THẾ NÀO LÀ CHỨNG THỪA DINH DƯỠNG, NÓ BAO GỒM NHỮNG DẠNG CHỦ YẾU NÀO?
Béo phì
Nhiệt lượng đưa vào nhiều hơn tiêu hao của cơ thể, năng lượng dư thừa tồn lại trong cơ thể dưới dạng amỡ, khiến cho cân nặng vượt quá 20% so với tiêu chuẩn, những người béo phì loại này được gọi là béo phì dinh dưỡng. Những người vượt quá 30 - 40% được gọi là béo phì độ vừa, vượt quá 50% được gọi là béo phì độ nặng.
Béo phì dinh dưỡng phần nhiều gặp ở trẻ sơ sinh trong vòng 1 năm tuổi và trẻ em 5 - 8 tuổi, ở người lớn phần nhiều gặp ở nữ trung niên 40 – 50 tuổi, người già 60 - 70 tuổi cũng không phải là ít gặp.
Năng lượng đưa vào hằng ngày ở người bình thường tuy khác nhau tương đối nhiều, đồng thời do các nguyên nhân về độ tuổi, giới tính, chiều cao, diện tích cơ thể và nghề nghiệp,... mà có sự khác nhau, nhưng do có sự điều tiết tinh xác của nội tiết thần kinh, nên cân nặng vẫn giữ được sự tương đối ổn định. Chỉ khi chức năng điều tiết tương đối yếu đi hoặc thất thường thì mới phát sinh chứng béo phì.
Nguyên nhân của sự béo phì được chia làm 2 loại là nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong.
Nguyên nhân bên trong do gia đình có tiền sử béo phì di truyền, có thói quen hay ăn uống từ nhỏ, nhân tố về tâm thần kinh, như khi tâm tính thư thái, tinh thần ổn định, lượng bài tiết insulin trong cơ thể tăng cao, tăng năng khẩu vị nhân tố nội tiết như hàm lượng insulin trong huyết tương có chiều hướng tăng, phản ứng kích thích với đường mạnh hơn,... Nguyên nhân bên ngoài chủ yếu do ăn uống quá nhiều mà vận động lại quá ít. Trẻ em phần nhiều do được nuôi không đúng cách, người lớn phần nhiều gặp ở thời kì hồi phục sau ốm đau, bệnh tật và sau khi ốm liệt giường lâu ngày được tăng thêm dinh dưỡng không thỏa đáng hoặc do sau khi nghỉ tập thể dục và giảm nhẹ lao động chân tay đã không chú ý giảm bớt lượng calo ăn vào. Người béo phì độ nhẹ mà không có bất cứ triệu chứng gì, nếu không tìm cách khống chế thì dần dần trở nên bệ vệ, cử chỉ chậm chạp, tăng thêm gánh nặng cho cơ thể. Người béo phì cực độ là do thông khí phế nang kém nên bị thiếu oxy, dễ buồn ngủ, giảm hiệu suất lao động, đồng thời do lượng máu tuần hoàn không đủ, tăng gánh nặng cho tim mà dẫn đến tim lệch trái, dễ phát sinh huyết áp cao, bệnh động mạch vành, chứng mỡ gan, bệnh đái tháo đường, chứng sỏi gan, chứng gút,... Béo phì dinh dưỡng thường được xác định dựa vào tiền sử bệnh, thể chứng và cân nặng, nhưng cần phân biệt và loại trừ ra khỏi chứng béo phì thứ phát, đồng thời cần chú ý xem có các biến chứng hay không. Mục đích của việc trị liệu bằng bữa ăn là, với điều kiện bảo đảm được lượng nhu cầu về protein và các chất dinh dưỡng khác, làm cho mức năng lượng đưa vào cân bằng với lượng tiêu hao của cơ thể, để trạng thái năng lượng nhập không đủ xuất được duy trì trong một thời gian tương đối, nhằm làm cho cân nặng giảm xuống tới mức tiếp cận được với cân nặng tiêu chuẩn. Vì vậy, người béo phì độ nhẹ chỉ cần giảm bớt ăn mỡ và đường các loại, hạn chế ăn ngọt và các thức ăn rán, giảm bớt lương thực chính để khống chế tổng năng lượng, duy trì lượng nhu cầu cho cân nặng tiêu chuẩn, theo độ tuổi để mỗi tháng cân nặng giảm đi được 0,5 - 1kg, sau khi đạt được mục tiêu giảm cân rồi thì mới cung cấp năng lượng theo lượng duy trì. Với người béo phì từ độ vừa trở lên họ không những cần chọn các thức ăn thanh đạm, ít ăn các thức ăn có mỡ, nhiều cholesterol, mà còn cần khống chế bữa ăn cho thật chặt, thường chỉ nên cung cấp 70% năng lượng cần thiết với người lớn là nam giới, lượng cung cấp mỗi ngày dưới 8.400MJ (2000kcal), nữ dưới 6.300MJ (1.500kcal), mỗi tuần giảm 0,5 - 1 kg cân nặng; sau khi cân nặng giảm bớt mới cho cung cấp năng lượng duy trì. Người béo phì độ nặng thường chỉ nên cung cấp 50% năng lượng cần thiết, theo nguyên tắc đáp ứng được nhu cầu sinh lí cơ bản. Tổng năng lượng đưa vào mỗi ngày vào khoảng 3.360 - 5.460MJ (800 - 1.300 kcal), việc này phải được tiến hành trong bệnh viện, đồng thời chỉ nên thực trong một giai đoạn. Trong thời kì trị liệu bằng bữa ăn, cần ăn tăng thêm là hoa quả, một vài loại thuốc phụ gia vitamin và nguyên tố vi lượng, để bù lại sự thiếu toàn diện của các thành phần dinh dưỡng, đồng thời có được cảm giác no bụng. Việc phòng ngừa chứng béo phì dinh dưỡng dễ có được hiệu quả hơn so với sự điều trị vì thế nó có một ý nghĩa hết sức quan trọng.
Cần phải nhấn mạnh tới việc khống chế lượng ăn vào cho vừa phải, tự giác tránh những thức ăn có nhiều đường, nhiều mỡ, nhiều năng lượng, cần thường xuyên tham gia lao động chân tay và rèn luyện thân thể, đó là biện pháp cơ bản nhất để phòng và chữa chứng béo phì.
Ngộ độc vitamin A
Ngộ độc do đưa vitamin A vào quá liều. Phần nhiều gặp ở trẻ sơ sinh uống dầu gan cá cô đặc quá liều dài ngày để trị liệu hoặc phòng ngừa bệnh còi xương, cũng có trẻ do uống vitamin A trong một thời gian dài để trị liệu các bệnh về da mà dấn đến ngộ độc mãn tính. Do khả năng hấp thu, tận dụng, bài tiết và tận dụng vitamin A của mỗi người một khác nhau, nên liều lượng thuốc gây ngộ độc cho mỗi người cũng khác nhau. Thường ở trẻ nhỏ một liều uống vitamin A mà vượt quá 90.000μg đương lượng retinol thì sẽ bị ngộ độc cấp nếu mỗi ngày uống 15.000 - 30.000μg đương lượng retinol quá 6 tháng thì sẽ bị ngộ độc mãn. Ngộ độc mãn khá thường gặp do uống quá liều trên 3 tháng, các triệu chứng ngộ độc sẽ xuất hiện.
Do lượng vitamin A quá liều sẽ làm giảm tính ổn định của màng tế bào các đơn vị dưới tế bào, nhất là màng lysosom; vì thế mà dẫn đến các biến chứng trên diện rộng ở các tổ chức như da, xương, gan, não,...
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ăn không ngon miệng, không tăng cân, dễ cáu bẩn, chốc mép, tới thô ra rồi rụng đi, da ngứa ngáy, bong vảy ở bàn tay, bàn chân, trong sâu chân tay chạm đau, các mô sụn sưng, hai bên thái dương gồ lên rõ, có khi xương sọ bị sụn hóa. Gan, tụy và hạch bạch huyết sưng, đôi khi chảy máu chân răng và chảy máu cam... Kiểm tra X-quang sẽ thấy xương mới hình thành dưới màng xương và loãng xương,... Ngộ độc cấp thì trong vòng 24 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng chủ yếu là áp lực sọ tăng cao như thóp trước lồi ra, nôn mửa, bưt rứt, thèm ngủ, áp lực dịch cột sống, não tăng cao,...
Phụ nữ mang thai nếu uống vitamin A quá liều sẽ sinh con sứt môi, thận và ống thần kinh dị dạng.
Các biểu hiện lâm sàng của ngộ độc cấp tính, mãn tính sẽ chuyển biến tốt sau khi ngừng uống vitamin A.
Ngộ độc vitamin D
Phần nhiều gặp ở trẻ sơ sinh. Thường do khi các bậc cha mẹ sử dụng vitamin D để phòng ngừa, trị liệu bệnh còi xương không theo chỉ dẫn của thầy thuốc, cho uống vitamin D quá liều gây nên. Lượng dung nạp vitamin D ở từng người có khác nhau, ngay cả mức dung nạp của các bệnh như bệnh còi xương cũng khác nhau, vì thế liều lượng thuốc ngộ độc ở mỗi người có sự khác biệt rất lớn. Ngoài ra, ngộ độc vitamin D còn có liên quan với đường đi của thuốc, uống với thời gian sử dụng ngắn dài. Thường nếu người lớn mỗi ngày đưa vào 10 - 15000 đơn vị quốc tế, trẻ nhỏ mỗi ngày 2000 đơn vị quốc tế/ 1kg cân nặng liền trong 2 - 3 tháng, hoặc sử dụng vitamin D liều cao trong một thời gian ngắn đều sẽ bị ngộ độc. Tiêm dễ gây ngộ độc hơn so với uống nhất là đã uống vitamin D liều cao rồi lại còn tiêm thêm D2 và D3 nữa thì lại càng nặng. Do lượng canxi - huyết quá cao sẽ làm giảm tính hưng phấn của thần kinh cơ và muối canxi đọng lại trong tổ chức cơ quan (như thận, thành mạch,...) nên các tổ chức sẽ vì thế mà bị hủy hoại, biến tính. Biểu hiện ban đầu của các triệu chứng là thân nhiệt thấp, chán ăn, tiếp đó là tinh thần mệt mỏi, sút cân, uống nhiều đi tiểu nhiều thiếu máu, giảm trương lực cơ dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp, huyết áp tăng, số lần đập của tim tăng nhanh, nhịp tim không đều, có tiếng thổi tâm thu, ngoài ra còn có các biến chứng ở võng mạc và kết mạc mắt hoặc bị đục giác mạc; nặng thì sẽ vì huyết áp do thận và thành mạch máu não bị đọng canxi mà dẫn đến tai biến mạch máu não. Qua kiểm tra xét nghiệm sẽ thấy canxi - huyết cao trên 12%, mức photphot - huyết bình thường; kiểm tra X-quang sẽ thấy đầu xương của thân xương dài bị canxi hóa tạm thời kèm theo muối canxi đọng gia tăng, màng xương thêm, vỏ thân xương dày thêm, loãng xương. Ở những ca bệnh nặng sẽ thấy ở thận, tim, mạch máu phế quản và các mô mềm của tứ chi.
Phụ nữ mang thay uống vitamin D liều cao sẽ sinh con cân nặng quá thấp, trí tuệ chậm, hẹp van động mạch chủ, kèm theo diện mạo đặc thù do xương hàm tăng sinh, dị thường.
Những người có các triệu chứng thông thường nên ngừng uống vitamin D, giảm lượng canxi đưa vào; với những người có triệu chứng bệnh nặng thì nên uống sodium sulfate để làm giảm lượng hấp thu canxi, 2 - 3 tháng sau triệu chứng sẽ đỡ dần, nhưng sự hồi phục về chức năng xương và thận thì đòi hỏi thời gian lâu hơn.
Ngộ độc flo
Lượng flo được đưa vào quá nhiều từ nước uống, thức ăn và trong không khí sẽ làm trở ngại chuyển hóa trong cơ thể và xuất hiện các triệu chứng ngộ độc. Nguyên nhân phát bệnh không những có liên quan tới các điều kiện sinh hoạt và tự nhiên riêng biệt mà có mang tính khu vực vì thế còn được gọi là ngộ độc flo theo vùng, là một trong những bệnh địa phương gây nguy hại nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Ngộ độc flo là một loại bệnh mãn tính toàn thân, những biểu hiện chủ yếu lại ở răng và xương. Răng có vết đốm flo là một thể chứng xuất hiện sớm nhất: mặt men răng mất đi vẻ bóng và nửa trong suốt, trên răng xuất hiện những biến đổi dạng đá phấn to nhỏ không đều nhau đồng thời bị nhiễm sắc tố màu vàng, có các màu vàng nhạt; vàng nâu hoặc nâu đen, mặt men răng còn có những vết lõm nhỏ, thậm chí bị tước cả mảnh lớn, răng bị loạn phát, trở nên giòn, dễ vỡ và dễ rụng. Chứng xương flo phát triển tương đối chậm, biểu hiện chủ yếu là đau lưng, đùi và khớp xương toàn thân, các khớp cử động khó, xương bị biến dạng, thậm chí bị liệt. Sự xuất hiện răng đốm flo và chứng xương flo nói trên là do lượng flo quá liều gây nhiễu lọan sự chuyển hóa canxi và photpho làm ảnh hưởng tới kết cấu xương và răng bình thường. Flo quá liều còn ức chế hoạt tính của một vài loại enzim, đồng thời gây tổn hại cho hệ thần kinh. Hàm lượng flo thích hợp nhất khi nó hòa tan trong nước là 0,7 - 1,0mg/lít. Ở những vùng phát sinh ngộ độ flo cao thì đầu tiên phải hạ thấp hàm lượng flo trong nước, đồng thời tăng thêm dinh dưỡng, đặc biệt là nếu được bổ sung đầy đủ protein và vitamin C thì sẽ thúc đẩy được sự thải loại flo và bảo vệ được cơ thể. Bổ sung vitamin D và canxi sẽ ức chế được sự hấp thu flo ở đường ruột, giảm bớt được lượng flo tồn trữ trong cơ thể. Lipit chất lượng cao sẽ làm tăng sự hấp thu flo. Vì thế nếu ăn uống các loại giàu protein, giàu vitamin, ít lipit thì sẽ giúp ích cho việc phòng chống và ngừa ngộ độc flo.
Bướu giáp tăng iot
Tuyến giáp bị sưng to do đưa vào các loại thức ăn và thuốc uống có hàm lượng iot cao lâu ngày. Là một loại bệnh địa phương phát sinh ở các vùng duyên hải. Có liên quan tới việc cư dân ở đó thường xuyên ăn từ năm này sang năm khác rau và rau câu muối bằng muối trong biển. Muối rong biển được chiết xuất từ rong biển phơi khô, có hàm lượng iot gấp khoảng 1.500 lần muối thương phẩm thông thường. Cư dân ở vùng có bệnh, thông thường mỗi người mỗi năm ăn tới 15 - 20kg rau câu, hàm lượng iot trong nước tiểu của họ cao gần gấp 30 lần so với người bình thường. Sự phát sinh bệnh này có liên quan tới hàm lượng iot trong nước uống ở một số vùng. Các ca bệnh bướu giáp tăng iot tự sinh gặp ở các trường hợp uống potassium iodide tổng hợp và tiêm dầu iot vào cột sống để chụp phim,... là một trong những nguyên liệu tổng hợp nên hoocmon tuyến giáp.
Một lượng iot vừa phải sẽ giúp ích cho sự tổng hợp nên hoocmon tuyến giáp. Iot liều cao sẽ làm ức chế sự tận dụng iot của thể tuyến gây trở ngại cho sự tổng hợp và giải phóng hoocmon tuyến giáp.
Sự giải phóng hoocmon tuyến giáp mà bị giảm thì sẽ kích thích tuyến yên bài tiết ra thyrotrotropin. Thyrotrotropin sẽ làm cho tuyến giáp tăng sinh và sưng to, là một phương thức để cơ thể bù đắp cho chức năng tuyến giáp. Nhưng không phải tất cả những người ăn nhiều iot đều bị sưng tuyến giáp, tổ chức tuyến giáp đa số mọi người có khả năng “thoát” được sự ức chế của iot, vì thực thể duy trì được chức năng tổng hợp và giải phóng hoocmon tuyến giáp một cách bình thường, không để tuyến giáp bị sưng to. Nữ mắc bệnh này nhiều hơn nam, từ 11 - 25 tuổi là đỉnh cao của độ tuổi mắc bệnh. Hai bên tuyến giáp của người bệnh bị sưng lan tỏa độ nhẹ, chỗ sưng hơi mềm mà dai, ít khi có nhân. Phần lớn bệnh nhân không có các triệu chứng tự giác, cá biệt người bệnh có cảm giác như bị chẹn lấy cổ, chức năng tuyến giáp và mức độ hoocmon tuyến giáp trong máu ở phạm vi bình thường. Nguyên tắc trị liệu là tránh hoặc ít ăn các thức ăn và uống những loại thuốc có chứa nhiều iot hoặc uống các loại nước có hàm lượng iot cao. Khi đo lượng iot trong nước tiểu, nấu xác định được tuyến giáp của người bệnh bị sưng thì là do đưa vào quá nhiều iot dẫn đến, cần nhằm vào các nguồn iot chủ yếu để áp dụng các biện pháp xử lí tương ứng. Nếu là iot cao do thuốc hoặc do thức ăn nên ngừng uống thuốc hoặc thay đổi thói quen ăn các loại thức ăn chứa nhiều iot. Mới đầu nên hạn chế ăn đồ hải sản như rau câu,... nếu iot cao do nguồn nước thì cần tìm nguồn nước khác có chứa ít iot, hoặc dùng các phương pháp xử lí đặc thù để hạ thấp hàm lượng iot của nước.
Lượng iot đưa vào cho mỗi người cần hạn chế ở mức không quá 100mg mỗi ngày, để iot trong cơ thể hạ xuống dần dần.
Sau khi đã áp dụng các biện pháp nói trên, thì thường chỉ trong vòng 3 - 6 tháng tuyến giáp bị sưng dần dần nhỏ lại rồi trở lại trạng thái bình thường. Ngoài ra, khi cần thiết, người bệnh nên dùng một lượng nhỏ thuốc thyroid dạng viên để được mau chóng hồi phục, song người bệnh cần nghiêm túc tuân theo chỉ dẫn của thầy thuốc, tránh để phát sinh tác dụng phụ làm tăng năng tuyến giáp.