VỚI CÁC BỆNH VỀ HỆ THỐNG MÁU, CẦN QUY ĐỊNH CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG RA SAO?
Bệnh ưa chảy máu
Căn bệnh trở ngại trong hình thành các enzim gây đông máu. Bệnh ưa chảy máu A là chứng thiếu yếu tố đông máu VIII, bệnh ưa chảy máu B là chứng thiếu yếu tố đông máu IX, cả 2 loại này đều là bệnh di truyền lặn liên quan đến giới tính (tức do nữ mang, nam phát bệnh). Bệnh ưa chảy máu C thuộc loại di truyền lặn nhiễm sắc thể khiếm khuyết là chứng thiếu yếu tố đông máu XI. Về mặt lâm sàng, loại A gặp nhiều thứ đến là loại B, còn loại C rất hiếm gặp. Đặc trưng của bệnh đều là từ bé, chỉ cần có chấn thương nhẹ là dẫn đến chảy máu nặng kéo dài, thường gây liên lụy đến các bộ phận, các phủ tạng trong toàn cơ thể bao gồm khớp, cơ bắp, niêm mạc, da và nội tạng, nặng nhất là xuất huyết trong hộp sọ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tử vong. Trong số đó, bệnh ưa chảy máu C là có triệu chứng tương đối nhẹ.
Nguyên tắc của việc trị liệu bằng ăn uống cho bệnh ưa chảy máu là:
1) Ăn uống protein cao. Để bổ sung tổn thất protein do mất máu gây nên đồng thời cung cấp cơ sở vật chất cho việc tổng hợp các yếu tố đông máu. Nên chọn dùng trứng gà, thịt nạc, sữa bò,...
2) Ăn uống vitamin C cao. Vitamin C là chất cần thiết để bảo vệ mạch máu và làm giảm tính thẩm thấu của nó, vì thế cung cấp vitamin C sẽ giúp ích cho việc giảm thiểu xuất huyết. Nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, như cà chua, táo, quýt,...
3) Trong bữa ăn, còn cần bổ sung sắt, đồng, vitamin B12 và ait folic (B9), để giúp cho việc tạo hồng cầu, khi cần thiết nên bổ sung bằng thuốc.
4) Tránh ăn uống những thức ăn thô và mang tính kích thích cơ giới để giảm thiểu xuất huyết do tổn thương khoang miệng, răng lợi, thực quản và niêm mạc dạ dày gây nên, không ăn cá có xương vây, cua có vỏ, thịt có xương,... khi bị xuất huyết đường tiêu hóa phải uống nước lạnh.
Thiếu máu trở ngại tái tạo
Hội chứng lâm sàng, có đặc trưng là các mô tạo máu trong xương bị giảm rõ và chức năng tạo máu suy kiệt. Phần lớn các ca bệnh nguyên nhân không rõ, được gọi là thiếu máu trở ngại tái tạo nguyên phát, còn thiếu máu trở ngại tái tạo đã rõ nguyên nhân thì được gọi là thiếu máu trở ngại tái tạo thứ phát. Các nhân tố gây bệnh thường gặp có.
1. Thuốc men. Hay gặp nhất là chloramphenicol loại sulfanilamide butazodine, thuốc kháng ung thư, thuốc kháng tuyến giáp và thuốc an thần giảm sốt,... gây nên.
2. Hóa chất. Như benzen cùng các chất dẫn xuất của nó, thuốc sát trùng,...
3. Các loại bức xạ điện ly: Như chất đồng vị tia phóng xạ.
4. Nhiễm khuẩn nặng và viêm gan do virut, các bệnh về miễn dịch,... Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là thiếu máu, nhiễm khuẩn và xuất huyết. Về mặt lâm sàng còn được chia thành các loại cấp tính và mãn tính. Loại cấp tính phát bệnh nhanh thường có các triệu chứng chủ yếu là nhiễm khuẩn và xuất huyết thiếu máu rõ và tiến triển nhanh chóng. Loại mãn tính phát bệnh chậm, quá trình bệnh kéo dài, có biểu hiện chủ yếu là thiếu máu, xuất huyết nhẹ, nhiễm khuẩn cũng dễ khống chế, nhưng sẽ phát bệnh nhiều lần.
Trị liệu bằng ăn uống đúng cách tuy không thể chữa được tận gốc chứng thiếu máu trở ngại tái tạo, nhưng lại có tác dụng nhất định trong việc khống chế triệu chứng, làm chậm lại sự tiến triển của bệnh tình, kéo dài được sinh mệnh.
Nguyên tắc trị liệu bằng ăn uống được đề ra là:
1. Ăn uống protein cao, trong đó protein động vật cần chiếm trên ½. Ăn nhiều cá giếc, trứng, sữa và thịt, sẽ cung cấp được cơ sở vật chất cho việc sinh sôi, phân hóa và tái tạo các loại tế bào máu.
2. Bổ sung các chất tạo máu như sắt, đồng, axit folic (B9), vitamin B12,... sẽ cải thiện được mức độ thiếu máu của người bệnh, cho nên cần ăn nhiều rau xanh, gan lợn, cà chua và trái cây.
3. Bổ sung các thức ăn chứa nhiều vitamin, như vitamin B1, B6, K và C không chỉ cần thiết cho việc cải thiện sự thiếu máu, mà còn giúp ích cho việc phòng ngừa xuất huyết.
4. Chú ý vệ sinh ăn uống, không ăn thức ăn sống lạnh và không sạch để tránh bị nhiễm khuẩn,
Ở phương pháp thực liệu Đông y nên chọn dùng đương quy, hồ táo, quế viên, a giao,... hầm cùng với thức ăn thành các loại món ăn. Gạo nếp cẩm có chứa hemoglobin, có giống có chứa hàm lượng protein và sắt tương đối cao, nâng được hàm lượng hemoglobin, khi ăn vào sẽ có tác dụng nhất định đối với việc trị liệu và phòng ngừa thiếu máu.
Chứng giảm bạch cầu
Số lượng bạch cầu trong máu ngoại biên liên tục thấp dưới 4000/cm3 (số phần trăm tế bào hạt trung tính bình thường hoặc hơi giảm). Các nhân tố dẫn đến bệnh này rất nhiều, thường gặp có:
1. Nhân tố hóa học. Như sản phẩm hóa chất (benzen và các chất dẫn xuất của nó) hoặc thuốc men (thuốc kháng ung thư, thuốc kháng tuyến giáp).
2. Nhân tố vật lí. Như các chất mang tính phóng xạ (tia X) nuclein (chất nhân phóng xạ).
3. Nhân tố nhiễm khuẩn, như một số bệnh do vi khuẩn (thương hàn,...), bệnh do virut (Viêm gan, cảm cúm,...).
4. Nhân tố bẩm sinh hoặc di truyền, như chứng giảm tế bào hạt do tiền sử gia đình lành tính.
5. Nhân tố khác, như các bệnh về mô liên kết, chứng tăng năng lách, bệnh máu trắng,... Bệnh này có thể gặp ở bất kì độ tuổi nào, phát bệnh phần nhiều là quá trình mãn tính. Một số ít có thể không có triệu chứng, khi xét nghiệm máu mới phát hiện thấy phần nhiều có các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, rùng mình, mất ngủ, đau họng,... có những bệnh nhân sẽ phát sinh nhiễm khuẩn nhiều lần.
Trị liệu bằng ăn uống đúng cách sẽ nâng cao được sức đề kháng cho cơ thể người bệnh, kích thích sinh trưởng, phát triển các tế bào, có tác dụng phụ trợ cho công hiệu của trị liệu bằng thuốc men.
Nguyên tắc của việc trị liệu bằng ăn uống được đề ra là:
1. Ăn uống protein cao, trong đó protein chất lượng cao cần chiếm trên 1/2. Ăn nhiều thịt nạc, trứng, sữa, gan, bầu dục động vật, và đậu các loại cùng các chế phẩm của nó.
2. Chế độ ăn cần có chứa vitamin các loại như axit ascorbic (C) vitamin nhóm B, vitamin E, A và axit folic (B9); ngoài ra còn cần có nhiều loại chất khoáng như kẽm, đồng, sắt,... Vì thế nên ăn nhiều rau màu xanh, trái cây và nước quả, các thức ăn có bột nở và lạc, khi cần thiết nên uống vitamin dạng viên.
3. Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn có kèm theo sốt cao và chứng nhiễm trùng huyết thì cần bổ sung nước đầy đủ, đồng thời chú ý cân bằng nước, chất điện giải, ăn thức ăn lỏng hoặc sền sệt dễ tiêu.
4. Giữ vệ sinh ăn uống, không ăn thức ăn sống lạnh hoặc không sạch, để phòng ngừa nhiễm khuẩn.