VỚI CÁC CHỨNG UNG THƯ, CẦN QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG RA SAO?
Ung thư thực quản
Khối u ác tính ở bộ phận thực quản. Tỉ lệ phát bệnh ở nam nhiều hơn nữ 2,07 lần, độ tuổi phần nhiều gặp ở 40 - 74 tuổi, dưới 30 tuổi ít gặp. Các triệu chứng tự giác bao gồm khi ăn có cảm giác nghẹn, có cảm giác có dị vật mắc trong thực quản, khó nuốt tăng dần, đau sau xương ức, nôn sau khi ăn, gầy rộc, thiếu máu,... nếu khối u chèn ép lên dây thần kinh thanh quản quặt ngược thì sẽ làm giọng khàn. Kiểm tra X-quang nuốt bari, sẽ thấy bari bị tắc lại trong thực đạo và bari chảy rất nhỏ, kiểm tra nội soi trong thực đạo và kiểm tra sinh thiết bệnh lí có thể chẩn đoán chính xác.
Sự phát bệnh ung thư thực quản có liên quan chặt chẽ với nhân tố dinh dưỡng. Các điều tra về dinh dưỡng ở những người bệnh ưng thư thực quản đều có kèm theo hiện tượng thiếu dinh dưỡng, các thức ăn từ động vật, rau tươi và trái cây trong bữa ăn tương đối ít, lượng protein đưa vào cũng ít, 90% thiếu vitamin B2, 70% người không đủ vitamin B6, đồng thời thiếu vitamin A, C và canxi ở những mức độ khác nhau.
Theo điều tra của các nước, thiếu dinh dưỡng và uống rượu quá nhiều là nhân tố gây nguy cơ chủ yếu dẫn đến ung thư thực quản.
Mức độ nguy hiểm của ung thư thực quản tương quan âm với lượng tiêu hao cá, thịt, trứng tươi, các chế phẩm sữa, rau tươi và trái cây. Chuyển hoá sinh hóa ở người bệnh khác thường, tác dụng dị sản trong chuyển hóa đường và mức tiêu hao năng lượng tăng lên, phân giải protein quá nhiều, xuất hiện gầy sút, thậm chí nôn ra chất lỏng, hàm lượng retinol (vitamin A), β - caroten, vitamin B6, vitamin C và các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, molipđen, selen trong máu giảm, lượng vitamin B1, B2 thải ra trong nước tiểu giảm.
Biện pháp dinh dưỡng chủ yếu để phòng ngừa ung thư thực quản của người dân các vùng có tỉ lệ phát bệnh cao là: cơ cấu bữa ăn hợp lí, cung cấp chất dinh dưỡng cân đối, tăng lên một cách hợp lí. Lượng cung cấp protein trên cơ sở đảm bảo lượng cung cấp lạ thường về năng lượng, ăn nhiều cá, thịt trứng tươi, chế phẩm sữa, sữa đậu nành, chế phẩm đậu và rau tươi, trái cây, rau câu, táo đỏ,... ít ăn thức ăn chua, không ăn thức ăn mốc, lên men. Với những người có các biến chứng tiền ung thư như biểu mô niêm mạc thực quản tăng sinh không điển hình (tăng sinh dị hình), mỗi ngày nên uống 7,5mg vitamin A đương lượng retinol, vitamin B2 10mg, vitamin C 300mg, canxi 800mg, sắt 12mg, kẽm 30mg. Uống cho đến khi bệnh tình thuyên giảm, thì mới đổi sang chế độ ăn dự phòng nói trên.
Với những bệnh nhân cần tiến hành trị liệu bằng phẫu thuật, lượng nhu cầu về năng lượng mỗi ngày trước phẫu thuật là cân nặng lí tưởng (kg) x 210kJ (50kcal), lượng nhu cầu protein là cân nặng lí tưởng (kg) x 2g, đồng thời cần cung cấp tăng thêm vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, canxi và các nguyên tố vi lượng sắt, kẽm, lượng này gấp 2 - 3 lần lượng cung cấp bình thường. Nên phối chế thành loại thức ăn được bệnh nhân ưa thích, để giúp ích cho việc thúc đẩy việc khôi phục trạng thái dinh dưỡng tốt cho cơ thể, tranh thủ phẫu thuật được ngay trong giai đoạn đầu, sau khi phẫu thuật cần tiếp tục căn cứ theo nhu cầu về chất dinh dưỡng nói trên, ăn các thức ăn lỏng hoặc sền sệt đồng thời phối hợp với truyền qua tĩnh mạch để bổ sung dinh dưỡng, rồi mới dần dần chuyển sang ăn các thức ăn mềm và chế độ ăn cân đối thông thường.
Ung thư dạ dày
Một trong những khối u ác tính thường gặp, nam phát bệnh nhiều hơn nữ 2,1 lần, độ tuổi thường sau 35 tuổi, tỉ lệ phát bệnh trên 45 tuổi đi lên theo đường thẳng. Vị trí gặp nhiều là ở hốc dạ dày, môn vị, bờ cong nhỏ của dạ dày, và thân dạ dày. Triệu chứng có đau bụng trên, khó chịu, có cảm giác tức trướng, nhanh no (khi đói vừa ăn đã thấy no), ăn không ngon miệng, gầy sút, giảm cân, buồn nôn, ói mửa và đại tiện có huyết ẩn dương tính,... Kiểm tra đối chiếu 2 lần uống bara chụp X-quang soi dạ dày và làm sinh thiết bệnh lí sẽ chẩn đoán được chính xác. Sự phát bệnh ung thư dạ dày có liên quan chặt chẽ tới nhân tố dinh dưỡng trong ăn uống. Các nghiên cứu về bệnh học dịch tễ cho thấy ở những người có điều kiện kinh tế tốt, chi phí bình quân cho ăn uống cao thì tỉ lệ phát bệnh ung thư dạ dày thấp.
Các nhân tố có nguy cơ gây ung thư dạ dày là thường xuyên ăn các thức ăn muối (như thịt muối, cá muối, rau muối, mắm tôm,...), các thức ăn hun khói, thích ăn nhiều muối, đồ ăn cứng, đồ ăn nóng, đồ ăn nhanh, ăn lấy được ăn 3 bữa không đúng giờ, uống rượu mạnh, hút nhiều thuốc lá (nhiều trên 20 điếu ngày), tinh thần bị kích thích quá mạnh hoặc hay sinh sự,...
Còn nếu thường xuyên ăn rau màu xanh, vàng tươi,... thì là nhân tố mang tính bảo vệ. Về nguyên nhân gây ung thư dạ dày đến nay vẫn chưa được làm rõ, phần lớn các nhà khoa học cho là có liên quan tới hợp chất N-nitrozơ, (N-nitroso) hợp chất này chủ yếu được tổng hợp trong dạ dày, căn cứ vào các kết cấu khác nhau mà chia thành nitrozamin (nitrosamine) và nitroxylamin (nitrosylamine) loại sau là chất trực tiếp, không cần phải chuyển hóa qua gan, có thể gây ung thư dạ dày ở ngay trong dạ dày. Khi các sản phẩm phân hủy protein trong dạ dày là amin bậc hai và muối nitrit cùng đồng thời tồn tại thì dễ hợp thành nitrozamin và nitroxylamin trong nhóm gốc amin bậc hai nếu có axylamino thì chất hợp thành sẽ là nitroxylamin. Amin bậc hai có nguồn gốc từ các sản phẩm phân hủy protein, thức ăn cứng không tươi, như thịt ngâm muối, cá muối, cá khô,... thì hàm lượng amin bậc hai trong đó càng nhiều. Nitrit sẽ được hình thành từ rau không tươi hoặc rau nấu chín để qua đêm chất nitrit trong đó sẽ bị vi khuẩn khử. Những bệnh nhân bị viêm dạ dày mãn do trong dạ dày có các khuẩn nitrit hóa nhiều chất nitrat bị oxy hóa - khử thành nitrit cũng nhiều. Amin bậc hai và nitrit càng nhiều thì nitroxylamin sẽ sản sinh ra càng nhiều.
Nhưng có một số chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến sự hợp thành nitroxylamin. Nếu khi lượng protein đưa vào tương đối nhiều, thì độ axit bazơ trong dạ dày sẽ biến đổi, làm giảm sự tổng hợp nên nitroxylamin đồng thời tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể, giúp ích cho việc hồi phục niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gia tăng protein niêm dịch dạ dày, giảm thiểu tác dụng của các chất gây ung thư đối với niêm mạc dạ dày. Vì thế, sữa bò, sữa đậu nành, và chế phẩm từ đậu có tác dụng bảo vệ đối với niêm mạc dạ dày, vitamin A và β – caroten có khả năng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư dạ dày, β - caroten có thể loại trừ được các tổn thương tế bào do các gốc oxy tự do gây nên. Những người có hàm lượng retinol (vitamin A) hoặc β - caroten trong huyết thanh cao, sẽ không dễ bị ung thư dạ dày. Vitamin C và E đều là chất khử, vitamin C có tính tan trong nước, vitamin E có tính tan trong mỡ, chúng đều có thể làm cho nitrit bị phân hủy, từ đó ức chế sự hợp thành nitroxylamin. Mức selen - huyết trong cơ thể tương quan âm với tỉ lệ tử vong của ung thư dạ dày, nguyên tố vi lượng với lượng vừa phải sẽ ức chế được sự sinh trưởng của tế bào ung thư dạ dày, ngăn chặn tác dụng gây đột biến của chất gây ung thư đối với tế bào, vì vậy có thể cho rằng selen có tác dụng phòng ngừa ung thư dạ dày. Các thức ăn muối nặng hoặc thức ăn dầu muối có lượng muối cao sẽ làm hủy hoại lớp màn chắn niêm mạc dạ dày, khiến cho chất gây ung thư dễ bề phát sinh tác dụng đối với niêm mạc dạ dày, vì thế lượng muối đưa vào mỗi ngày tương quan dương với sự phát sinh ung thư dạ dày. Rượu mạnh cũng có thể làm hủy hoại lớp màn chắn niêm mạc dạ dày, làm gia tăng sự phát sinh ung thư dạ dày. Hút thuốc lá sẽ làm gia tăng rođanat (rhodanate) trong nước bọt, thúc đẩy sự hợp thành nitroxylamin trong dạ dày.
Các biện pháp dinh dưỡng phòng ngừa ung thư dạ dày chủ yếu có:
1) Thức ăn phải tươi mới, ít ăn hoặc không ăn thức ăn muối và cá, thịt hun khói, rán, quay. Cá và thịt kho, hầm là dùng được, thức ăn nên bảo quản trong tủ lạnh.
2) Ăn nhiều rau tươi và trái cây.
3) Giảm lượng muối ăn đưa vào mỗi ngày nên dưới 10g.
4) Tăng thêm thỏa đáng thức ăn tươi mới chứa nhiều protein như cá, thịt, trứng, sữa bò và chế phẩm từ đậu.
5) Với những bệnh nhân bị viêm dạ dày teo, mỗi bữa nên bổ sung vitamin C viên 0,2g, vitamin B2 2mg, vitamin E 30mg, selen 50μg. Bệnh nhân ung thư dạ dày trước và sau khi phẫu thuật cần bổ sung protein, vitamin A, E, B1, B2, B6, C và canxi, sắt, kẽm, selen. Với những bệnh phân ở giai đoạn cuối không thể phẫu thuật được thì, đồng thời với việc bổ sung dinh dưỡng protein, axit amin, cần hạn chế cung cấp valin, để làm cho cơ thể có được chất dinh dưỡng, và sự sinh trưởng của khối u bị hạn chế. Đồng thời với việc dùng các phương pháp trị liệu bằng phóng xạ và trị liệu bằng hóa chất phải cung cấp tăng thêm protein, vitamin A, B2, B6, C, E, β- caroten và selen, nhằm giảm thiểu các tác dụng phụ và nâng cao được hiệu quả trị liệu.
Ung thư ruột
Khối u ác tính ở vị trí đại tràng. Căn cứ theo vị trí mà phân ra thành ung thư ruột kết và ung thư trực tràng.
Ung thư ruột kết là một trong những loại khối u thường gặp. Ung thư ruột kết thường hay phát sinh nhất ở đoạn ruột kết xichma tiếp đó là đoạn trên kết tràng và đoạn dưới kết tràng. Tỉ lệ phát bệnh ung thư ruột ở thành phố cao hơn nông thôn, ở nam nhiều hơn nữ gấp 2,35 lần, độ tuổi thường sau 35 tuổi tập trung trên 55 tuổi. Triệu chứng có rối loạn chức năng ruột, xuất hiện ỉa chảy và táo bón luân phiên, vùng bụng khó chịu, bụng trướng, đau bụng, đại tiện huyết ẩn dương tính, gầy rộc, sút cân,... ở vùng bụng sẽ sờ thấy cục u.
Ung thư trực tràng có các triệu chứng như số lần đại tiện tăng lên, cảm giác đại tiện không hết, phân vót lại, kèm theo máu và chất nhầy,... Polip ruột đa phát thường là loại bệnh tiền ung thư của ung thư ruột. Uống bari rửa ruột chụp X-quang, kiểm tra soi ruột và làm sinh thiết bệnh lí sẽ chẩn đoán được chính xác. Các điều tra bệnh học dịch tễ cho thấy sự phát sinh ung thư ruột có liên quan tới việc đưa vào lượng mỡ quá nhiều và đưa vào chất xơ trong bữa ăn quá ít. Trong thịt lợn có chứa lipit tương đối nhiều, cho nên ăn nhiều thức ăn từ thịt lợn sẽ làm gia tăng nguy cơ gây ung thư ruột, còn các loại rau màu xanh, màu vàng tươi ngon như bắp cải, giá đậu nành, rau cần, đỗ tương, đậu Hà Lan, đậu đũa, cà rốt, măng, hành, tỏi, hẹ rau câu, tảo đỏ,... thì lại có tác dụng bảo vệ. Ngoài ra, với chế độ ăn năng lượng cao trong một thời gian dài sẽ làm cho người béo phì, đây là một trong những nguyên nhân gây ung thư ruột cao. Chế độ ăn lipit cao, cholesterol cao sẽ làm tăng bài tiết mật, dịch mật dưới tác dụng của các vi sinh vật trong ruột, sẽ làm cho tỉ lệ giữa axit coleic (choleic), bậc hai với axit coleic bậc một tăng lên, mà metylcholanthren (methylcholanthrene) axit coleic bậc hai, dưới tác dụng của các enzim trong cơ thể sẽ phân hủy, đó lại là một chất gây ung thư mạnh. Đồng thời axit đeoxicolic (deoxycholic) và axit lithocolic (lithocholic) trong axit colic bậc hai cũng là một chất gây ung thư. Vì thế lượng lipit đưa vào tương quan dương với tỉ lệ tử vong của ung thư ruột,... Xơ thức ăn sẽ hấp thu các chất gây ung thư, đồng thời làm tăng thêm dung lượng phân trong ruột làm loãng chất gây ung thư, có tác dụng giảm thiểu phát sinh ung thư ruột. Đưa vitamin A và β - caroten vào sẽ giảm bớt được tính mẫn cảm gây ung thư ruột kết của aftatoxin.
Canxi sẽ kết hợp với axit cteoxicolic trong axit coleic bậc hai, từ đó giảm thiểu được tác dụng kích thích đối với niêm mạc ruột, cho nên uống canxi sẽ phòng ngừa được ung thư ruột kết. Nguyên tố vi lượng selen cũng có tác dụng bảo vệ đối với ung thư ruột kết, mức selen trong huyết thanh tương quan âm với tỉ lệ tử vong của ung thư ruột. Lượng kẽm đưa vào cao thì mức kẽm trong máu cao, tỉ lệ tử vong do ung thư ruột cũng cao, có ý kiến cho rằng đó là do kẽm kháng lại selen dẫn đến.
Các biện pháp phòng ngừa về mặt dinh dưỡng với ung thư ruột chủ yếu có:
1) Đưa năng lượng vào ở mức duy trì được sự cân đối thể trọng bình thường là vừa.
2) Khống chế lượng lipit đưa vào dưới 30% tổng năng lượng trong đó tỉ lệ hàm lượng giữa axit béo không no nhiều lần, axit béo không no đơn và axit béo no là 1:1:1.
3) Ăn ít thức ăn tinh chế, tăng thêm xơ thức ăn, lượng đưa và mỗi ngày khoảng 20g là vừa.
4) Tăng thêm lượng vitamin đưa vào, nhất là đối với những nhóm người có nguy cơ cao phải gấp 2 - 3 lần lượng cung cấp, nên cung cấp vitamin A là 2500μg đương lượng retinol hoặc β - caroten 15mg.
5) Tăng thêm lượng canxi đưa vào, mỗi ngày nên bổ sung canxi đến 1,5g.
6) Bổ sung selen 100 - 150μg/ngày.
Những người bị ung thư ruột trước và sau phẫu thuật cần tăng thêm cung cấp năng lượng, protein, vitamin và chất khoáng, để làm tăng sức đề kháng của cơ thể.
Ung thư gan
Một trong những loại khối u ác tính thường gặp. Ung thư gan có 2 loại: là nguyên phát và thứ phát, loại đầu là khối u nguyên phát ở gan, loại sau là ung thư do các tế bào ung thư nguy phát ở các vị trí trên cơ thể, qua tuần hoàn máu vào gan sinh trưởng dẫn đến. Nam phát bệnh nhiều hơn nữ 2,59 lần, phần lớn ở vào độ tuổi sau 30 tuổi. Triệu chứng có chán ăn, bụng trướng buồn nôn, toàn thân mệt mỏi gầy sút, thiếu máu tăng tiến, đau liên tục hoặc đau từng cơn ở vùng gan, gan sưng, cứng chắc, bề mặt không nhẵn, tràn dịch màng bụng,... Kiểm tra miễn dịch học huyết thanh thấy fetuin A dương tính, kiểm tra sóng siêu âm gan, cắt lớp chất đồng vị phóng xạ, chụp cắt lớp X-quang (CT) và làm sinh thiết mô gan sẽ chẩn đoán được chính xác. Nguyên nhân của ung thư gan nguyên phát vẫn chưa được làm rõ, được cho là có liên quan tới việc nhiễm (virut) viêm gan B, caftatoxin, nitrozamin và các chất hữu cơ clorua trong nguồn nước. Trạng thái dinh dưỡng cũng có ảnh hưởng rất lớn đến việc phát bệnh ung thư gan. Các điều tra bệnh học dịch tễ cho thấy lượng protein, vitamin B2, C đưa vào trước khi phát bệnh ở bệnh nhân ung thư gan thấp hơn với người bình thường. Mức nguyên tố vi lượng selen trong huyết thanh tương quan âm với tỉ lệ tử vong của ung thư gan. Hàm lượng selen và molipđen trong đất và nước ở những vùng phát bệnh cao đều thấp hơn so với những vùng phát bệnh thấp. Ăn muối đã cường hóa natri axit selenơ (sodium senlanous acid) sẽ hạ thấp được tỉ lệ phát bệnh ung thư gan nguyên phát và tỉ lệ phát bệnh viêm gan B. Tiêm vắc xin viêm gan, tránh các thức ăn như lạc, ngô,... bị mốc, tiến hành đo kiểm tra anatoxin và cải thiện chất lượng nguồn nước uống là một biện pháp phòng ngừa cấp 1 đối với bệnh ung thư gan.
Các biện pháp phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
1) Trên cơ sở chế độ ăn cân đối, tăng thêm tỉ lệ protein và giảm bớt tỉ lệ lipit đưa vào cho thỏa đáng. Trong tổng năng lượng, cần làm cho protein chiếm 12 - 15%, lipit chiếm 15 - 20%, cacbohiđrat chiếm 55 - 73%, đồng thời ăn thức ăn loại tinh bột là chính.
2) Ở những vùng phát bệnh ung thư gan cao, sẽ tiến hành phòng ngừa bằng cách bổ sung thêm selen, mỗi ngày cung cấp 0,10 - 0,2mg.
3) Vitamin B2 là loại coenzim quan trọng trong gan, có thể thúc đẩy được tác dụng hấp thu của tế bào gan, duy trì chức năng sinh lí bình thường, khi bị thiếu dễ dẫn đến ung thư gan. Cho nên cần tăng cường cung cấp vitamin B2, lượng cung cấp mỗi ngày nên là 3-5mg.
4) Cung cấp đầy đủ β - caroten, vitamin A, E và C, sẽ có tác dụng bảo vệ gan, lượng cung cấp mỗi ngày nên tăng gấp 2-3 lần lượng cung cấp bình thường.
5) Với những bệnh nhân trước và sau phẫu thuật ngoài việc chú ý tăng cường cung cấp protein ra, còn cần tăng thêm các chất dinh dưỡng nói trên. Trong thời gian trị liệu bằng phóng xạ, trị liệu bằng hóa chất, đặc biệt cần tăng cường bổ sung protein, β - caroten, vitamin E, C và selen, để giảm bớt tác dụng phụ của trị liệu bằng phóng xạ, bằng hóa chất.
Ung thư phổi
Một trong những loại khối u ác tính thường gặp có 2 loại nguyên phát và thứ phát. Ở thành phố nhiều hơn nông thôn, ở thành phố lớn nhiều hơn thành phố nhỏ và vừa. Nam phát bệnh nhiều gấp 2,13 lần nữ, phần nhiều ở độ tuổi sau 35 tuổi. Triệu chứng có sốt, ho, ho đờm dính hoặc đờm mủ, ho máu, đau ngực, toàn thân mệt mỏi, kém ăn, thiếu máu, gầy sút,... Kiểm tra bệnh lí tế bào đờm sẽ tìm thấy tế bào ung thư, kiểm tra CT hoặc chụp X-quang phổi sẽ phát hiện thấy ở vùng phổi có bóng khối u, kiểm tra soi phế quản sẽ phát hiện thấy khối u làm sinh thiết bệnh lí sẽ chẩn đoán được chính xác. Chất 3 và 4 benzopiren (benzopyrele) trong ô nhiễm khói thuốc và khí quản là nhân tố gây ung thư nguy hiểm. Môi trường không khí trong phòng bị ô nhiễm khói trong quá trình nấu nướng là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi nữ giới. Theo quan sát trong các nghiên cứu bệnh học dịch tễ thì lượng vitamin A và β - caroten trong huyết thanh của người mắc bệnh ung thư phổi đều thấp hơn so với người bình thường. Đối với những nhóm người đã được bổ sung vitamin A, E và C qua quan sát theo dõi 2 - 6 năm thấy tỉ lệ phát bệnh ung thư phổi giảm xuống rõ rệt. Mức selen trong huyết thanh tương quan âm với tỉ lệ tử vong của ung thư phổi. Kiêng thuốc, giảm thấp độ ô nhiễm khí quyển và máy chạy dầu gia dụng là biện pháp phòng ngừa cấp 1.
Các biện pháp phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
1) Với những người có nguy cơ bị ung thư phổi cao, trên cơ sở chế độ ăn cân đối cần tăng thêm lượng vitamin A đưa vào mỗi ngày nên cung cấp 1,5mg đương lượng retinol.
2) β - caroten ngoài việc có thể chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể ra, bản thân nó vẫn có tác dụng chống oxy hóa, có khả năng loại bỏ được các peoxit và epoxit (epoxide) có tác dụng gây ung thư và làm tổn hại đến axit đeoxiribonucleic (deoxyribonucleic acid, DNA) tế bào vì thế có tác dụng phòng ngừa ung thư, hơn nữa, khi dùng với liều lượng tương đối lớn, cũng không có độc tính, có thể thấm qua màng tế bào, có tác dụng chống oxy hóa trong tế bào, từ đó phòng ngừa được ung thư. Mỗi ngày cung cấp 10 - 15mg.
3) Vitamin C và E cũng có tác dụng chống oxy hóa, mỗi ngày nên cung cấp vitamin E 30-60mg, vitamin C 0,6- 1,0g.
4) Nguyên tố vi lượng selen có tác dụng chống các gốc oxy tự do, mỗi ngày nên cung cấp 0,1 - 0,2mg, nếu có thể cung cấp dưới dạng men selen, thì đồng thời với việc bổ sung selen còn bổ sung được thêm cả vitamin B1, B2 và axit folic (B9).
5) Bệnh nhân trước và sau phẫu thuật hoặc đang tiếp nhận phóng xạ, trị liệu bằng hóa chất thì ngoài việc bổ sung dinh dưỡng protein ra, đồng thời cần bổ sung cả các chất dinh dưỡng nói trên.
Ung thư vú
Một trong những loại khối u ác tính thường gặp ở phụ nữ, ở nam rất hiếm gặp, chỉ chiếm 1% số ung thư vú; Tuyệt đại đa số (96%) phát bệnh sau 35 tuổi. Triệu chứng là ở bộ phận vú sờ thấy cục sưng, đau, da quanh vú thay đổi,… kiểm tra nhiệt đồ và chụp X-quang có thể chẩn đoán được Nguyên nhân gây ung thư vú rất phức tạp, sự phát sinh và phát triển ung thư vú có liên quan tới rất nhiều nhân tố, như virut gây bệnh, di truyền, nội tiết, độ tuổi có kinh lần đầu sớm, giai đoạn mãn kinh muộn, buồng trứng, tử cung có bị cắt bỏ hay không, các bệnh về vú, có cho con bú hay không, độ tuổi sinh đẻ,...
Nhân tố chế độ ăn dinh dưỡng cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư vú. Các điều tra về bệnh học dịch tễ cho thấy năng lượng cao, lipit cao và béo phì có liên quan đến ung thư vú, lượng lipit đưa vào tương quan dương với tỉ lệ tử vong của ung thư vú.
Khi tổng năng lượng và lượng lipit đưa vào cao, sẽ làm cho độ tuổi có kinh lần đầu đến sớm, làm gia tăng bài tiết hoocmon buồng trứng và tuyến yên; thường xuyên đưa vào lượng lipit cần sẽ ảnh hưởng đến tác dụng điều tiết của tuyến yên, khiến cho mức lactogen trong máu tăng cao, đồng thời cũng sẽ thông qua chuyển hóa hoocmon của buồng trứng mà ảnh hưởng đến mức estrogen tiết ra estrogen làm cho lượng hợp thành oestron (oestrone) và oestrađio (oestradio) có tác dụng thúc đẩy gây ung thư tăng lên, từ đó dễ dẫn đến phát sinh ung thư vú. Các loại axit béo cũng có ảnh hưởng đến sự phát sinh ung thư vú khi lượng axit béo không no được đưa vào nhiều sẽ dễ dẫn đến ung thư vú, ở nhóm người có lượng vitamin A và β - caroten đưa vào cao, tỉ lệ phát bệnh ung thư vú thấp.
Mức vitamin C trong cơ thể bệnh nhân ung thư vú hạ thấp, nồng độ vitamin C trong cơ thể các bệnh nhân sau phẫu thuật và sau trị liệu bằng phóng xạ hoặc trị liệu bằng hóa chất vẫn tiếp tục giảm xuống, chứng tỏ lượng nhu cầu về vitamin C của bệnh nhân loại này tăng lên, cần tăng cường bổ sung vitamin E liều cao sẽ ức chế được ung thư vú do hoá chất gây ung thư dẫn đến, vì thế vitamin E cung cấp đủ lượng sẽ có tác dụng phòng ngừa ung thư vú.
Lượng nguyên tố vi lượng selen đưa vào tương quan âm với tỉ lệ phát bệnh ung thư vú và mức selen trong máu của nhóm người này cũng tương quan âm với tỉ lệ tử vong của ung thư vú. Khi mức selen trong máu thấp còn dễ dẫn đến ung thư vú tái phát. Thiếu iot cũng dễ dẫn đến ung thư vú. Nhưng lượng kẽm đưa vào lại tương quan dương với tỉ lệ phát bệnh ung thư vú, lượng kẽm đưa vào quá nhiều sẽ dễ dẫn đến phát sinh ung thư vú.
Các biện pháp phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
1) Khống chế năng lượng, duy trì cân nặng bình thường, tránh để béo phì. Khống chế tổng năng lượng còn quan trọng hơn cả chỉ khống chế lipit.
2) Tỉ lệ protein, lipit, cacbohiđrat chiếm trong tổng nhiệt năng phải hợp lí, protein cần chiếm 10 - 15%, lipit chiếm 17 - 20%, cacbohiđrat chiếm 60 - 70%.
3) Tỉ lệ axit béo, axit béo không no đơn và axit béo no trong lipit phải là 1 : 1 : 1, tức axit béo không no nhiều lần phải chiếm 30% lượng lipit.
4) Lượng cung cấp vitamin các loại ít nhất phải đạt đến chuẩn lượng cung cấp. Đối với những người có nguy cơ bị ưng thư vú cao (ngươi có kinh nguyệt lần đầu trước 13 tuổi, có tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc khối u ác tính, có tiền sử bị u vú lành tính, phụ nữ chưa kết hôn, người đã kết hôn nhưng chưa sinh đẻ, người chưa cho con bú, người béo phì và siêu nặng), lượng vitamin đưa vào nên gấp 2 – 3 lần so với lượng cung cấp bình thường, trong đó β - caroten mỗi ngày cung cấp 10 - 15mg, kẽm 15mg, đồng 2 - 3mg, iot 0,15mg, selen 0,1mg.
5) Những người bị bệnh ung thư vú trước và sau khi trị liệu đều cần tăng thêm lượng cung cấp chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Tăng thêm lượng cung cấp protein, đồng thời lấy loại protein chất lượng tốt như càc chế phẩm đậu nành,... là nguồn cung cấp protein chủ yếu, ngoài ra còn cần cung ứng đầy đủ vitamin và các nguyên tố vi lượng, để giúp ích cho việc ngăn chặn ung thư vú tái phát.
Ung thư mũi họng
Một trong những loại khối u ác tính thường gặp. Nam phát bệnh nhiều gấp 2,8 lần nữ. Độ tuổi phát bệnh dưới 20 tuổi chỉ chiếm 1%, thường từ 20 – 24 tuổi bắt đầu vọt lên nhanh, 40 - 60 tuổi đạt tới đỉnh cao. Nguyên nhân gây ung thư mũi họng có liên quan tới việc nhiễm virut EB. Tỉ lệ kháng thể virut EB dương tính trong huyết thanh người bệnh sẽ lên tới 92,5 - 98%. Các hóa chất gây ung thư như benzopiren (benzopyrenene), benzathraxen (benzanthracene) hoặc các hợp chất loại nitrozamin cũng sẽ dẫn đến ung thư mũi họng, nồng độ benzopiren, benzathraxen trong không khí ở những vùng phát bệnh cao đều khá cao. Thường xuyên ăn cá muối có chứa đinetylnitrozanin (dimethylnitrosamine) cũng dễ gây ung thư mũi họng. Nồng độ nitrit trong cơ thể tăng cao, là nguyên nhân làm cho việc tổng hợp nên chất gây ung thư nitrozamin mà dẫn đến ung thư. Nguyên tố vi lượng niken tương quan dương với ung thư mũi họng, ở những vùng trong nước uống và gạo có hàm lượng niken cao, tỉ lệ phát bệnh ung thư mũi họng cũng cao, kiểm tra đo tóc bệnh nhân sẽ thấy hàm lượng niken trong đó cao hơn so với người bình thường một cách rõ rệt. Triệu chứng của ung thư mũi họng là trong nước mũi có lẫn máu, mũi chảy máu và tịt mũi,... Nếu di căn sang các cơ quan khác sẽ có các triệu chứng của khối u ở các cơ quan khác. Nên dùng cách làm sinh thiết bệnh lí soi khoang mũi để chẩn đoán.
Các biện pháp phòng chữa bằng dinh dưỡng chủ yếu có:
1) Không ăn và ít ăn các thức ăn biến mặn như cá muối, thịt muối,...
2) Rau phải tươi ngon không ăn rau nấu chín để qua đêm, để giảm thiểu lượng nitrit đưa vào, do rau nấu chín để qua đêm, chất nitrat trong đó hoàn nguyên thành nitrit dưới tác dụng của vi khuẩn, giúp cho việc tổng hợp nên chất gây ung thư nitrozamin.
3) Giảm thiểu lượng niken đưa vào từ trong nước uống và gạo có thể do máy lọc nước và dùng gạo giã làm hàm lượng niken thấp ở những vùng gạo có hàm lượng niken cao.
4) Vitamin A và β – caroten, phải cung cấp đầy đủ.
5) Với những nhóm người ở khu vực phát bệnh cao, nên dùng kháng thể virut EB trong huyết thanh để tiến hành kiểm tra và theo dõi định kì.
6) Với những người bị ung thư mũi họng trị liệu bằng hóa chất hoặc trị liệu bằng phóng xạ, cung cấp đầy đủ protein chất lượng tốt dựa trên cơ sở chế độ ăn cân đối, mỗi ngày mỗi kilogam cân nặng cung cấp 1,5 - 2g protein được lấy từ nguồn thức ăn từ động vật tươi ngon và các chế phẩm từ đậu là chính, đồng thời bổ sung β – caroten mỗi ngày 10 - 15mg, vitamin E 30 - 60mg, vitamin C 0,6 - 1,0g, vitamin B1 2 - 3mg, vitamin B2 2 - 3mg, vitamin B6 2 - 3mg, selen 0,15 - 0,2mg, để giảm thiểu các phản ứng tác dụng phụ cho bệnh nhân đang trị liệu bằng phóng xạ hoặc trị liệu bằng hóa chất.
Bệnh bạch cầu
Căn bệnh ác tính trong hệ tạo máu, một trong những loại khối u ác tính thường gặp. Có đặc trưng bất kì loại bạch cầu nào cùng cực tế bào non của chúng (tức tế bào bệnh bạch cầu) trong tủy hoặc trong các tổ chức tạo máu khác tăng thêm khác thường kiểu khối u sẽ khiến cho sự sinh trưởng của các tế bào máu bình thường bị giảm. Nam phát bệnh cao hơn nữ một chút, gấp 2,5 lần nữ. Căn cứ theo sự tăng sinh dị thường của hàng loạt bạch cầu, bệnh bạch cầu được chia thành bệnh bạch cầu tế bào hạt, tế bào limpha và bệnh bạch cầu tế bào đơn nhân. Dựa vào mức độ nhanh chậm của quá trình bệnh và mức độ thành thục của bạch cầu có thể chia thành các loại mãn tính và cấp tính. Bệnh bạch cầu tế bào hạt cấp gặp nhiều ở thanh niên 21 - 30 tuổi, còn bệnh bạch cầu tế bào limpha cấp thì tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 10 tuổi là cao nhất, bệnh bạch cầu tế bào hạt mãn gặp nhiều ở độ tuổi 21 - 40 tuổi, bệnh bạch cầu tế bào limpha mãn phần lớn phát sinh ở người già trên 50 tuổi. Triệu chứng có sốt các nốt bầm tím do xuất huyết, bị thiếu máu,... Về thể chứng có gan sưng to, sưng hạch bạch huyết, đái ra máu, tổng số bạch cầu tăng lên, xem ảnh chụp thấy bạch cầu nguyên thủy tăng lên, dựa vào đó có thể chẩn đoán được. Nguyên nhân gây bệnh bạch cầu chưa được làm rõ, nhưng có liên quan tới các nhân tố di truyền và môi trường. Benzen sẽ gây ra bệnh bạch cầu nghề nghiệp, chiếu tia phóng xạ quá liều lượng làm tăng thêm nguy cơ dẫn đến bệnh bạch cầu. Bệnh bạch cầu tương quan dương với nguyên tố vi lượng là cađimi, tương quan âm với molipđen. Với bệnh nhân bệnh bạch cầu ngoài việc dùng thuốc bằng hóa chất để trị liệu ra, còn cần áp dụng các biện pháp trị liệu bằng dinh dưỡng:
1) Cung cấp protein cần đầy đủ, chọn dùng những thức ăn có chứa protein cao, lipit thấp, như cá quả, ba ba, chế phẩm từ đậu,...
2) Vitamin A có tác dụng phân hóa bình thường đối với tế bào, all-trans methanoic acid trong vitamin A sẽ làm cho tế bào bệnh bạch cầu hạt non phân hóa được bình thường, từ đó đạt được tác dụng trị liệu bệnh bạch cầu hạt non đã được chứng thực qua nuôi cấy tế bào, được dùng vào điều trị lâm sàng và đã thu được hiệu quả trị liệu tốt. Liều lượng là all - trans methanoic acid 20mg, mỗi ngày uống 3 - 4 lần, nhưng với các loại bệnh bạch cầu khác hiệu quả chưa rõ ràng, vẫn đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu tác dụng kháng bệnh bạch cầu của các chất dẫn xuất từ vitamin A.
3) Với những người đang trị liệu bằng hóa chất, phải cung cấp bổ sung β - caroten, vitamin E, C, B2, B6 và selen; nên uống β - caroten 10 - 15mg, vitamin B2 2 - 3mg, vitamin B6 2 - 3mg, vitamin E 30 - 60mg, vitamin C 0,6 - 1,0g, selen 0,1 - 0,2mg.