Tài liệu: Vương quốc Phù Nam ở các thế kỉ I - VI

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Cũng như các vùng đất khác của Việt Nam, đất Nam bộ từ sớm đã có người sinh sống. Sự tồn tại của hàng loạt nên văn hóa ở Đông và Tây Nam bộ được phát hiện trong thời gian qua đã chứng tỏ điều đó.
Vương quốc Phù Nam ở các thế kỉ I - VI

Nội dung

Vương quốc Phù Nam ở các thế kỉ I - VI

Cũng như các vùng đất khác của Việt Nam, đất Nam bộ từ sớm đã có người sinh sống. Sự tồn tại của hàng loạt nên văn hóa ở Đông và Tây Nam bộ được phát hiện trong thời gian qua đã chứng tỏ điều đó. Phần lớn cư dân ở đây có nguồn gốc Anhđônêdi quen thuộc của vùng Nam Á. Trong số những nền văn hóa này, nổi lên nền văn hóa óc Eo ở các vùng thuộc An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp v.v... ngày nay. Trên cơ sở một trình độ văn hóa phát triển và sự tiếp xúc với một số cư dân từ Ấn Độ sang, vào thế kỉ I, ở đây đã hình thành một quốc gia của người bản địa với tên gọi Phù Nam (từ gốc là Ba Khom = người đi săn).

Sau mấy thế kỉ tồn tại, Phù Nam trở thành một quốc gia hùng mạnh, khống chế nhiều tiểu quốc xung quanh. Nhà nước theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua có quyền hành tuyệt đối và cũng dùng vương hiệu Ấn: Varman, kinh đô đóng ở Sresthapura.

Cơ sở kinh tế là nông nghiệp. Nhân dân biết đào kênh, khai ngòi tưới tiêu cho đồng ruộng. Lúa tẻ là cây lương thực chính, ngoài ra họ còn trồng mía, hoa quả, trầu cau. Nhiều nơi trồng dâu nuôi tằm, dệt vải lụa. Khai thác lâm sản quý là một nguồn thu nhập quan trọng. Ngà voi, sừng tê, gỗ quý, trầm hương thành những món hàng trao đổi với thương nhân nước ngoài. Đồ trang sức bằng vàng bạc, đá quý cũng rất phát triển.

Óc Eo là một hải cảng nổi tiếng từ xa xưa. Thương nhân Trung Quốc, các nước phía nam, thậm chí cả thương nhân Rôma cổ đại cũng thường lui tới ở đây, khảo cổ học phát hiện được nhẫn khắc chữ Hán, huy hiệu và tiền Rôma, gương đồng Hán. Ở Óc Eo cũng còn để lại di tích các công trình kiến trúc bằng gạch ngói, Đường lát đá, tượng thần v.v...

Tôn giáo chính là Ấn giáo. Người ta tìm thấy nhiều tượng Brahma, Vishnou, Siva, Harihara. Ngoài ra ở đây cũng có nhiều tượng Phật chứng tỏ sự du nhập của đạo Phật. Tín ngưởng thờ Linga, Yoni cũng phổ biến.

Chữ viết chính là chữ Phạn.

Phù Nam có quan hệ giao lưu với các nước xung quanh như Chămpa, một số tiểu quốc Chân Lạp. Đầu thế kỉ VI, do mâu thuẫn nội bộ gia đình nhà vua, Phù Nam bị một số lực lượng của các tiểu quốc Chần Lạp tấn công rồi lật đổ. Phù Nam trở thành một vùng đất phụ thuộc Chân Lạp.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4629-02-633921645277810000/Cong-cuoc-dau-tranh-gianh-lai-doc-lap-va-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận