốn chặt để lấy đất trồng các loại cây cho hạt. Việc này khiến đất bị lộ trơ cho xói mòn.
Cao nguyên Hoàng Thổ
Cao nguyên Hoàng Thổ, một phần của lưu vực Hoàng Hà, là khu vực lớn nhất ở Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi nạn xói mòn thổ nhưỡng. Có một kiểu xói mòn mà nó ảnh hưởng đến gần 3/4 cao nguyên Hoàng Thổ. Các nguyên nhân chủ yếu và việc mất rừng ở phía nam và chăn thả quá mức ở phía bắc. Tuy nhiên, đất vàng cũng dễ bị xói mòn bởi những trận mưa giông dữ dội vào mùa hè, mà chúng cắt thành những rãnh sâu ở các sườn thung lũng dốc đứng.
Một trạm thử nghiệm đã được một trong số các trường đại học ở tỉnh Thiểm Tây thành lập để chống lại xói mòn thổ nhưỡng. Các mảnh địa hình bậc thang giúp giảm dòng chảy của nước và làm cho thổ nhưỡng giữ nguyên vị trí. Thổ nhưỡng cũng được ngăn rửa trôi nhờ lớp thực vật trồng trên các sườn dốc giữa các mảnh địa hình bậc thang. Ở đâu mà đất quá dốc để có thể tạo thành các mảnh địa hình bậc thang thì cây và cỏ được trồng.
Gìn giữ nước là quan trọng. Việc canh tác nông nghiệp trên đất khô được tiến hành. Đất để hóa mùa hè được trồng một loại cây vụ đông và ngược lại; như thế tức là lượng mưa mùa hè được sử dụng đủ cho cây trồng một năm. Việc sử dụng tấm plastic để che phần rễ cũng giúp cho hơi ẩm không bốc hơi mất.
Đa số lượng phù xa mà hoàng hà chuyển tải là được lấy đi trên hành trình của nó qua khu vực đất vàng. Khi con sông chảy qua đồng bằng hoa bắc, phù sa lắng đọng ở đáy sông. Điều này khiến đáy sông bị nâng cao và có nghĩa là dòng chảy của sông không thể chuyển tải được nhiều nước như trước và làm cho nó dễ gây lụt lội. Chống lại xói mòn thổ nhưỡng ở khu vực đất vàng sẽ giúp giảm mối đe dọa bị ngập lụt ở Đồng bằng Hoa Bắc.
Tìm các giải pháp
Gió thổi thổ nhưỡng bay đi hoặc là mưa rửa trôi nó dọc theo các sườn đồi. Một vấn đề nữa là việc để dành ra quá nhiều đất cho chăn thả, nơi mà súc vật gặm sạch lớp thực vật và làm lộ trơ thổ nhưỡng. Cộng lại, việc sa mạc hóa và xói mòn thổ nhưỡng dẫn đến kết quả là làm mất đi 15.000 ha đất trồng trọt mỗi năm chỉ riêng ở Nội Mông.
Việc nông dân bị mất sinh kế do cây trồng và đất bị tổn hại là những vấn đề lớn. Hơn nữa, công nghiệp và giao thông có thể bị ảnh hưởng xấu bởi các trận bão bụi thổi đến từ các vùng sa mạc; và các trận bão cát có ảnh hưởng đến một vùng rộng hơn so với các trận bão bụi: năm 2000 có 10 tỉnh bị ảnh hưởng.
Mỗi năm một lượng lớn tiền được chi để chống lại việc sa mạc hóa. Tổ chức Hành chính lâm nghiệp Quốc gia Trung Quốc cũng như chính quyền các tỉnh và địa phương đã bắt đầu một số dự án lớn. Ở tỉnh Thanh Hải, một số khu vực đất đồng cỏ đang được trồng rừng và ở một vùng của Tây Tạng đất trồng trọt được trồng cỏ và trồng cây. Việc cho gia súc gặm cỏ được thay bằng việc cho chúng ăn các khẩu phần ăn khô, tức là nuôi súc vật trong bãi rào và nuôi chúng bằng cỏ khô. Mọi người cũng được khuyến khích trồng cây để giúp kiểm soát quá trình mở rộng của sa mạc.