Tài liệu: Văn học dân gian và chuyện thần thoại

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Văn học dân gian và chuyện thần thoại có tính bao quát rộng hơn so với tôn giáo, bởi chúng bao gồm tất cả những truyền thống truyền khẩu của một dân tộc
Văn học dân gian và chuyện thần thoại

Nội dung

Văn học dân gian và chuyện thần thoại

Văn học dân gian và chuyện thần thoại có tính bao quát rộng hơn so với tôn giáo, bởi chúng bao gồm tất cả những truyền thống truyền khẩu của một dân tộc. Những câu chuyện kể truyền kỳ thường hoàn toàn có tính thế tục và hư cấu bằng vài giả định mang tính siêu nhiên. Tuy nhiên, hầu hết các truyền thống truyền khẩu của những dân tộc sơ khai đều tràn ngập những niềm tin siêu nhiên mang màu sắc của chủ nghĩa siêu nhiên. Mặc dù một vài lãnh vực văn hóa dân gian tách biệt hẳn với phạm trù tôn giáo, nhưng tôn giáo chưa bao giờ rời xa lãnh vực văn học dân gian hay thần thoại. Nguồn gốc của các vị thần linh, những tính cách và các hoạt động của họ thường được viết ra thành những câu chuyện kể có kịch tính cao và đầy những tưởng tượng hấp dẫn. Tinh thần ham hiểu biết của con người luôn dẫn đến câu hỏi muôn thuở “Vì sao?”.

Tinh thần sáng tạo của các nhà nghệ thuật lại luôn luôn đặt lên một mạng lưới những câu trả lời bằng chữ nghĩa, hay tư tưởng mang tính từ chương kinh điển. Con người lại không chấp nhận một cách thụ động ngay cả những yêu cầu thô thiển của thế giới tự nhiên, hoặc những yêu cầu luôn thúc bách của xã hội và những hạn chế quyền tự do cá nhân phát sinh từ nền văn hóa. Lý trí đã đòi hỏi. Nguyên nhân cũng được đặt ra. Chuyện thần thoại nói chung chỉ là sự suy đoán không có căn cứ về nguồn gốc của sự vật. “Thần thoại giải thích theo tiền lệ cái trật tự hiện hữu và cung cấp một khuôn mẫu hồi tưởng về những giá trị đạo đức, về những nhận thức đúng đắn hay các gánh nặng xã hội và niềm tin vào sự kỳ diệu... Chuyện thần thoại trong lãnh vực ma thuật [hay trong tôn giáo, hoặc trong bất kỳ bộ phận nào của các phong tục tập quán hoặc của một phong tục đơn lẻ] rõ ràng là một bảo đảm cho sự thật của câu chuyện, một phả hệ về mối quan hệ dòng dõi, một hiến chương chứng thực cho giá trị của câu chuyện[1]. Tin tưởng vào chuyện thần thoại không đơn thuần chỉ là việc tự lừa dối có tính trẻ con, mà còn là một sự tái bảo đảm của xã hội - một phương tiện giáo dục và học hỏi trong việc duy trì và gìn giữ nền văn hóa.

Mặc dù chuyện thần thoại thời sơ khai rất phong phú về chủng loại, nhưng điểm thực sự đáng để ý cốt lõi nhất quán của chúng chủ yếu là về thế giới đã qua. Có vẻ những chuyện thần thoại căn bản đều xoáy vào gốc rễ của những câu hỏi đại loại như con người là gì, con người từ đâu đến, tại sao có sự sống và cái chết, và vì sao có cái xấu và cái tốt?

Khi đã được phát triển bởi các triết gia kinh điển thời sơ khai, được tinh lọc và đẽo gọt qua hàng bao thế hệ kể đi rồi thuật lại, tính hấp dẫn của chúng trở nên cơ bản mạnh mẽ đến độ có thể lan truyền một cách nhanh chóng và dễ dàng từ trái tim nguyên sơ này đến trái tim nguyên sơ khác, cho đến khi toàn bộ thế giới được bao phủ bằng một mạng lưới tinh khôi chung những câu chuyện kể. Vì vậy, học giả Olrik người Scandinavia khi bàn về kinh nghiệm của các sinh viên chuyên nghiên cứu về văn học dân gian thời sơ khai hay thời văn minh, đã viết như sau: “Tất cả những ai nghiên cứu về văn chương dân gian đều có kinh nghiệm là khi đọc những sáng tác của nhiều dân tộc khác nhau đều có cái cảm giác quen thuộc, ngay cả những tác phẩm của những nhóm dân tộc đặc biệt mà thế giới và những câu chuyện dân gian của họ rất xa lạ với người đọc”[2]. Chính vì lý do này mà Ngài James Frazer đã có thể trình làng một cuốn sách hấp dẫn, Văn hóa dân gian trong Kinh Cựu Ước di sản chung thời cổ đại và sơ khai gồm nhiều câu chuyện nguyên thủy của bộ lạc Do Thái cổ được ghi lại trong Kinh Thánh. Sự Sáng Thế, nạn hồng thủy, sự sa ngã của con người, Chữ Thập của Cain, tháp Babel, và nhiều chuyện khác vừa có tính tôn giáo vừa trần tục, là một phần của di sản chuyện thần thoại của toàn thế giới.

Chuyện kể dân gian, truyền thuyết, và chuyện thần thoại là những bổ trợ muôn thuở của tôn giáo và ma thuật. Chúng cũng là những mảnh vườn ươm màu mỡ cho những cuốn kinh sách thiêng liêng của những tôn giáo lớn trong các nền văn minh sau này.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2594-02-633541272124813750/Thuyet-duy-linh-quyen-luc-sieu-nhien-va-t...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận