Tài liệu: Trung Quốc - Bảo vệ môi trường

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Đảm bảo cho việc tăng dân số và tăng trưởng kinh tế không đi ngược lại với các nhu cầu về bảo vệ môi trường là cực kỳ khó khăn đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển.
Trung Quốc - Bảo vệ môi trường

Nội dung

Bảo vệ môi trường

            Đảm bảo cho việc tăng dân số và tăng trưởng kinh tế không đi ngược lại với các nhu cầu về bảo vệ môi trường là cực kỳ khó khăn đối với các nước có nền kinh tế chậm phát triển. 40 năm phát triển đã có tác động đến môi trường của Trung Quốc. Tuy nhiên, ngày nay việc bảo vệ môi trường là một phần của kế hoạch tổng thể nhằm tạo ra một phương thức phát triển mà nó không phương hại đến các thế hệ tương lai.

            Một loạt các biện pháp bảo vệ môi trường quan trọng đã được đưa vào thực hiện, bao gồm các dự án nhằm giảm xói mòn thổ nhưỡng. Năm 1998, lệnh cấm chặt gỗ ở khu vực thượng lưu sông Dương Tử đã được đưa ra; và tháng Ba năm 2000, chiến dịch ''Đổi cây lương thực cho hạt lấy cây xanh'' đã được bắt đầu dọc theo thượng lưu con sông này. Trong chiến dịch này, nông dân được trả tiền để họ biến đất trồng trọt thành đất trống cỏ và rừng cây. Dự án này cũng được áp dụng tại tỉnh Hồ Nam ở thượng lưu sông Dương Tử.

            Mưa axít

            Việc đốt than (mà nó tạo ra 90% lượng khí thải sunfua điôxit của Trung Quốc) là nguyên nhân chủ yếu gây mưa axít. Các khu vực chịu tác động nghiêm trọng nhất là vùng phía nam sông Dương Tử, ví dụ như tỉnh Quảng Đông ở châu thổ Châu Giang. Tác động tăng lên của mưa axít cũng được cảm nhận thấy ở các tỉnh ven biển phía đông.

            Bảo vệ động vật hoang dã

            Một trong những dự án bảo vệ động vật hoang dã then chốt của Trung Quốc là bảo vệ loài gấu trúc lớn, mà chỉ còn có 1000 con đang sống trong trạng thái hoang dã. Cấu trúc sống trong các rừng tre và các khu vực sinh sống của chúng đang bị đe dọa bởi cả việc đốn chặt rừng bất hợp pháp lẫn việc đất nông nghiệp bị thu hẹp. Cả hai việc này đều cùng làm cho những cánh rừng trở nên bị chia cắt và làm các cộng đồng gấu trúc bị tách biệt khỏi nhau.

            Năm 1980, cơ sở nghiên cứu nuôi dưỡng gấu trúc được thành lập tại Thành Đô. Ba năm sau, khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Long, cách Thành Đô 160 km, được lập ra. Liên doanh giữa Ngọc Long và Tổ hợp công ty Panda Trust (có trụ sở ở Vương quốc Anh) có mục tiêu trồng ''những hành lang tre'' để nối các khu vực sinh sống của gấu trúc với nhau, với hy vọng rằng, gấu trúc có thể di chuyển từ nơi này qua nơi khác theo các hành lang tre này. Nếu các hành lang tre này chứng tỏ có hiệu quả thì cả một mạng lưới sẽ được thành lập. Cuối cùng, “các vùng đệm trồng cây” sẽ được thành lập ở hai bên các hành lang xanh có chiều rộng 0,5 km, cho phép gấu trúc qua lại yên ổn hơn.

            Khử Funfua

            Chính phủ đã có các bước làm giảm lượng khí thải chứa sunfua điôxit. Các bước này bao gồm các công nghệ sử dụng than sạch và công nghệ đốt cháy sạch; các loại thuế áp dụng để phạt về tài chính đối với những chủ thể gây ô nhiễm và lệnh cấm xây dựng các trạm nhiệt điện mới, sử dụng than đốt ở các thành phố chính. Công nghiệp khử sunfua phải được cải thiện cho thích hợp ở những nơi mà khí thải sunfua vượt quá 1%. Đến năm 2010 các mức độ ô nhiễm sẽ phải tiếp tục giảm.

            Giáo dục về môi trường

            Việc nghiên cứu về môi trường là một phần của chương trình giáo dục toàn quốc ở cấp cơ sở và trung học. Sự nhận thức nhiều hơn về các vấn đề môi trường được thúc đẩy nhờ sự bao quát tốt của báo chí. Các hoạt động như “Ngày trồng cây toàn quốc” là những phương thức thực tế mà theo đó mỗi người có thể góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường của Trung Quốc.

            Du lịch và khu vực các sông lớn Vân Nam

            Khu vực các sông lớn Vân Nam có diện tích gần bằng 1/4 diện tích Vương quốc Anh. Du khách bị hấp dẫn bởi phong cảnh kỳ diệu và sự đa dạng sinh học của khu vực này (vô số loài động, thực vật). Khu vực Các sông lớn Vân Nam là một trong những điểm đa dạng sinh học quan trọng nhất thế giới. Khu vực này cũng là miền đất của những nền văn hóa lý thú như Naxi và Tây Tạng.

            Để bảo tồn phong cảnh và sự đa dạng sinh học của khu vực, chính quyền Vân Nam đã làm cho nó được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Các khu vực hồ Napa và Bita thuộc số 15 vùng đã được công nhận. Bao quanh hồ Napa là các vùng đất ẩm ướt, các cánh đồng cỏ nở đầy hoa từ mùa xuân đến mùa thu. Ngày càng có đông các lượng du khách đến Khu vực Các sông lớn Vân Nam. Mục tiêu của ngành du lịch là phát triển mà không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2839-02-633547576790008750/Nhung-thach-thuc-ve-moi-truong/Bao-ve-moi...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận