VỚI CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP, CẦN PHÂN LOẠI CÁC CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG NHƯ THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Cơm thường
Một loại chế độ ăn cân đối. Thích hợp với những bệnh nhân không bị hạn chế ăn uống, thân nhiệt bình thường, không có trở ngại về chức năng tiêu hóa và những bệnh nhân đang trong thời kì hồi phục.
Nguyên tắc của một chế độ ăn cơm thường về cơ bản tương tự như chế độ ăn của người khỏe mạnh, chủ yếu nhất là năng lượng cung cấp cần đầy đủ, có đủ các loại chất dinh dưỡng, với một tỉ lệ hợp lí.
Tổng năng lượng trong cả ngày nên vào khoảng 10,4MJ (2.400kcal), protein 70 - 90g hoặc chiếm 12 – 14%, lipit chiếm khoảng 25%, cacbohiđrat chiếm khoảng 55 - 65%.
Thực đơn mẫu: Ăn sáng: Cháo 1 bát (gạo 50g), bánh màn thầu 2 chiếc (bột mì 100g), trứng 1 quả (trứng gà 40g), dưa góp lượng vừa phải; Bữa trưa: cơm (gạo 15g), đậu phụ rán cá (đậu phụ 100g, cá trắm đen 100g, dầu đậu nành 20g), canh thịt thái nhỏ với rau cải (rau cải 100g, thịt nạc 50g); Bữa tối: cơm (gạo 150g), rau cải xào gan lợn (gan lợn 80g, rau cải 200g, dầu đậu nành 20g) hoa quả mỗi ngày 1 - 2 quả.
Tỉ lệ phân phối 3 bữa ăn sáng, trưa, tối trong ngày lần lượt là 25 – 30%, 40% và 30 - 35% là vừa. Cần thú ý nấu nướng chế biến cho đa dạng màu sắc, hương vị đều hấp dẫn, để tăng sự ngon miệng. Nên ít ăn các món rán, ớt, quả cứng.
Khi bổ sung các loại chất dinh dưỡng cần chú ý cả về chất và về Lượng. Protein động vật và protein đậu các loại tốt nhất là chiếm 30% tổng protein. Trị số tỉ lệ axit béo không no nhiều lần/axit béo no 1,0 – 1,5 là vừa. Cacbohiđrat nên dùng polisacarit là chính. Đồng thời còn cần chú ý bổ sung cho đủ vitamin, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng. Chất xơ và nước cần được cung cấp đầy đủ, để giúp cho đại tiểu tiện được dễ dàng và chuyển hóa được các chất thừa trong cơ thể.
Cơm nát
Một loại chế độ ăn giữa loại chế độ ăn cơm thường và chế độ ăn sền sệt, dễ tiêu hơn cơm thường. Thích hợp cho người già, trẻ em 3 - 4 tuổi, bệnh nhân các bệnh viêm ruột cấp, kiết lị đang trong thời kì hồi phục hoặc chức năng nhai kém (như mới nhổ răng) cùng những bệnh nhân sau các phẫu thuật hậu môn, ruột kết và trực tràng.
Nguyên tắc của chế độ ăn cơm nát: Cần nấu sao cho các món ăn nát mịn dễ tiêu, trước khi nấu cần phải thái cắt nhỏ mịn, áp dụng các phương pháp nấu nướng, hấp, nấu, xào sền sệt om tần, để các món ăn dễ nuốt, dễ nhai. Món chính, nên chọn cơm nát, bánh màn thầu, bánh bao, mì sợi, bánh trứng,... có thể lấy rau non có ít xơ xay nhỏ. Thức ăn chính nên chọn loại cá ít xương, tôm tươi (đã bóc vỏ bỏ đầu), gan gà, thịt viên nhỏ, thịt băm nhồi đậu phụ, trứng gà rán, sữa bò, sữa đậu nành, bánh phở, cháo,... nên chọn ăn thêm chuối tiêu, quít, nước cà chua, nước dưa hấu để bổ sung vitamin và chất khoáng.
Năng lượng mỗi ngày cần khoảng 8,4MJ (2.000kcal), protein và lipit (nếu không bị đi lỏng) không hạn chế.
Ngoài 3 bữa mỗi ngày ra, nên ăn thêm một bữa phụ với các món như sữa bò, bánh bao, sữa đậu nành, bích quy,...
Khi ăn cơm nát nhất thiết không được ăn các thức ăn rán (như bánh rán, sườn lợn rán), rau sống (như dưa chuột nộm, rau cải cay); các loại quả cứng (như lạc, đào hột) nhưng nước, tương lạc,... thì lại ăn được. Các loại rau có nhiều xơ thô (như giá đậu nành, rau cần, hẹ, hành, tỏi, đậu khô) các loại và đồ gia vị có tính kích thích mạnh như ớt, cari, hạt tiêu,... cũng không nên ăn.
Chế độ ăn sền sệt
Một loại bữa ăn có hạn lượng ăn làm nhiều lần ở giữa loại chế độ lỏng và nát. Dễ tiêu hơn chế độ ăn cơm nát. Thích hợp với các bệnh nhân sốt tương đối cao, người yếu, hoặc bị các bệnh về miệng, về đường tiêu hóa và sau phẫu thuật.
Nguyên tắc của chế độ ăn sền sệt:
Tổng năng lượng cả ngày là khoảng 7,5MJ (1.800kcal), protein 70 - 80g, mỗi ngày ăn 5 - 6 bữa, thức ăn cần nhỏ mịn, mềm cho dễ tiêu.
Thức ăn chính cho cả ngày không nên quá 300g. Nên ăn cháo, mì sợi, mì vằn thắn, bánh bao, bánh mì hấp, bột ngó sen, sữa bò, xúp thịt, thịt viên nhỏ, bánh trứng, bánh thịt hấp trứng, cá khúc xào, cá hấp, xúp rau đậu phụ,... (nhưng bệnh thương hàn và thời kì đầu sau phẫu thuật ruột thì không nên ăn xúp rau). Không nên ăn rau thái to, thịt nhiều, cá hun, thịt viên rán, bánh nướng,...
Ví dụ về dạng chế độ sền sệt: Bữa sáng: Cháo 1 bát (gạo 50g); bánh màn thầu 1 chiếc (bột mì 50g); ruốc thịt 15g; 9 giờ sáng: sữa bò 220ml, đường 20g, bích quy 2 cái; Bữa trưa: mì sợi nhỏ 100g, gan thái miếng (gan gà 50g), xúp rau 100g, dầu đậu nành 10g; 3 giờ chiều: canh táo (táo đỏ 30g), đường 10g, quít 1 quả, bữa tối: mì vằn thắn 1 bát (mì 100g), thịt lợn nạc 60g, rau xay 100g, dầu vừng 10g.
Chế độ ăn lỏng
Một loại chế độ ăn rất dễ tiêu hóa, rất ít chất bã và ở dạng lỏng. Vì năng lượng, về protein và các chất dinh dưỡng khác trong chế độ ăn loại này không đủ nên không thể ăn trong một thời gian dài được. Thường có 5 loại chế độ ăn lỏng là lỏng, lỏng loãng, lỏng đặc, lỏng lạnh và lỏng không đầy hơi.
Chế độ ăn lỏng buộc phải chọn các loại thức ăn dễ tiêu, dễ nuốt. Phương pháp nấu nướng cần chú ý cho không mặn hay không ngọt để thêm phần ngon miệng.
Thường cứ 2 - 3 tiếng ăn 1 bữa, cả ngày ăn 6 - 7 bữa. Lượng chất lỏng mỗi bữa từ 200 - 250ml.
Để tăng thêm năng lượng cho người bệnh, nếu tình trạng bệnh tình cho phép, nên cho ăn một ít mỡ dạng sữa dễ tiêu như bơ,... hoặc một ít dầu lạc, dầu đậu nành,... Không được cho ăn các thức ăn rắn, các loại gia vị có tính kích thích.
Yêu cầu cụ thể của 5 loại chế độ ăn lỏng là:
1. Lỏng. Thích hợp với những người bệnh sốt cao, hoặc bị các bệnh nhiễm khuẩn, những người viêm đường tiêu hóa cấp, nhai, nuốt khó và sau các phẫu thuật thông thường. Lượng cung cấp năng lượng vào khoảng 3,3MJ (800kcal) nên ăn nước cơm, canh trứng chưng nhạt, bột sữa mạch nha, sữa bò, nước rau, nước quả, nước táo nghiền, bột ngó sen và nước xúp canh các loại,... Nếu buộc phải nâng năng lượng nên dùng thêm các loại thức ăn cô như sữa bột, bột ca-cao, bột thịt gà, bột thịt hoặc bố trí những bữa ăn đặc biệt khác.
2. Lỏng loãng. Thích hợp với những người bệnh trước và sau khi tiến hành đại phẫu thuật thực quản và ở đường dạ dày, ruột. Chọn dùng những loại thức ăn nước không có bất cứ một loại bã nào và không sinh hơi như canh thịt, nước rau lạc và cháo lọc, bột ngó sen loãng có ít đường,... Cấm ăn sữa bò, sữa đậu nành và nước quá ngọt.
3. Lỏng đặc. Thích hợp với những người bệnh nuốt khó sau phẫu thuật vùng miệng. Thường phải cho ăn qua ống cao su nên dùng loại thức ăn lỏng không bã hơi sệt. Nên dùng bột loãng quấy với trứng, bột ngó sen hơi sệt, sữa bò quấy với trứng, bột sữa mạch, bột gạo loãng,...
4. Lỏng lạnh. Thích hợp với những người sau phẫu thuật amiđan nên dùng kem li, sữa bò lạnh, kem gói, cháo loãng lạnh, bột ngó sen lạnh,... ăn đồ ngọt là chính, ít ăn chất nước quá mặn,...
5. Lỏng không sinh hơi. Thích hợp với những người bệnh sau phẫu thuật vùng bụng. Ngoài những thức ăn lỏng sinh hơi như đường mía, sữa bò, sữa đậu nành,... phải cấm kị ra, những thức ăn khác giống như thức ăn lỏng.
Ví dụ về bữa ăn lỏng. Bữa sáng: Nước cơm ngọt (nước cơm 5% 250ml, đường 25g); 9 giờ sáng: sữa bò ngọt (sữa bò 250ml, đường 25g); Bữa trưa: canh xúp gan lợn nghiền (gan lợn 20g, xay nhỏ 2 lần, dầu đậu nành 5g); 3 giờ chiều: bột sữa mạch (bột sữa mạch 25g, đường 20g); Bữa tối: canh trứng (trứng gà 1 quả, dầu một ít); 8 giờ tối: canh bột ngó sen (bột ngó sen 15g, đường 25g).
Ví dụ về chế độ ăn lỏng loãng. Bữa sáng: nước cơm lọc, đường 10g, 9 giờ sáng: nước rau lọc, muối một ít; Bữa trưa: bột ngó sen loãng (bột ngó sen 10g, đường 10g); 3 giờ chiều: canh thịt loại mỡ lọc, muối một ít; Bữa tối: nước lòng trắng trứng, (lòng trắng trứng: 20g, đường 10g). 8 giờ tối: nước cơm lọc muối vừa đủ. Lượng nước định tùy theo bệnh tình (1/2 lượng, hoặc 1/4 lượng).
Chế độ ăn đặc biệt
Được chia thành mấy loại sau:
1) Chế độ ăn nhiều calo. Thích hợp với các bệnh nhân nhẹ cân, bệnh lao, tăng năng tuyến giáp hoặc đang trong thời kì hồi phục. Cần tăng thêm thức ăn chính, thức ăn phụ cho hợp lí như ăn thêm sữa bò, điểm tâm ngọt, hoa quả; tăng thêm vừa phải các món ăn giàu protein động vật và thực vật.
2) Chế độ ăn năng lượng thấp. Thích hợp với những người béo phì đơn thuần, hoặc béo phì bị huyết áp cao và rối loạn nội tiết. Protein cần cao hơn so với người bình thường một ít, không dưới 1g cho 1kg cân nặng mỗi ngày; cacbohiđrat cả ngày nên dưới 250g, tổng năng lượng 4,2 - 6,3MJ (1000 - 1500kcal) đồng thời cần để cho người bệnh có thể chịu đựng được giảm thiểu năng lượng từ từ. Khi cần thiết nên ăn tăng các loại rau và hoa quả chứa ít đường. Cần bổ sung đủ chất khoáng và vitamin. Nên hạn chế ăn những thức ăn có nhiều mỡ động vật và axit béo no, đồng thời cần hạn chế ăn muối. Nên ăn trứng gà luộc, thịt nạc, rau, hoa quả,… không được ăn đường, đồ điểm tâm ngọt, thịt lợn nhiều mỡ, thịt vịt, thịt dê, lạc, vừng và các món ăn có nhiều dầu,...
3) Chế độ ăn nhiều protein. Thích hợp với những người bệnh suy dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật, thiếu máu, lao, ung thư, bỏng với diện tích lớn,… Cả ngày protein 100 - 120g, hoặc mỗi ngày 1,5 - 2,0g theo mỗi kilogam cân nặng, cố gắng chọn loại protein chất lượng cao, như gà, vịt, cá, thịt, trứng, tôm, thịt bò, chế phẩm từ đậu, sữa bò,... Nên tăng thêm thức ăn mặn trong các bữa trưa, bữa tối, cũng nên tăng thêm bữa ăn để bổ sung protein.
4) Chế độ ăn ít protein. Thích hợp với những người bệnh viêm thận tiểu cầu cấp chứng urê - huyết và suy gan. Tùy theo bệnh tình mà trong cả ngày lượng protein hạn chế trong khoảng 20 - 40g. Bệnh nhân bệnh thận cần ăn bột mì, và thêm các thức ăn có chứa 8 loại axit amin cần thiết, như trứng gà, sữa bò,...; những người bị suy gan nên chọn loại thức ăn có chứa các axit amin có mạch nhánh, như sữa đậu nành, đậu phụ,... đồng thời nên ăn rau và hoa quả để bổ sung năng lượng.
5) Chế độ ăn ít muối. Thích hợp với các chứng suy tim sung huyết, viêm tiểu cầu thận cấp, tràn dịch màng bụng, xơ gan, huyết áp cao và tiền sản giật,... Cả ngày muối 2g (hoặc xì dầu 10ml), cấm dùng các chế phẩm muối mặn, như trứng muối, giăm bông, lạp xường, dưa góp, tương ngọt, tôm khô,...
6) Chế độ ăn không muối. Thích hợp với những người bị các chứng bệnh trên ở mức độ nặng hơn. Cấm dùng các loại thức ăn có muối ăn, xì dầu và chứa nhiều natri, như bánh mì hấp, bích quy, bánh mì có dùng xút, bột lên men, thạch kiềm,... trong chế biến, ruốc thịt, mì sợi, bầu dục lợn, pho mát,... cũng không được ăn.
7) Chế độ ăn ít natri. Thích hợp với những người bệnh bị các triệu chứng nói trên ở mức độ nặng. Ngoài các món cấm không được ăn nói trên ra còn không được ăn các loại rau có chứa nhiều natri như rau cần, củ cải xanh, cải dầu, rau muống, cải cúc và các loại đồ hộp, hoa quả, thịt lợn, thịt gà, thịt bò có chứa natri benzoic (sodium benzoic) axit. Cá, thịt có chứa một lượng natri vừa phải, nên lượng ăn mỗi ngày <120g, trứng gà hoặc trứng vịt nên ăn 1 quả. Vì trong mỗi 250ml sữa bò có chứa 120mg natri, cho nên tốt nhất nên thay bằng sữa đậu nành. Nho khô, sôcôla và hạt quả đều có chứa nhiều natri, sốt cà chua, mì chính, nước có ga, rượu bia,... cũng không nên ăn. Thường lượng natri cung cấp cho cả ngày nên <500mg. Do phải hạn chế muối ăn, nên khi nấu nướng tăng thêm các chất gia vị như giấm, xì dầu không muối, xì dầu ít natri, xì dầu thay muối,... Do xì dầu thay muối và xì dầu không muối có chứa kali tương đối nhiều nên không được sử dụng quá liều lượng, để tránh mắc chứng kali - huyết cao.
8) Chế độ ăn ít dầu. Thích hợp với những người bệnh bị các bệnh về gan mật, tụy, bị các chứng béo phì, mỡ máu cao, phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày, hội chứng ruột ngắn và bị ỉa chảy. Được chia làm mấy loại là: loại không mỡ, không chế biến bằng dầu, nên dùng cá hấp suông, lòng trắng trứng, đậu phụ không dầu và rau,... cacbohiđrat là thành phần chính, loại hạn chế mỡ nghiêm ngặt, tổng lượng chất mỡ trong thức ăn chính và thức ăn phụ nên <20g, loại hạn chế mỡ ở mức độ vừa, lượng mỡ trong thức ăn chính, phụ và dầu ăn trong cả ngày <40g, loại hạn chế mỡ ở mức độ nhẹ tổng lượng mỡ cả ngày < 50g. Nên sử dụng các phương pháp nấu nướng như hấp, luộc, hấp cách thủy, tần, hầm, rim, trộn,... Các món ăn phải lãnh đạm, kích thích, dễ tiêu, ăn ít chia làm nhiều bữa. Cần ăn loại thức ăn chế biến bằng dầu, ăn điểm tầm bằng bơ, sữa có bơ, thịt mỡ, chân giò,...
9) Chế độ ăn ít chất bã. Thích hợp với những người bệch ỉa chảy, viêm ruột, sưng hậu môn, phẫu thuật vùng họng và đường tiêu hóa, thương hàn, kiết lị, bệnh loét đang thời kì hồi phục, những người bị xơ gan giãn tĩnh mạch thực quản và giãn tĩnh mạch đáy dạ dày. Nên ăn ít chia làm nhiều bữa, nên ăn các thức ăn có ít bã như trứng gà, sữa bò (bệnh nhân mắc các bệnh ỉa chảy, viêm ruột, thương hàn, kiết lị,... không nên ăn), óc đậu, cá, cà chua (bỏ vỏ, hạt) nước quả, gà tơ. Các phương pháp nấu nướng nên sử dụng là hấp nấu, hấp cách thủy, xào sền sệt, hầm, tần,... không nên dùng cách xào lăn, rán khô, rán bằng dầu, nộm sống, hun khói, muối mặn, ngoài ra còn cần tránh các thức ăn kích thích mang tính hóa chất và cơ giới ra như cà phê, chè đặc, côca côla, sôcôla, thịt hộp, nước thịt ép hương liệu,... Cấm ăn các thức ăn thuộc loại hoa màu và có nhiều xơ như đậu tương khô, giá đậu nành, củ niễng, măng tre, rau má, rau hoa vàng, tỏi, hẹ, hành tây.
Thịt muối, rán, giăm bông, lạp xường, thịt trai, gia cầm có xương dăm, thịt các loại và cá có nhiều xương... đều không nên ăn.
10) Chế độ ăn có nhiều xơ. Thích hợp với những người bị táo bón do ruột không có lực nhu động và những người cần phải tăng thêm các thức ăn có xơ. Nên ăn loại hoa màu như ngô, kê, gạo lứt, mì đen, cám và đậu các loại,... Rau, nên chọn loại có nhiều xơ như hẹ, rau cần, rau câu,... Hoa quả thì ngoài những loại có xơ ra, còn cần những loại quả có nhựa và axit hữu cơ để dễ đại tiện. Táo khô nấu cũng nên ăn đồng thời, nên uống nhiều nước. Trong một ngày cần. đưa vào một lượng xơ thô là trên 12g.
11) Chế độ ăn nhiều canxi. Thích hợp với những người gẫy chi phải cấy ghép, bị bệnh còi xương, chứng sụn hóa,... Nên ăn những thức ăn có nhiều canxi như xương cục, các chế phẩm từ đậu, sữa bò, sữa đậu nành, trứng gà, vỏ tép moi, vừng, rau câu,... Cả ngày cần đưa vào trên 2g canxi. Ngoài ra còn cần bổ sung vitamin C, D,... Có trường hợp cần phải bổ sung thêm các loại giàu protein, giàu năng lượng (những người gẫy chi phải cấy ghép).
12) Chế độ ăn ít canxi. Thích hợp với những người bị sỏi thận, tăng năng tuyến cận giáp,... Nên ăn thịt nạc, gà, vịt, giá đậu xanh, hẹ, hành, củ niễng, củ cải, khoai lây, ngó sen,... Lượng canxi đưa vào của cả ngày là <150mg.
13) Chế độ ăn nhiều photpho. Thích hợp với những người bị chứng photpho - huyết thấp. Nên ăn kê, đỗ xanh, thịt nạc, nội tạng, lòng đỏ trứng, cá, nấm, rau câu, tảo đỏ, lạc, đậu Hà Lan,...
14) Chế độ ăn ít photpho. Thích hợp với những người bị chứng urê - huyết, chứng photpho - huyết cao. Nên ăn lòng trắng trứng gà, thịt ngỗng, thạch, khoai tây, củ cải, củ sen, khoai lang, khoai sọ và các loại rau tươi, hoa quả,...
15) Chế độ ăn nhiều kali. Thích hợp với những người bị chứng kali - huyết thấp. Nên ăn đậu các loại, thịt nạc, nội tạng, gà, cá, khoai tây, khoai lang, rau chân vịt, súp lơ, lạc, táo đỏ nấm, nấm hương, rau câu, đậu Hà Lan và hoa quả,… Lượng kali trong cả ngày là trên 4g.
16) Chế độ ăn ít. Thích hợp với những người bị chứng kali - huyết cao. Nên ăn trứng gà, trứng muối, bột ngó sen, thạch, bí ngô, mía, dầu thực vật, đường glucoza,... Lượng kali đưa vào trứng cả ngày < 500mg.
17) Chế độ ăn nhiều natri. Thích hợp với những người đang trong thời kì đa niệu do suy thận cấp,... Nên ăn đậu phụ, trứng muối, cá mực, nấm khô, tảo đỏ, rau má, vừng,... Lượng muối ăn đưa vào trong cả ngày và 15 - 30g.
18) Chế độ ăn ít iot. Thích hợp với những người bệnh đang trị liệu bằng iot đồng vị phóng xạ. Cấm dùng các thức ăn đồ biển rau câu, sứa, tảo đỏ, hải sâm) và các thức ăn có chứa nhiều iot sơ chế bằng muối biển.
19) Chế độ ăn nhiều sắt. Thích hợp với những người bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Nên ăn nội tạng, thịt nạc, lòng đỏ trứng, gan lợn, đậu các loại, rau chân vịt, rau cần, cải dầu, rau giền, cà chua,... Cả ngày nên đưa vào trên 25mg sắt.
20) Chế độ ăn ít cholesterol. Thích hợp với những người bị các bệnh về gan mật và tim mạch. Lượng cholesterol đưa vào cả ngày là <300mg. Nên ăn cá, hải sâm, lòng trắng trứng và rau tươi. Thịt gà, thịt bò, thịt lợn nạc, thịt vịt ăn vừa phải, sữa bò, trứng gà nên ít ăn. Cấm ăn các thức ăn có chứa nhiều cholesterol như nội tạng, lòng đỏ trứng, óc cá thịt mỡ và mỡ động vật,...
Chế độ ăn các chất chủ yếu
Một loại dinh dưỡng dạng lỏng có đầy đủ mọi chất dinh dưỡng, được cấu thành từ những tiểu phân tử không có bã. Thành phần chủ yếu của nó là các axit amin cũng có chứa một phần (ngắn mạch) monosacarit, axit béo, và nhiều loại vitamin tan trong nước và tan trong mỡ, chất khoáng và các nguyên tố vi lượng,… Nên dùng một ống nhựa silic đường kính 0,15 - 0,2cm cho ăn qua đường mũi rối đặt ống thông vào dạ dày hoặc ruột chay để truyền trực tiếp vào dạ dày hoặc vào ruột. Như vậy vừa cung cấp được đầy đủ đạm và năng lượng lại vừa phù hợp được với nhu cầu sinh lí, hơn nữa lại không có tác dụng phụ. Vì dịch dinh dưỡng thể lỏng ở trạng thái bán tiêu hóa, cho nên cơ thể chỉ cần có 65 - 100cm ruột non là có thể hấp thu và tận dụng được. Là một phương pháp phụ trợ dinh dưỡng an toàn và kinh tế.
Do loại đạm được cung cấp từ chế độ ăn các chất chủ yếu bắt nguồn từ các axit amin kết tinh quay trái hoặc từ các chất thủy phân protein (trong đó có 2/3 là các axit amin tự do, gần 1/3 là phtalein mạch ngắn) nó có chứa 18 loại axit amin cần thiết và không cần thiết bắt buộc mà không chứa protein thô; năng lượng bắt nguồn từ cacbohiđrat (glucoza, sucroza đường hóa học mantodectrin (maltodextrin), đextrin,...) và lipit (triglixerit mạch vừa, dầu hoa hồng, dầu đậu nành, hyđro hóa hoặc nhũ hóa độ nhẹ).
Phân loại. Chế độ ăn các chất chủ yếu chia làm 2 loại lớn: Một loại là ít mỡ, như vivonex (Mỹ), ED - AC (Nhật) và tổng hợp. Một loại khác chứa tương đối nhiều lipit, như Flexical (Mỹ) và dạng viên tổng hợp. Loại đầu có chứa đường các loại 80 - 90%, lipit 0,8 - 2%, protein 8 - 17%. Flexical trong chế độ ăn loại sau có chứa đường 61%, lipit 30%, protit 8%; viên tổng hợp,... dạng cao đạm có chứa đường 65,8%, lipit 17,5%, protein 16,7%.
Ngoài ra còn có mấy loại chế độ ăn cấu tử được ứng dụng đặc thù khác. Như bị suy gan thì nên dùng chế độ án có các chất chủ yếu có chứa isoleuxin (isoleucine), leuxin và chứa valin tương đối cao còn phenylalanm (phenylalanine) và methionin thì tương đối thấp, loại để giúp ích cho việc giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh não do gan. Với những người bị suy thận cần chủ yếu có cấp 8 loại axit an ùn cần thiết, đồng thời nên thêm histiđin (histidine) để urê – nitơ tự sinh trong cơ thể được tận dụng tổng hợp nên các axit amin không cần thiết làm giảm chứng đạm - huyết.
Đặc tính. Chế độ ăn các chất chủ yếu có dạng bột, pha nước vào sẽ trở thành dịch thể, hơi có tính axit. Tuyệt đại bộ phận thành phần đều ở trạng thái tiêu hóa, tỉ lệ hấp thu đạt tới 99,1%, 100% axit amin đều được hấp thu cho nên có rất ít bã, số lần và lượng đại tiểu tiện vì thế mà cũng ít đi, đồng thời sẽ giảm thấp được lượng bài xuất mật trong phân và giảm thấp số vi khuẩn trong ruột. Sử dụng, mang theo khá thuận tiện, ở nhiệt độ dưới 150C có thể bảo quản được trên 1 năm.
Các bệnh chứng thích ứng. Chế độ ăn các chất chủ yếu thích ứng với:
1) Những người ở trạng thái chuyển hóa siêu cao như bị bỏng nặng, vết thương nặng, nhiễm trùng mưng mủ nặng, gẫy xương đa phát,...
2) Những người bị rò đường tiêu hóa, thường sử dụng cho rò thực quản, rò mật, rò tụy. Có hiệu quả tốt nhất khi trị liệu rò ruột non và rò ruột kết ở vị trí thấp. Với rò dạ dày ruột tá, nên tạo lỗ ở ruột chay để cho ăn theo chế độ cấu tử.
3) Chuẩn bị đường ruột trước phẫu thuật.
4) Suy dinh dưỡng trước và sau phẫu thuật.
5) Những người bị viêm ruột và các bệnh ỉa chảy khác, như viêm ruột hồi mãn và viêm ruột kết dạng loét.
6) Tiêu hóa và hấp thu kém, như suy chức năng tụy mãn và hội chứng ruột ngắn,...
7) Suy dinh dưỡng mãn tính suy dinh dưỡng do các bệnh thể tiêu hao mãn tính gây nên, suy dinh dưỡng khi đang trong thời kì trị liệu bằng hóa chất, trị liệu bằng phóng xạ cho các khối u ác tính,... Những người bị các bệnh khác như chấn thương não, chức năng miễn dịch kém,... cũng nên sử dụng.
Chống chỉ định:
1) Trẻ sơ sinh trong vòng 3 tháng tuổi không thể dung nạp được chế độ ăn các chất chủ yếu, dù có pha loãng cũng sẽ gây mất cân bằng chất điện giải.
2) Các bệnh nhân hội chứng ruột ngắn trước tiên nên áp dụng phương pháp dinh dưỡng toàn tĩnh mạch từ 4 - 6 trần, sau đó hằng ngày mới áp dụng chế độ ăn các chất chủ yếu nồng độ thấp, đợi cho đến khi thích ứng, mới từ từ điều chỉnh lượng dùng.
3) Những người phẫu thuật cắt dạ dày không thể dung nạp được chế độ ăn nhiều cacbohiđrat nhưng có thể truyền chế độ ăn các chất chủ yếu nồng độ thấp qua ống cắm vào ruột chay. Trong thời kì bị tắc ruột cấp, hoặc ỉa chảy cấp không nên đưa dinh dưỡng qua ruột quá sớm.
5) Những người bị suy gan, thận không áp dụng chế độ ăn các chất chủ yếu thông thường.
6) Những người bị xuất huyết đường tiêu hóa cấm dùng.
7) Những người bị bệnh đái tháo đường cẩn thận trọng khi sử dụng.
Phương pháp sử dụng. Nên uống, cho ăn qua đường mũi hoặc truyền qua lỗ đặt ở dạ dày hay ruột chay. Khi sử dụng cần tùy theo nhu cầu của bệnh tình mà pha loãng các dưỡng chất chủ yếu ở dạng bột theo tỉ lệ (nước cất, nước muối ăn hay nước sôi 0,25% hoặc 0,4%), pha chế thành thể lỏng với nồng độ khác nhau 5%, 10%, 15% và 20%. Dùng bơm truyền dịch hoặc truyền trọng lực, tốc độ truyền dịch qua đường mũi mới đầu là 50ml/giờ, sau tăng dần lên 150ml, qua ruột chay mới đầu 40ml/giờ) sau tăng dần đến 120ml. Giữ nhiệt độ ở 38 – 420C, nên cắm ống cao su vào phích để giữ nhiệt. Tóm lại, khi mới bắt đầu truyền dịch nên với nồng độ thấp, truyền vào từ từ với một lượng cố định, cách 1 - 2 ngày điều chỉnh một lần, đợi cho đến khi đã thích ứng mới tăng dần lên đến lượng cần thiết. Qua đường miệng mỗi lần 50ml, rồi tăng dần tới 100ml, mỗi ngày 6 – 10 lần. Nên cho thêm nước quít, nước rau,... để thay đổi khẩu vị.
Phần lớn người bệnh mỗi ngày 1 kilogam cân nặng nếu được cung cấp 167kJ (40kcal) là sẽ điều chỉnh được sự cân bằng năng lượng, những người ở trạng thái chuyển hóa siêu cao thì cần 209kJ (50kcal), là vừa. Liều lượng trị liệu thường dùng là 6,3 - 8,4MJ (1500 - 2000kcal) phần nhiều thích hợp với những người suy dinh dưỡng, như những bệnh nhân sau đại phẫu thuật không ăn được hoặc ăn rất ít, những người bị chứng anbumin - huyết trong huyết tương thấp, vết thương không liền miệng,... Liều lượng tối đa là 12,6 - 16,7MJ (3000 - 4000kcal), dùng cho những người bị bỏng nặng, gầy xương đa phát, các loại rò đường tiêu hóa,... liều lượng phụ trợ 4,184MJ (1000kcal) dùng để bổ sung dinh dưỡng trước phẫu thuật, giúp ngon miệng sau phẫu thuật,..; liều lượng tối thiểu 2,09MJ (500kcal) thích hợp cho các bệnh mãn tính, đang trong thời kì trị liệu bằng hóa chất, trị liệu bằng phóng xạ cho các khối u ác tính. Hàm lượng nhiều loại vitamin, chất khoáng, kali, natri,... trong chế độ ăn cấu tử tương đối thấp, những người dùng chế độ ăn cấu tử trong thời gian dài cần chú ý bổ sung thêm cả các chất dinh dưỡng khác.
Chế độ ăn qua ống truyền
Một chế độ ăn thể lỏng, hoặc đồng chấl, nước dinh dưỡng được truyền qua ống cắm vào mũi hoặc ống cắm vào dạ dày, ruột chay. Thích hợp với các bệnh nhân hôn mê, những người bị thiếu huyết não cao, tổn thương sọ não, viêm não B dịch tễ, không ăn được sau phẫu thuật thực quản và đường dạ dày ruột, chấn thương thanh quản, tắc họng cấp, hẹp thực quản không thể ăn được do bị u thực quản hoặc đường dạ dày ruột, khi tuyệt thực do mắc bệnh tâm thần và bị rò đường tiêu hóa.
Chế độ ăn qua ống truyền được phân thành mấy loại sau:
1) Ăn thử nghiệm truyền qua đường mũi. Thích hợp với chức năng hấp thu tiêu hóa, với thành phần cacbohiđrat là chính. Nên dùng nước cơm, nước rau, bột ngó sen, nước quả,... Lượng cung cấp năng lượng là 2,09MJ (500kcal). Mỗi ngày ăn 4 - 5 bữa. Lượng dịch thể mỗi bữa tùy theo bệnh tình.
2) Sữa hỗn hợp truyền qua đường mũi thông thường. Lượng cung cấp protein mỗi ngày 1g cho 1kg cân nặng, lượng cung cấp hoà với người không bị ỉa chảy mỗi ngày là 1 - 1,5g cho 1kg cân nặng. Trong thức ăn bao gồm sữa bò, nước cơm, đường sucroza, trứng gà, sữa đậu nành, dầu thực vật,...
3) Sữa hỗn hợp nhiều calo, nhiều protein truyền qua đường mũi, có những bệnh nhân không thích hợp với việc sử dụng dài ngày sữa hỗn hợp thông thường, nhất là khi ở trong tình trạng bị nhiễm trùng biến chứng, sốt cao, viêm phổi, thối loét,... đòi hỏi phải tăng thêm protein và năng lượng. Mỗi ngày cung cấp protein 90 - 100g, lipit 100g, cacbohiđrat 300g, tổng năng lượng là 10,46MJ (2500kcal). Cứ cách 2 - 3 tiếng cho ăn 1 bữa, mỗi bữa 300 - 400ml, mỗi ngày 6 – 7 bữa.
Phương pháp pha chế sữa hỗn hợp: sau khi cân đong đủ lượng thức ăn cần thiết theo thực đơn xong, sẽ đem sữa bò, trứng gà, sữa đậu nành, nước cơm, bột mì, đường sucroza, dầu thực vật,… quấy đều vào với nhau, tiếp đó cho nước đến lượng cần thiết đun sôi, vừa đun vừa quấy đều, không được để vón cục. Thường mỗi ngày pha làm 3 - 4 lần, mỗi lần chia ra làm 2 - 3 lần truyền, hoặc hay theo bệnh tình mà định. Trước lần truyền thứ hai mới đun sôi để diệt khuẩn. Khi pha chế không nên đun cùng với nước quả có tính axit, cũng không nên cho quá nhiều muối vào đun cùng để tránh vón cục. Muối ăn nên cho vào nước rau, còn nước quả chua thì nên truyền riêng. Nên cho thêm bột gà, bột thịt, bột cá, bột sữa, bột ca cao,... vào trong sữa hỗn hợp nhiều năng lượng, nhiều protein, để tăng thêm nhiệt năng và protein.
4) Chất lỏng I truyền qua đường mũi cho người bị ỉa chảy thích hợp với những bệnh nhân không thể dung nạp sữa hỗn hợp gây ỉa chảy và đi đại tiện nhiều lần, nên dùng lòng đỏ trứng, nước cơm, đường glucoza, muối ăn, vitamin C, B1 và men,... Mỗi lần 250 – 300ml, mỗi ngày 5 - 6 bữa. Cả ngày cung cấp protein 30g, lipit 30g, cacbohiđrat 250g, tổng năng lượng 6,28MJ (1500kcal).
5) Chất lỏng II truyền qua đường mũi cho người bị ỉa chảy. Bệnh nhân tổn thương sọ não thường do bị rối loạn chức năng thần kinh thực vật mà dẫn đến ỉa chảy, có biểu hiện tăng năng hoặc giảm sút vận động bài tiết của dạ dày ruột. Nên ăn sữa đông (trong 1 lít sữa bò cho thêm 2g clorua canxi), để các ion canxi tự do trong clorua canxi kết hợp với protein trong sữa bò, thành cục protein biến tính, các hạt mỡ sẽ biến thành những giọt mỡ nên hấp thu dễ hơn. Cũng nên ăn lòng đỏ trứng luộc chín, trong đó có chứa 13,6% protein và axit béo mạch ngắn, dễ tiêu hóa hấp thu và lại không gây ỉa chảy, ngoài ra còn có lexithin, cholesterol, canxi, photpho và lipin có thể bảo vệ được hệ thần kinh. Ngoài ra còn nên cho thêm nước táo tươi, trong đó có chứa axit malic, pectin, tanin, alcaloil, có tác dụng làm se, giúp ích cho sự hút thu nước trong ruột và cầm ỉa chảy. Mỗi ngày còn cần được cung cấp vitamin C 500mg, vitamin B1 60mg.
6) Chất lỏng ít cholesterol truyền qua đường mũi. Khi bị xuất huyết não kèm theo chứng mỡ máu cao, cần chú ý hạn chế cholesterol, lượng hấp thu cả ngày nên < 300mg, nên thêm vào một phần bột đậu, sữa đậu nành, nước quả tươi. Năng lượng cung cấp cả ngày là 8,37MJ (2000kcal), protein mỗi ngày 1,0 - 1,5g cho 1kg cân nặng, muối ăn mỗi ngày 2-3g.
7) Chất lỏng hạn chế nước và natri truyền qua đường mũi. Thích hợp với bệnh nhân bị tổn thương sọ não hoặc bị úng não ở thời kì đầu sau phẫu thuật. Clorua natri, cần hạn chế ở mức mỗi ngày cung cấp 2g. Nếu bị úng não nặng, cần trị liệu khử nước và hạn chế natri theo hướng dẫn của thầy thuốc.
8) Chất lỏng không có đạm truyền qua đường mũi. Thích hợp với những người bệch do tổn thương sọ não trên diện rộng hoặc tổn thương một vùng đặc thù nào đó dẫn đến suy thận và hôn mê, nên truyền hỗn hợp glucoza, mỡ nhũ hóa, ngoài ra còn nên bổ sung vitamin B1, C, axit folic,... Năng lượng cung cấp vào khoảng 3,3MJ (800kcal) là vừa.
9) Chất lỏng máu ẩn qua đường mũi. Thích hợp với những người bị tổn thương sọ não độ nặng, do các tổn thương vùng dưới đồi hoặc tổn thương thân não,... mà dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa, nôn ra nước màu cà phê, hoặc phân như hắc ín. Nên đợi đến khi triệu chứng xuất huyết giảm nhẹ thì bắt đầu cho ăn một ít nước cơm có lòng đỏ trứng, nước đường glucoza đextrin,... đồng thời cần chú ý điều tiết độ pH trong thức ăn làm cho có tính kiềm yếu tùy theo bệnh tình chuyển biến tốt dần lên mà tăng thêm sữa bò để nâng cao năng lượng, duy trì được sức khỏe cho cơ thể.
10) Chế độ ăn đồng chất. Một loại chế độ ăn cân đối có đầy đủ mọi chất dinh dưỡng cùng nhiệt năng, ái lực thẩm thấu không cao, không kích thích lên niêm mạc dạ dày, ruột nên tránh được nhược điểm mỡ động vật và cholesterol cao khi truyền dinh dưỡng bằng sữa hỗn hợp là chính. Sữa bò và sucroza quá nhiều dễ gây trướng bụng, đi lỏng,... Chế độ ăn đồng chất và cân bằng chất có nhiều xơ thô, giúp phòng ngừa táo bón, có thể sử dụng trong thời gian dài, không có tác dụng phụ. Khi pha chế nên dùng thịt viên nhỏ, cà rốt, rau xào, bánh mì hấp, cơm,... xay nhỏ thành dạng nhuyễn sánh ngậy. Năng lương cung cấp cả ngày là 6,3MJ (1.500kcal) hoặc 8,4MJ (2000kcal), hay 10,4MJ (2500kcal). Protein chiếm 15 - 20% tổng năng lượng, lipit chiếm 25 - 30%; cacbohiđrat chiếm 55 - 60%. Đồng thời nên điều chỉnh tùy theo từng loại bệnh khác nhau.
Phương pháp pha chế chế độ ăn đồng chất. Rửa sạch thịt gà thịt nạc, đậu khô rau; thái thành miếng nhỏ, nấu chín, bóc bỏ vỏ ngoài bánh mì hấp, trứng gà luộc chín cả quả, bóc vỏ cắt thành từng miếng nhỏ, cho toàn bộ các thức ăn cần thiết cho mỗi bữa vào bình đựng cho một lượng nước vừa phải và đánh đều cho thật nhuyễn không còn dạng hạt. Sau đó cho nước hoặc nước rau vào nồi rồi đổ số thức ăn nhuyễn trên vào đó, cho thêm 1 - 2g muối ăn cùng dầu thực vật hoặc mỡ nhũ hóa, vừa đun, vừa quấy đều, để sôi trong 2 - 3 phút rồi đổ vào bình đã khử trùng là có thể truyền được. Nếu cần để lâu thêm mấy giờ nữa thì sau khi đổ vào bình cho chưng hấp lại khoảng 20 phút để diệt trùng.
Muốn sử dụng chế đố ăn qua ống truyền trong thời gian dài, cần chú ý định kì cho đo lượng đường huyết, mỡ máu để tránh bị béo phì do năng lượng quá cao gây nên, chỉ một loại dinh dưỡng trong thời gian dài, lại thêm ống dạ dày phải để lưu trong thời gian dài, cần tránh không để cho niêm mạc dạ dày bị xuất huyết thể lan tỏa, đồng thời cần chú ý bổ sung các loại vitamin A, K, C để bảo vệ niêm mạc dạ dày. Ngoài ra còn cần chú ý xem có bị ợ chua, chảy nước dãi,... độ kiềm toan của dịch vị cùng với số lần đại tiện,...
Ví dụ về thực đơn sữa hỗn hợp thông thường: Lượng sữa bò cả ngày 800ml, sữa đậu nành đặc 500ml, trứng gà 2 quả, bột mì 20g, dầu thực vật 10g, sucroza 20g, muối ăn 4 - 7g, năng lượng 6,5MJ (1559kcal), nếu năng lượng có chiều hướng giảm thấp thì không nên sử dụng dài ngày. Sữa hỗn hợp nhiều năng lượng, nhiều protein: sữa bò cả ngày 1 lít, trứng gà 5 quả, sữa bột tách bơ 50g, sucroza 150g. Nước cơm 10% 500mg, sữa đậu nành 500ml, dầu thực vật 20mg, bột mì 10g, muối ăn 4g, năng lượng 10,5MJ (1.500kcal). Chế độ ăn đồng chất: thức ăn chính cả ngày 200g, trứng gà 1 quả, thịt cá bỏ xương 100g, thịt lợn nạc 100g, thịt gà 50g, rau xanh 150g, cà rốt vàng 50g, sucroza 80g, dầu thực vật 20g, muối ăn 4 - 5g, lượng thức ăn trên được chia ra truyền thành 5 - 6 bữa. Trong mỗi bữa nên truyền một ít nước đun sôi ấm, nước quả,... Đồng thời nên tăng thêm một lượng sữa bò hoặc sữa đậu nành vừa phải, giảm bớt thức ăn từ thịt các loại. Năng lượng cần tới 7,5MJ (1800kcal), protein 68g, lipit 60g, cacbohiđrat 250g, tỉ lệ giữa năng lượng và đạm là 0,7MJ (166kcal): 1g đạm.
Chế độ ăn thử nghiệm
Chế độ ăn dùng thử để phụ trợ cho chẩn đoán lâm sàng. Tức trong quá trình thử nghiệm trong thời gian ngắn áp dụng phương pháp hạn chế hoặc tăng thêm một loại chất dinh dưỡng nào đó đối với bệnh nhân, nhằm đạt được mục đích của chẩn đoán lâm sàng.
Chế độ ăn thử nghiệm được chia thành mấy loại sau:
1) Ăn khô. Thích hợp với những người được làm xét nghiệm về chức năng cô đặc nước tiểu, làm xét nghiệm về chất cặn nước tiểu. Trong chế độ ăn cả ngày có chứa một lượng dịch thể là 500 - 600ml không uống thêm nước để giúp nước tiểu đặc lại. Trong thời gian làm xét nghiệm 1 ngày, nên ăn các thức ăn ít nước như bánh hấp không có chất kiềm, cơm, bánh mì, trứng gà rán, cá hun, khoai tây,... Khi nấu nướng cố không cho hoặc cho ít nước. Protein 1g cho mỗi kilogam cân nặng. Cấm ăn uống những thứ có nhiều nước như các loại đồ uống, các loại canh cháo, hoa quả, rau cải bẹ, bí xanh, đậu phụ,...
2) Chế độ ăn thử nghiệm máu ẩn: Thích hợp với khi chẩn đoán xem đường dạ dày ruột có bị xuất huyết hay không. Thời gian làm xét nghiệm là 3 ngày, 2 ngày đầu là thời kì chuẩn bị, ngày thứ 3 là ngày kiểm tra xem phân có bị xuất huyết máu ẩn hay không. Nên ăn sữa bò, lòng trắng trứng gà, khoai tây gọt vỏ, súp lơ, củ cải trắng, bí xanh, đậu phụ, khô đậu, ngó sen, bánh phở, mì sợi, khoai sọ, gạo, bột mì và bánh hấp,... Cấm ăn các loại thức ăn có nhiều sắt như tiết động vật các loại, thịt các loại, lòng đỏ trứng, rau lá màu xanh,...
3) Chế độ ăn thử nghiệm anhidrit (anhydride) cơ, thích hợp với các bệnh viêm bể thận, viêm tiểu cầu thận,... kèm theo tổn hại cơ năng thận. Thời gian làm xét nghiệm là 3 ngày, đến ngày thứ ba thì đo tỉ lệ thanh lọc anhiđrit cơ niệu và hàm lượng anhiđrit cơ trong huyết tương. Lượng protein cả ngày <40g, dùng 1 quả trứng gà làm nguồn protein động vật. Trong phạm vi hạn lượng protein nên sử dụng sữa bò và đậu các loại cùng các chế phẩm từ đậu, rau và hoa quả không hạn chế. Thức ăn chính cả ngày nên trong khoảng 300g. Nếu năng lượng không đủ nên tăng thêm bữa điểm tâm ngọt như bột ngó sen và đường,... Cấm ăn thịt, cá, gà, vịt,... không uống nước chè và cà phê, ngừng dùng thuốc lợi tiểu.
4) Chế độ ăn thử nghiệm chụp X- quang túi mật. Thích hợp với những người viêm túi mật mãn, sỏi thận, nghi có trở ngại chức năng túi mật và ống mật. Thời gian làm xét nghiệm 2 ngày. Ở bữa trưa trước khi chụp 1 ngày, chế độ ăn có nhiều mỡ để cho nước mật tiết ra hết. Ở bữa tối trước khi chụp 1 ngày ăn theo chế độ ăn không mỡ, chỉ toàn cacbohiđrat, ngoài thức ăn chính ra, không ăn thêm bất kì một loại thức ăn nào có nhiều mỡ và đạm. Vào 8 giờ tối, trước khi chụp, uống thuốc tạo ảnh iot, uống thuốc xong cấm uống nước đồng thời cấm ăn tất cả mọi thứ. Sáng sớm ngày kiểm tra dùng nước xà phòng rửa ruột, đi đại tiện. Vào ngày kiểm tra nhịn ăn sáng, sau khi chụp lần phim thứ nhất là cho ăn cơm có nhiều mỡ, nên ăn 2 quả trứng rán bằng dầu, dầu nấu 50g (cũng có thể ăn thịt lợn mỡ hoặc sữa bò trứng gà, hay kẹo sôcôla sữa 50g) tổng lượng mỡ có thể đến 40 - 50g. Trong bữa ăn thuần cacbohiđrat nên ăn cháo gạo, cháo táo đỏ, bột ngó sen, mứt quả, bánh mì, cơm, bánh bao hấp, bánh đường,... cần khống chế mỡ nghiêm ngặt, không nấu bằng dầu ăn. Tránh không ăn các thức ăn làm dạ dày ruột đầy hơi và có xơ thô.
5) Chế độ ăn thử nghiệm Morse. Thích hợp dùng khi chẩn đoán suy thận thời kì đầu. Thời gian làm xét nghiệm 1 ngày, ăn uống bình thường, nhưng hàm lượng nước trong các thức ăn mỗi ngày phải giữ ở 500 - 600ml. Trong vòng 24 tiếng, ngoài bữa ăn xét nghiệm ra, không được ăn bất cứ thức ăn nào khác.
6) Chế độ ăn thử nghiệm bữa ăn no. Thích hợp dùng khi kiểm tra chức năng tim (an toàn hơn so với thử nghiệm vận động). Trên cơ sở lượng ăn vốn có của bệnh nhân, tăng thêm 30% các thức ăn nhiều mỡ nhiều đạm, nếu lượng đưa vào trước đó là 2,5MJ (600kcal), thì phải tăng thêm 30%, tức cần đưa vào 3,3MJ (780kcal). Nên ăn trứng gà, thịt nạc, dầu,... Trước bữa sáng, tiến hành kiểm tra điện tâm đồ khi bụng đói sau đó mới ăn. Sau nửa tiếng, 2 tiếng rưỡi, 4 tiếng rưỡi kiểm tra lại điện tâm đồ.
7) Chế độ ăn thử nghiệm năng lượng thấp. Thích hợp dùng cho những người suy chức năng gan thể chất. Lượng nhiệt năng cả ngày là 1,2MJ (300kcal), thời gian thử nghiệm 1 - 3 ngày, nên ăn bột loãng, mì nát, cháo loãng, rau, lòng trắng trứng gà, cà chua,... Chọn những thức ăn có nhiệt năng thấp, thể tích lớn để chống đói. Tất cả các thức ăn phải cân xong rồi mới nấu, không được tăng thêm dầu thực vật và các đồ gia vị như đường mía, rượu vang, gia vị, bột ngọt,... ngoài quy định. Nếu dùng ăn bằng trái cây, thì cả ngày nên ăn 617g táo.
8) Chế độ ăn thử nghiệm hấp thu mỡ. Thích hợp dùng để kiểm tra chức năng hấp thu lipit của ruột non. Trong thời gian thử nghiệm 3 ngày, lượng lipit đưa vào mỗi ngày khoảng 100g. Trong thời kì thử nghiệm, nếu lượng đạm mỡ trong phân vượt quá 7g hoặc tỉ lệ hấp thu lipit thấp dưới 90% thì là hấp thu lipit kém. Tất cả thức ăn đều phải cân, lượng lipit đưa vào mỗi ngày phải ổn định.
9) Chế độ ăn thử nghiệm iot 131 tuyến giáp. Thích hợp dùng cho những người bị tăng năng tuyến giáp. Trong thời gian thử nghiệm 2 tuần, kiêng ăn các thức ăn có chứa iot và tất cả những thức ăn và thuốc men ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp khác, như cá, tôm, hải sản, tép moi, sứa biển, rau câu, tôm nõn, tảo đỏ,... Các dụng cụ như nồi muôi, thìa,... dùng để chế biến hảo sản cũng không nên dùng. Muối ăn tạm thời không hạn chế.
10) Chế độ ăn thử nghiệm, chụp X - quang đối chiếu ruột kết. Thích hợp dùng cho những người bị khối u thời kì đầu và bị các biến chứng nhỏ ở ruột kết như polip nhỏ, biến chứng giai đoạn đầu của viêm loét ruột kết. Ở bữa trưa và bữa tối trước khi kiểm tra 1 ngày đều ăn cháo loãng hoặc chất lỏng và ngày kiểm tra không ăn sáng. Chất lỏng nên ăn nước cơm, nước quả,... không được ăn những thức ăn như sữa bò, trái cây, rau, thịt,...
11) Chế độ ăn thử nghiệm Langdexu. Thích hợp cho những người bị viêm tụy mãn, ung thư tụy, bị các bệnh về gan, mật. Sau 10 giờ đêm trước khi kiểm tra không được ăn uống gì. Sáng sớm hôm sau đi kiểm tra siêu âm B tuyến tụy khi bụng đói, đo đường kính lớn nhất ở các vị trí đầu, thân, đuôi tụy cùng đường kính miệng và độ dài của ống tụy. Sau đó cho người được kiểm tra uống dịch ăn thử nghiệm Langdexu, sau khi uống 20 phút lại làm kiểm tra siêu âm B.
Chế độ ăn chuyển hóa
Chế độ ăn dùng để chẩn đoán bệnh, quan sát hiệu quả trị liệu hoặc nghiên cứu phản ứng chuyển hóa của cơ thể. Thường dùng một số loại sau:
1) Chế độ ăn chuyển hóa canxi, photpho. Thích hợp dùng để chẩn đoán bệnh tăng năng tuyến cận giáp.
2) Chế độ ăn thử nghiệm spirolactone (spironolactonum). Thích hợp để chẩn đoán chứng tăng anđosterone (aladosterone).
3) Chế độ ăn thử nghiệm phụ tải chất điện giải. Dùng để xác minh chẩn đoán chứng tăng anđosteron nguyên phát.
4) Chế độ ăn chuyển hóa cân bằng đạm. Dùng để quan sát protein đã hấp thu có đáp ứng được nhu cầu của cơ thể hay không, cùng tình trạng tổng hợp và chuyển hóa phân hủy protein trong cơ thể.
Dinh dưỡng ngoài đường ruột dạ dày hoàn toàn
Còn gọi là dinh dưỡng tĩnh mạch, tức cung cấp toàn bộ các chất dinh dưỡng (dinh dưỡng ngoài đường ruột dạ dày hoàn toàn) hoặc một phần chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Cung cấp chất dinh dưỡng hoàn toàn bao gồm năng lượng phong phú, toàn bộ các axit amin cần thiết và một phần các axit amin không cần thiết, đầy đủ các axit béo cần thiết vitamin, chất điện giải và nguyên tố vi lượng,... thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng và chuyển hóa, duy trì hoặc khôi phục thể trọng bình thường và đạt được mức cân bằng đạm dương. Cung cấp chất dinh dưỡng một phần chỉ có thể là cơ số bổ sung cho việc ăn qua đường miệng hoặc qua đường ống không đủ, dùng hạn chế trong một thời gian ngắn. Dinh dưỡng tĩnh mạch sẽ truyền qua tĩnh mạch ngoại biên hoặc tĩnh mạch trung tâm.
Các chứng bệnh thích hợp với dinh dưỡng tĩnh mạch
Khi người bệnh gặp phải những bệnh tình sau không thể ăn qua đường miệng, mà lại cấm hoặc bị thất bại khi cho ăn qua đường mũi:
1) Rò ruột ở vị trí cao, rò thực quản dị dạng thực quản, dạ dày đường ruột bẩm sinh, hội chứng ruột ngắn, viêm tụy hoại tử hoặc do xuất huyết cấp,...
2) Người bị chuyển hóa siêu cao, như bị bỏng diện rộng, vết thương hoặc nhiễm trùng nặng,...
3) Những người đường ruột dạ dày đòi hỏi phải nghỉ ngơi hoặc hấp thu kém, như viêm ruột định vị, viêm loét ruột kết, xuất huyết tràn trề đường tiêu hóa, ỉa chảy dài ngày,...
4) Bệnh nhân ung thư phải tiếp nhận trị liệu bằng hóa chất hoặc trị liệu bằng phóng xạ, do phản ứng trị liệu quá nặng không thể ăn uống được, hoặc những người sau khi tiếp nhận trị liệu bằng phóng xạ ở vùng bụng dẫn đến viêm đường ruột dạ dày không thể ăn được.
5) Những người bị hôn mê hoặc suy nhược ở vào trạng thái tiêu hao, trong thời gian dài, những người dự tính vẫn chưa thể khôi phục được dinh dưỡng qua ruột trong thời gian ngắn.
6) Những người bị các bệnh khác như suy thận, suy tim, suy gan,... cấp.
Lựa chọn dịch dinh dưỡng ngoài đường ruột hoàn toàn
Do dịch dinh dưỡng trong dinh dưỡng ngoài đường ruột là vượt qua niêm mạc ruột non và gan, trực tiếp đi vào các tổ chức và cơ quan của cơ thể, cho nên yêu cầu về thành phần của nó rất cao. Cacbohiđrat thì dùng glucoza là thích hợp nhất, glucoza sẽ cung cấp dinh dưỡng cho não, mỗi ngày cần khoảng 120 - 140g. Nguồn protein và axit amin tương đối nhiều nhu cung cấp máu toàn phần, hồng cầu, huyết tương, anbumin và dịch hỗn hợp axit amin,... nhưng chỉ có dịch hỗn hợp axit amin là thích hợp dùng vào dinh dưỡng tĩnh mạch để bổ sung protein. Nếu bổ sung protein bằng truyền máu thì vừa không an toàn lại vừa không kinh tế, chỉ thích hợp dùng cho những người bị mất máu. Truyền anbumin chỉ có thể dùng cho những người bị chứng anbumin - huyết thấp, thường không nên dùng làm nguồn bổ sung protein. Thuốc sữa béo là loại đẳng trương, có thể truyền qua tĩnh mạch ngoại biên để cung cấp các axit béo cần thiết cho cơ thể, tránh để vì dùng dinh dưỡng tĩnh mạch trong thời gian dài mà phát sinh thiếu axit béo cần thiết.
Tỉ lệ giữa nitơ và năng lượng trong dinh dưỡng tĩnh mạch
Để đạt được sự cân bằng nitơ và thúc đẩy sự tổng hợp protein đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ về số lượng năng lượng không phải protein. Tỉ lệ nitơ và năng lượng không phải protein trong dung dịch truyền ứng dụng là 1g nitơ: 0,628 - 0,837MJ (150 - 200kcal), đối với những bệnh nhân có chuyển hóa phân giải mạnh thì nên là 1g nitơ: 0,502MJ (120kcal). Tỉ lệ trọng lượng giữa chất hỗn hợp axit amin, cacbohiđrat và lipit trong dinh dưỡng tĩnh mạch là 1 : 5: 1,8.
Bổ sung vitamin. Lượng nhu cầu về vitamin trong dinh dưỡng tĩnh mạch được cung cấp bổ sung chủ yếu theo lượng nhu cầu uống. Sau khi bị tổn thương hoặc bị chứng mủ huyết, sự chuyển hóa vitamin C và vitamin nhóm B tăng cường, lượng nhu cầu phải gấp 5 - 10 lần lượng cơ bản.
Nhận định về hiệu quả của dinh dưỡng. Mục đích của việc tiến hành truyền dinh dưỡng tĩnh mạch là ở chỗ bổ sung đầy đủ mức năng lượng mà bệnh nhân bị thiếu và khôi phục dự trữ protein trong cơ thể. Có thể thông qua mức cân bằng nitơ, chỉ tiêu sinh hóa máu (anbumin, transferin (transferrin) tiền anbumin, anbumin sợi kết hợp, protein retinol kết hợp),... mà quan sát tình tạng tồn trữ protein trong cơ thể, sự thay đổi các chỉ số về cân nặng, chiều cao, creatinin (creatinine), tình trạng khôi phục chức năng miễn dịch như số đếm tế bào bạch huyết chính,... tiến hành đánh giá tổng hợp về tình trạng dinh dưỡng.
Các biến chứng chuyển hóa dinh dưỡng ngoài đường ruột dạ dày hoàn toàn.
Về mặt chuyển hóa đường có các chứng đường huyết cao, lợi tiểu thẩm thấu, mất nước ưu trương không phải do xeton và ngộ độc axit chứng xeton và lượng đường huyết thấp sau khi ngừng truyền,... Về mặt chuyển hóa axit amin có ngộ độc axit do chuyển hóa chứng cao - huyết cao, mất cân bằng axit amin trong huyết thanh, chứng anbumin - huyết cao, chứng nitơ - huyết tiền thận. Về mặt chuyển hóa lipit có chứng thiếu lipin, linoleic, axit arachiđơnic (arachidonic) trong huyết thanh,... Về mặt chuyển hóa canxi, photpho có chứng photpho thấp, chứng canxi - huyết thấp, chứng canxi - huyết cao, thiếu hoặc thừa vitamin D,... Thiếu nguyên tố vi lượng, nhất là khi ứng dụng dinh dưỡng ngoài đường ruột, dạ dày hoàn toàn trong cả thời kì dài, cần bổ sung kẽm, đồng, mangan, crom,... Ngoài ra, còn có khả năng xuất hiện chứng kali - huyết thấp, chứng magie - huyết thấp, thiếu máu, xuất huyết, chứng thừa vitamin A, viêm gan ứ tích mật,...
Kiểm tra dinh dưỡng tĩnh mạch
Những người bệnh tiếp nhận dinh dưỡng tĩnh mạch cần kiểm tra cân nặng và ghi lại chính xác lượng chất lỏng ra vào hằng ngày. Khi tiến hành nghiên cứu về mức cân bằng nitơ, phải lấy nước tiểu trong 24 tiếng để đo lượng nitơ trong nước tiểu đồng thời thường xuyên đo nồng độ urê, chất điện giải và anbumin trong huyết thanh, để sớm phát hiện được các rối loạn về cân bằng axit bazơ và chất điện giải cùng chứng anbumin huyết thấp. Nếu dùng đường ưu trương làng nguồn dinh dưỡng tĩnh mạch, cần đo lượng đường huyết và đường niệu hằng ngày để kịp thời phát hiện chứng đường huyết cao và lợi tiểu ưu trương do nó gây nên.
Thực liệu (trị liệu bằng ăn uống)
Trị bệnh bằng ăn uống từ trước tới nay là một biện pháp quan trọng để phòng ngừa bệnh tật. Thức ăn có tác dụng phòng chữa bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe, đồng thời còn là loại thuốc Đông y, thường được gọi là “Đông dược thực liệu”, “Đông dược thức ăn”,... Đông dược thực liệu bao gồm lương thực loại cốc, trái cây, quả khô, rau, thịt gia cầm gia súc, hải sản, các loại hương liệu gia vị,... khi ăn không dùng thêm các loại dược phẩm thuần túy nào khác.
Nguyên tắc cơ bản của trị liệu bằng ăn uống.
Theo nguyên lí cơ bản của Đông y học, chủ yếu bao gồm các mặt sau:
1) Ăn uống điều độ, ngũ vị điều hòa. Tức ăn uống đúng giờ, đúng lượng, không ăn lấy được, ăn uống phải chế biến cân đối hợp lí không thiên nghiệm về một vị nào; ngũ vị (cay, chua, ngọt, đắng, mặn) điều hòa thỏa đáng để có thể bồi bổ được ngũ trạng. Thiên nghiệm ngũ vị thì sẽ dẫn đến khí tạng không ổn định, dễ sinh ra nhiều bệnh.
2) Ăn uống thanh đạm, tránh cao lương mĩ vị, không nên ăn nhiều thịt và dầu mỡ, thức ăn cay và uống nhíều rượu. Theo Đông y, thức ăn nhiều mỡ béo ngậy sẽ trợ thấp sinh đờm, đờm bẩn tắc mạch, gan dương thượng cương sẽ dẫn đến các chứng huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh động mạch vành,...
3) Ăn tạp. Tức dùng chế độ ăn cân đối. Trong Nội kinh có nói “Ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi xung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ ích tinh khí”. Tạm dịch: Ngũ cốc nuôi dưỡng, ngũ quả trợ giúp, các loại thịt gia súc ích lợi, các loại rau bổ sung, phối hợp tất cả khí vị vào để ăn thì rất bổ ích cho tinh lực.
4) Thực dưỡng. Coi trọng việc điều hòa ăn uống với các mùa, đây là nguyên tắc thực dưỡng thực trị (nuôi dưỡng bằng ăn uống, trị bệnh bằng ăn uống). Trong “tố vấn” có viết “Thánh nhân xuân hạ dưỡng dương thu đông dưỡng âm”. (Tạm dịch: Các vị thánh nhân về mùa xuân hè thì dưỡng dương, về mùa thu đông thì dưỡng âm). “Chu lễ - Thiên quan” nêu rằng: “Xuân phát tán nghi thực toan dĩ thu, liễm, hạ giải hoãn nghi thực khổ dĩ kiên ngạnh, thu thu liễm nghi thực tân dĩ phát tán, đông kiên thực nghi thực hàm dĩ hòa nhuyễn” (Tạm dịch: “Mùa xuân phát tán nên ăn chua để se lại” mùa hè giải hoãn nên ăn đắng để cứng rắn, mùa thu thu liễm nên ăn cay để phát tán, mùa đông kiên thực nên ăn mặn để hòa nhuyễn).
5) Ăn uống nên kiêng. Hàn chứng nên dùng ích khí ôn trung, tán hàn kiện tì, chọn các thức ăn ấm, nóng như đại táo, gừng, đường đỏ, hạt tiêu,...; kiêng ăn loại sống lạnh như dưa, đồ uống lạnh, rau trộn lạnh,... Nhiệt chứng thì nên dùng các thức ăn bình tính hàn lạnh để thanh nhiệt, sinh tân, dưỡng âm, như mì, gạo, rau tươi chế phẩm sữa, dưa hấu, nước lê ép,...; kiêng ăn các thức ăn ôn táo thương ấm, như gừng, ớt, dầu, mỡ,... Hư chứng: Những người dương suy nên ôn bổ, kiêng ăn thức ăn lạnh, những người thận dương bất túc nên ăn các thức ăn ôn bổ thận dương như nhung hươu, tủy sống bò,... những người âm suy nên tư bổ, thanh đạm; những người thận âm huyết hư nên dùng canh mã thầy, sứa, vịt trắng, gà xương đen,... kiêng ăn thức ăn ôn nhiệt. Thường hư chứng nên kiêng ăn các thức ăn cay hao tân dịch, dầu mỡ rán, béo ngậy khó tiêu hóa,... nên ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng, thanh đạm. Nhưng ăn uống không được kiêng, một cách tuyệt đối, mà cần kết hợp với sự phân tích cụ thể về bệnh tình, phân biệt rõ hàn nhiệt, hư thực của bệnh tình để vận dụng cho đúng. Ngoài ra còn cần chú ý kết hợp mối quan hệ giữa ngũ vị với ngũ tạng trong trị liệu bằng ăn uống. Chua vào gan sẽ làm se, như ô mai, thanh lực, đắng vào tim có thể sẽ thanh nhiệt, giáng khí, hạ hỏa, khô ẩm, như mướp đắng thanh nhiệt giải độc, hạnh nhân giáng khí; ngọt vào tì sẽ bổ dưỡng tì vị, hòa trung, hoãn cấp, giảm đau, như táo, mật ong, đường phèn,...; cay vào phổi có tác dụng phát tán, hành khí hòa huyết, như gừng sống, tỏi phát tán phong hàn, vỏ quít, sa nhân hành khí...; mặn vào thận sẽ nhuyễn kiên nhuận hạ, nên có tác dụng tán kết, như tảo biển,1 rau câu,...
Khi chọn dùng thức ăn trong trị liệu bằng ăn uống phải chú ý đến tính nóng và tính mát của thức ăn: Thức ăn ôn nhiệt có thịt chó, thịt bò, thịt gà, thịt rùa, thịt dê cừu, thịt chim sẻ, thịt tôm, hành, tỏi, ớt, hạt tiêu, hẹ,...; thức ăn hàn lạnh có thịt lợn, thịt ba ba, sò biển, thịt vịt, thịt ngỗng, rau cần, bí xanh, tảo đỏ, lê, dưa hấu, cam, quít, hồng, đậu xanh,...; thức ăn tính bình có cá chép, cá mực, đậu đỏ, đậu đũa, đậu tứ thời, mướp, mộc nhĩ, bách hợp, hạt sen, trứng vịt, sơn dược, hạnh nhân, nho, đào,…
Giới thiệu tóm tắt về cách trị liệu bằng ăn uống cho các bệnh thường gặp.
1) Bệnh huyết áp cao. Nên ăn rau chân vịt, rau cần, cải củ, củ mã thầy, dưa chuột, ngó sen, nấm hương, mộc nhĩ, hành tây, tỏi tây...
2) Bệnh động mạch vành. Nên ăn sơn trà, bách hợp, thịt viên, quế, nấm hương, nấm, nấm rơm, ngô bao tử, tảo biển,...
3) Đau dạ dày. Nên ăn sơn dược, hạt sen, táo đỏ, ý mễ nhân, đậu ván, gừng tươi, gừng khô, thịt gà non, trứng gà, cá.
4) Cảm mạo. Loại phong hàn thì nên uống nước gừng đường đỏ, hoặc canh cháo đậu trắng nấu với hành tỏi,..; loại chứng nhiệt nên ăn cháo hoa cúc hoặc uống trà hoa cúc. Người bị khí trệ nên ăn củ cải, cà rốt, cháo,...
5) Xơ gan. Khí hư chứng nên ăn thịt cừu, thịt chim sẻ, thịt gà, đậu đũa, tôm, cá hố, cải trắng, nhãn, chà là,...; âm hư chứng nên ăn đậu phụ, mộc nhĩ trắng, đậu xanh, mã thầy, rau cần, táo,...; khí trệ chứng nên ăn củ cải, bánh, quít, đậu đũa, mã thầy,...; huyết ứ chứng nên ăn rau câu, sứa, tảo đỏ, ba ba, mã thầy, khoai sọ,...; những người thấp hãm tì nên ăn ý mễ nhân, đậu ván, sơn dược,...; những người bị báng bụng nên ăn cá chép, bí xanh, đậu đỏ,...
6) Viêm thận. Nên ăn cá chép đen, râu ngô, ô mai, bí xanh, củ cải mướp, đậu đen, cá giếc, dưa hấu, mã thầy, ngó sen, sứa, mộc nhĩ,...
7) Viêm gan virut. Nên ăn canh vỏ dưa chuột, cháo ngô, canh bí xanh, canh táo chua,...
8) Khối u ác tính. Nên ăn cỏ linh lăng, giá đỗ xanh, rau chân vịt, cải bắp, cà rốt, sữa chua, nấm hương, nấm rơm, quít, đỗ xanh, hạt sen, táo đỏ, ý mễ nhân, đậu phụ, mộc nhĩ, thịt vịt, cá trắm, ba ba, cá quả,... .
Chế độ ăn bằng thuốc
Được cấu thành từ thuốc men, thức ăn và gia vị dưới sự chỉ dẫn của lí luận phối chế chế độ ăn biện chứng của Đông y.
Thuốc trợ giúp thức ăn, thức ăn nhờ vào thuốc, là loại thức ăn đặc thù dùng để phòng chữa bệnh và tăng cường sức khỏe, tuổi thọ.
Dựa theo hiệu quả trị liệu, có thể chia thành 2 loại lớn là chế độ ăn bằng thuốc tăng lực (chế độ ăn bồi bổ và kéo dài tuổi thọ) và chế độ ăn bằng thuốc chữa bệnh.
Chế độ ăn bằng thuốc tăng lực
Có chế độ ăn bằng thuốc bổ khí, thuốc đường khí, chế độ ăn bằng thuốc dưỡng dương, chế độ ăn bằng thuốc tư âm; thuốc kiêm bổ khí huyết, âm dương, chế độ ăn bằng thuốc kiện tì, chế độ ăn bằng thuốc bổ, chế độ ăn bằng thuốc dưỡng tâm, chế độ ăn bằng thuốc bổ thận, chế độ ăn bằng thuốc ích gan, chế độ ăn bằng thuốc kiên bổ nội tạng, chế độ ăn bằng thuốc kéo dài tuổi thọ, chế độ ăn bằng thuốc tăng vẻ đẹp,… Ở đây xin giới thiệu 3 loại:
1) Chế độ ăn bằng thuốc tư bổ dưỡng sinh. Thức ăn chọn dùng phải có công dụng tư âm bổ dương, ích lục phủ ngũ tạng, tăng cân tráng cốt, ích nguyên phù chính, tăng cường thể chất, phòng chống bệnh tật, khoan sướng thân tâm,... Như trong kê ti (thịt gà) cho thêm mạch đông, sẽ ích khí dưỡng âm, trong trựu kê (gà non) cho thêm hoàng tinh sẽ ôn dưỡng âm ích khí; trong kê cầu (trứng gà) cho thêm sinh mạch ẩm sẽ ôn trung dưỡng vị, trong canh hạt sen cho thêm sâm Mỹ, sẽ dưỡng tâm an thần, trong hải sâm cho thêm nhân sâm với lượng vừa phải sẽ bổ khí huyết.
2) Chế độ ăn bằng thuốc kéo dài tuổi thọ. Phần nhiều chọn dùng các vị thuốc Đông y có tác dụng chống suy lão, kiện tì hòa vị, ích tinh bổ thận, nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể và tráng cốt kiện thân phối chế tổng hợp lại mà thành. Như trong cá cho thêm sơn tra, sẽ hạ mỡ thông mạch; hồ đào ngâm vào trong nước thuốc được chế từ thục địa, đỗ trọng, nhục thung dung, sau đó đem sắc, có công dụng ích não bổ thận, trong món xào chay cho thêm quyết minh tử, sơn tra,... chắt lấy nước, sẽ làm thông mạch,...
3) Chế độ ăn bằng thuốc tăng vẻ đẹp. Chế độ ăn cân đối được phối chế dựa theo dược xan mật phương và các thực đơn tinh tuyển của Trung Quốc thời cổ giúp cho việc cân bằng âm dương trong cơ thể, hài hòa tạng phủ, nhuận da, dung nhan sáng rạng, vóc người khỏe đẹp. Như trong món ăn nguội cho thêm cẩu kí tử, nhân sâm,... có tác dụng giữ được vẻ trẻ trung; trong cá cho thêm ngọc trúc, có tác dụng thanh nhiệt dưỡng âm, trong sò tươi cho thêm ý mễ nhân, có tác dụng trừ tàn nhang, trong bánh phutđinh cho thêm bột trân châu, nước ép hoa cúc, có tác dụng hạ mỡ làm đẹp,...
Chế độ ăn bằng thuốc chữa bệnh
1) Bệnh huyết áp cao. Nên dùng canh sơn tra - quyết minh (sơn tra, quyết minh tử mỗi loại 15 - 30g, cho thêm lượng nước vừa phải sắc uống hoặc uống thay trà), địa đông thủy ngư (thục địa 10g, thiên môn đông 10g, hấp với rùa vỏ mỏng), thiên ma ngư đầu (thiên ma 6g, cá trắm đen khúc 200g xào nấm).
2) Bệnh động mạch vành. Nên dùng vịt hấp đương quy hoàng kì (đương quy 6g, hoàng kì 16g, vịt chặt miếng 250g hấp chung), gà giò sinh mạch (thái tử sâm 15g, mạch đông 6g hấp với gà con). Cháo thủ ô bách hợp (hà thủ ô 15 - 30g, dùng nồi đất nấu chín, bỏ bã chắt lấy nước, nấu thành cháo cùng với bách hợp 30g, cẩu kỷ tử 9g, đại táo 6 hạt, gà nếp 100g, rửa vo sạch, đường trắng vừa phải). Ăn vào bữa sáng và bữa tối, những người bị bệnh động mạch vành có chiều hướng âm suy nên ăn.
3) Đau dạ dày. Nên dùng cháo hành khí kiện vị (sa nhân 3g, quất bì, chỉ xác, phật thủ mỗi loại 6g, cho nước sắc bỏ bã, cho gạo nếp 100g vào nấu thành cháo), mỗi ngày ăn 2 lần, dùng thích hợp cho đau dạ dày dạng khí trệ, cháo gia vị tam tiên (thần khúc sơn tra, mạch nha rang, cốc nha rang mỗi loại 12g, quất bì 6g, cho nước sắc bỏ bã, cho 100g gạo nếp vào nấu thành cháo), mỗi ngày chia 2 lần ăn, dùng thích hợp cho đau dạ dày dạng thực trệ; bánh ôn trung kiện tì (sơn dược, bạch truật, phục linh mỗi loại 60g, gừng khô 30g, trần bì 15g, nghiền chung thành bột mịn, cho thêm hạt tiêu bột 3g trộn đều, cho thêm 1000g bột mì, chế thành bánh, dùng thích hợp cho những người đau dạ dày hư hàn.
4) Xơ gan. Nên dùng cháo hành khí kiện vị (giống như đau dạ đày) dùng thích hợp cho những ngươi khí trệ xơ gan giai đoạn đầu; canh thịt lợn đảng sâm hoàng kì (đảng sâm hoàng kì, phục linh mỗi loại 12g, bạch truật 9g, linh chi, trần bì, phật thủ mỗi loại 6g, sa nhân 3g, thịt lợn nạc 100g dùng lửa nhỏ hầm nhừ, cho thêm muối vừa ăn), dùng thích hợp cho những người xơ gan can uất tì hư giai đoạn đầu, nước râu ngô thập cẩm (râu ngô 30g, vỏ bí xanh, vỏ phục linh mỗi loại 15g, sắc bỏ bã uống nước) dùng thích hợp cho những người xơ gan báng bụng, cháo xích đào quy linh (xích thước, đào nhân, đương quy mỗi loại 9g, thủy hồng hoa tử, trần bì mỗi loại 6g, phục linh, chư linh mỗi loại 12g, sắc bỏ bã, cho đậu đen 30g và gạo nếp 60g vào nấu cùng thành cháo), mỗi ngày ăn 2 lần, dùng thích hợp cho những người xơ gan.
5) Viêm thận cấp tính, mãn tính. Nên dùng canh nhị giao (đậu đen 120g, thương lục 9g, cho nước vào nấu thành canh), là lượng của 1 ngày, uống liền 3 - 5 ngày, dùng thích hợp cho những người viêm thận cấp phong nhiệt uất phế, canh cá chép đậu đen (cá chép 1 con khoảng 100g, đậu đen 60g, hầm chín uống nước), không cho thêm muối, một bữa uống hết, dùng thích hợp cho những người viêm thận cấp tính, mãn tình phù nề rõ, đi tiểu buốt đỏ; rễ cỏ tranh đun với đậu đen (rễ cỏ tranh trắng 250g, đậu đen 120g, cho vào nước đun đến khi cạn vứt bỏ rễ cỏ tranh), chia ra uống làm nhiều lần, viêm thận cấp tính, mãn tính các loại đều nên uống.
6) Viêm gan do virut. Nên dùng thịt lợn nạc, cỏ xương gà (cỏ xương gà 60g, thịt lợn nạc 100g, cho vừa nước hầm 2 - 3 tiếng, bỏ bã nêm gia vị ăn), mỗi ngày 1 lần, ăn liền trong nhiều ngày; cháo nhân trần (nhân trần 30 - 45g rửa sạch, cho thêm 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã, cho thêm 100g gạo nếp vào nấu thành cháo, cho đường trắng vào đun sôi), mỗi ngày chia ăn 2 – 3 lần, 7 - 10 ngày là 1 liệu trình, dùng thích hợp cho những người thấp nhiệt uẩn kết, viêm gan vàng da cấp tràn dịch mật; ba ba hấp suông là loại thức ăn lí tưởng cho những người bị bệnh gan cơ thể yếu; canh tứ hồng ích gan lợi thấp (đậu đen 60g, màng nhân lạc 30g, tác đỏ 10g, đường đỏ 50g, luộc đậu đen với lạc nhân trước, khi gân nhừ cho thêm táo đỏ và đường đỏ vào nấu nhừ), mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần l bát nhỏ, dùng thích hợp các chứng ôn nhiệt nội uẩn, can vị bất hòa và can tì mất điều hòa khí trệ huyết ứ do viêm gan cấp, mãn tính.
7) Khối u ác tính. Canh hầu đầu bạch hoa sà thiệt thảo (nấm đầu khỉ 60g, cỏ lưỡi rắn hoa trắng 60g, đằng lê cân 60g, cho nước vào sắc uống) dùng thích hợp cho ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư môn vị và ung thư gan,…; canh giải uất rùa đen (rùa đen 1 con, sài hồ 9g, đào nhân 9g, bạch truật 15g, cỏ lưỡi rắn hoa trắng 30g, cho thuốc vào sắc lấy nước bỏ bã, hầm chín cùng với rùa đen ăn) 2 - 3 ngày 1 liều uống thường xuyên có tác dụng trị liệu phụ trợ cho ung thư mũi - thanh quản; canh nấm rễ nho dại (nấm 30g, rễ nho dại 60g, mật ong vừa đủ, sắc 2 vị trên, sau đó hòa với mật ong uống), mỗi ngày 1 liều, uống thường xuyên có tác dụng trị liệu đối với ung thư phổi, ngũ vị thay trà (thảo hà xa 30g, cỏ lưỡi rắn hoa trắng 30g, mai rùa 30g, đào nhân 9g, hồng hoa 6g, đường mía vừa đủ, sắc 5 vị trà bỏ bã, cho đường vào hòa uống) mỗi ngày 1 liều, những người bị ung thư gan nên uống thường xuyên.
Với chế độ ăn bằng thuốc cần chú ý: mùa xuân nên thăng bổ, mùa hè nên thanh bổ, cả mùa hè nên đạm bổ, mùa thu nên bình bổ và mùa đông nên tư bổ. Khi phối chế chế độ ăn bằng thuốc, cần chú ý những thứ kị với nhau, như hoàng liên, cát cánh, ô mai kị phối chế với thịt lợn, ba ba kị rau giền, nhân sâm kị cải củ, cá giếc kị mạch đông, mặc dù hiện nay vẫn chưa có căn cứ thực nghiệm.