Tài liệu: Với các bệnh tim mạch, cần qui định các chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tài liệu
Với các bệnh tim mạch, cần qui định các chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Nội dung

VỚI CÁC BỆNH TIM MẠCH, CẦN QUY ĐỊNH CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG THẾ NÀO?

 

Huyết áp cao

Một loại hội chứng lâm sàng huyết áp động mạch tuần hoàn của cơ thể cao hơn mức bình thường thường gặp. Thường được chia thành huyết áp cao nguyên phát (còn gọi là bệnh huyết áp cao) và huyết áp cao thứ phát (còn gọi huyết áp cao triệu chứng), loại đầu không rõ về nguyên nhân khí chất, còn loại sau có thể tìm ra được nguyên nhân. Huyết áp của người bình thường có sự dao động nhất định trong các tình trạng sinh lí khác nhau, và có sự thay đổi cùng với sự tăng lên của độ tươi. Muốn đoán huyết áp cao chủ yếu phải dựa vào huyết áp tâm trương khi liên tục vượt quá 12,66 kPa (95mm Hg) thì dù là huyết áp tâm thu cao thấp thế nào cũng nên xếp vào loại huyết áp cao. Còn ý nghĩa của việc huyết áp tâm thu tăng cao thì phải tham khảo độ tuổi của người bệnh, song không cứ phải là cao hơn hoặc ngang với 21,32 kPa (160mm Hg). Những người có huyết áp tâm trương lớn hơn 11,99 kPa (90mm Hg), nhỏ hơn 12,66 kPa (95mm Hg), hoặc huyết áp tâm thu lớn hơn 18,66 kPa (140mm Hg), nhỏ hơn 21,32 kPa (160mm Hg) đều là dạng “huyết áp cao tới hạn”.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh huyết áp cao đến nay vẫn chưa được làm rõ, trong đó có những nhân tố có liên quan với nhau. Phần lớn các nhà khoa học cho rằng các nhân tố gây nguy cơ cho bệnh huyết áp cao bao gồm di truyền, ăn uống nhiều muối, béo phì, nhân tố về tâm lí, rượu, thuốc,...

Các biện pháp dinh dưỡng có liên quan tới việc phòng ngừa huyết áp cao

1. Hạn chế lượng ăn và khống chế cân nặng. Người lớn tăng cân là một nhân tố chủ yếu gây nguy cơ dẫn đến huyết áp cao. Cùng với sự tăng lên của cân nặng, xu thế xuất hiện huyết áp cao cũng gia tăng, nhất là những người bắt đầu tăng cân từ 20 - 40 tuổi là có nguy cơ lớn nhất. Có nghiên cứu phát hiện thấy cân nặng cứ tăng 12,5kg thì huyết áp tâm thu sẽ tăng 10mm Hg, và huyết áp tâm trương sẽ tăng 7mm Hg. Khi cân nặng của người bị huyết áp cao giảm, thì huyết áp của họ cũng giảm xuống theo. Với những người bị huyết áp cao độ vừa thì giảm cân thường là một phương thức trị liệu hữu hiệu để giảm huyết áp.

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến béo phì và tăng cân là lượng năng lượng đưa vào quá nhiều. Như vậy, một mặt sẽ tăng thêm nhu cầu về tuần hoàn máu khiến cho huyết áp đã tăng lại càng tăng thêm, làm tăng thêm gánh nặng cho tim, mặt khác mỡ trong cơ thể quá nhiều sẽ tích lại ở các cơ quan kể cả quanh tim, điều đó làm yếu đi khả năng co bóp của tim, đồng thời còn dẫn đến xơ vữa động mạch cùng các biến chứng. Vì vậy, phải biết điều tiết năng lượng đưa vào, không để vượt cân, cố gắng làm cho cân nặng tiếp cận được với cân nặng “lí tưởng”. Cân nặng “lí tưởng” được tính theo công thức sau:

Cân nặng lí tưởng (kg) = chiều cao (cm) - 105.

Cân nặng lí tưởng biến đổi trong khoảng 10% là thuộc phạm vi bình thường, những người vượt quá 10% là “quá nặng”, những người vượt qúa 20% là béo phì.

Biện pháp chủ yếu để tránh không cho cơ thể quá nặng là hạn chế mỡ nhất là lượng mỡ động vật (trừ dầu cá). Mỡ động vật có chứa nhiều axit béo no, sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ dẫn đến hình thành các cục nghẽn mạch và gây đột quỵ. Còn dầu thực vật (trừ dầu dừa) có chứa nhiều các axit béo không no nhiều lần, thì lại hạ thấp cholesterol trong máu, ngoài ra còn kéo dài được thời gian ngưng đọng của tiểu cầu trong máu, có tác dụng ức chế sự hình thành các cục nghẽn mạch và phòng ngừa được đột quỵ. Axit béo không no nhiều lần còn có thể làm cho huyết áp hạ. Thực nghiệm đã cho thấy khi tỉ lệ giữa axit béo không no nhiều lần với axit béo no (P/S) trong bữa ăn là 1 hoặc lớn hơn 1, thì hiệu quả làm giảm huyết áp tương đối tốt, cho nên lượng lipit đưa vào trong bữa ăn ở người huyết áp cao cần khống chế ở mức chiếm 25% hoặc thấp hơn tổng năng lượng, trong đó mỡ động vật chỉ chiếm 1/3; đồng thời áp dụng các phương pháp nấu nướng ít dầu mỡ, tỉ lệ P/S đạt tới khoảng 1 - 1,5. Lượng cholesterol đưa vào cần < 300mg/ngày, tránh mỡ bò, mỡ cừu, mỡ lợn và thịt mỡ không ăn trứng cá và óc,... có chứa nhiều cholesterol.

Những người siêu nặng cần hạn chế lượng ăn, giảm cân vừa phải và từ từ. Lượng năng lượng đưa vào nên căn cứ theo cường độ lao động để quyết định. Theo yêu cầu mỗi kilogam cân nặng lí tưởng cần cung cấp 0,1 - 0,13MJ (25 - 30kcal) hoặc thấp hơn một chút. Cố gắng ít ăn hoặc không ăn kẹo, bánh ngọt, đồ uống ngọt, bánh rán dầu mỡ và các thức ăn có hàm lượng lipit cao, ăn nhiều rau, trái cây có chứa ít cacbohiđrat, để tăng thêm cảm giác no bụng.

2. Hạn chế muối ăn. Các nghiên cứu bệnh học dịch tễ cho thấy tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao ở một số vùng và một số dân tộc có liên quan tới lượng muối đưa vào bình quân mỗi ngày. Như cư dân ở vùng Bắc Nhật Bản, lượng muối đưa vào mỗi ngày cao tới 28g, nên có tới 38% dân số bị huyết áp cao. Ngược lại, các thổ dân ở bang Alaska nước Mỹ, lượng muối đưa vào mỗi ngày chỉ có 4g nên rất ít người bị huyết áp cao. Thực nghiệm trên lâm sàng cũng cho thấy nếu hạn chế lượng natri đưa vào sẽ có tác dụng giảm huyết áp rất rõ.

Đồng thời với trị liệu bằng thuốc men việc áp dụng phương pháp hạn chế lượng natri đã được thừa nhận là phương pháp giảm huyết áp hữu hiệu.

Không ít các bệnh nhân bị huyết áp cao độ nhẹ chỉ cần hạn chế lượng muối natri ở mức vừa phải là đã làm cho huyết áp của họ giảm xuống tới mức bình thường.

Hạn chế muối cần tùy theo bệnh tình mà chọn dùng những phương pháp sau:

a) Muối ít (vừa miệng). Thức ăn có vị mặn độ nhẹ, lượng dùng muối bằng 1/3 lượng muối ăn trong ăn uống bình thường. Lượng muối ăn đưa vào mỗi ngày là 5 - 6g, không ăn dưa muối, thịt muối, cá muối và thức ăn khác có hàm lượng muối cao. Khi xào thức ăn cho ít xì dầu và muối ăn, hơi có vị mặn là được, không nhất thiết phải hạn chế quá nghiêm ngặt. Những người bị huyết áp cao độ nhẹ và có tiền sử gia đình bị huyết áp cao nên sử dụng thức ăn ít muối lâu dài để phòng chữa huyết áp cao.

b) Muối thấp. Khi nấu nướng không cho muối, mỗi ngày chỉ ăn 2g muối hoặc 10ml xì dầu cho vào thức ăn.

c) Không muối. Khi nấu nướng không cho muối, nhưng có thể cho thêm một lượng nhỏ mì chính, để làm tăng khẩu vị của thức ăn không muối, giúp thêm ngon miệng.

3. Tăng thêm kali, magie canxi, kẽm. Khi bị huyết áp cao, trong cơ thể có hiện tượng tích đọng natri và thiếu kali. Những người bị huyết áp cao, khi tiếp nhận cách trị liệu bằng ăn uống natri thấp cần kèm theo kali cao để làm tăng hiệu quả giảm huyết áp. Kali còn có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim.

Chế độ ăn uống kali cao, natri thấp là hết sức quan trọng đối với việc phòng chữa huyết áp cao.

Thức ăn kali cao natri thấp có đậu các loại (đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, đậu răng ngựa, đậu Hà Lan,...), ngô, khoai tây, khoai sọ, măng, mã thầy, rau giền, nấm, táo tàu, lạc hồ đào, hạnh nhân, chuối tiêu,... Các ion magie cũng có thể sản sinh phản ứng giảm huyết áp, cho nên cần tăng thêm lượng magie đưa vào một cách thỏa đáng. Thức ăn magie cao natri thấp có đậu khô các loại, đậu tươi, giá đỗ, nấm hương, mã thầy, rau giền, rau chân vịt,... Canxi có tác dụng kháng lại hiệu ứng huyết áp cao do natri cao gây nên, giúp cho việc hạ thấp huyết áp. Cađimi là một loại muối vô cơ khác có liên quan chặt chẽ tới việc phát bệnh huyết áp cao; còn kém thì có tác dụng kháng lại cađimi. Vì thế tăng thêm tỉ lệ kẽm/ cađimi trong bữa ăn một cách thỏa đáng có khả năng sẽ tốt cho việc phòng chữa huyết áp cao. Thức ăn có hàm lượng kẽm và tỉ lệ kẽm/cađimi tương đối cao, có các loại quả vỏ cứng, đậu các loại, lá chè và các loại lương thực thô. Tỉ lệ kẽm/cađimi trong thức ăn tinh chế bị giảm rõ, cho nên những người huyết áp cao không nên ăn dài ngày. Nước suối khoáng có tương đối nhiều những nguyên tố vi lượng hữu ích, còn hàm lượng cađimi và các nguyên tố vi lượng có hại khác thì rất ít, nên uống nhiều.

4. Tăng thêm lượng protein chất lượng cao và vitamin đưa vào. Gần đây người ta đã phát hiện thấy ảnh hưởng của protein từ các nguồn khác nhau đối với huyết áp có khả năng là khác nhau. Protein trong cá các loại sẽ làm giảm tỉ lệ phát bệnh huyết áp cao và chứng đột quỵ. Protein đậu nành thì có thể do thành phần các axit amin trong đó mà cũng có tác dụng phòng ngừa phát sinh đột quỵ. Cho nên những người bị huyết áp cao phải tăng thêm các loại protein cá các loại và protein đậu nành một cách thỏa đáng. Có những loại vitamin, nhất là vitamin nhóm B và vitamin C, rất có lợi trong việc cải thiện chuyển hóa lipit, duy trì co  cấu và chức năng của hệ mạch máu. Rau xanh, trái cây là nguồn vitamin, muối vô cơ và xơ thức ăn rất tốt, đều nên chọn ăn vừa phải. Ngoài ra, có những loại rau như rau cần, rau mã thầy,... cũng có tác dụng giảm huyết áp nhất định.

5. Kiêng thuốc câm rượu, uống chè vừa phải. Qua nghiên cứu thấy hút 1 điếu thuốc sẽ làm cho huyết áp tâm thu tăng thêm 10 - 25mm Hg, nhịp tim mỗi phút tăng thêm 5 - 20 lần. Nicôtin trong thuốc sẽ làm hưng phấn trung khu vận động mạch máu, ngoài ra còn làm cho mức ađrenalin tiết ra nhiều lên, khiến huyết áp tăng cao, hút nhiều thuốc lá trong thời gian dài, sẽ làm cho động mạch nhỏ co lại liên tục, lâu ngày thành động mạch nhỏ sẽ dày lên và dần dần xơ hóa, đến mức làm huyết áp tăng cao nặng hơn. Ngoài ra hút thuốc còn sẽ làm phát sinh, phát triển xơ vữa động mạch vành ở những người bị huyết áp cao, đồng thời làm tăng thêm tính nghiêm trọng của các biến chứng. Nguy cơ phát sinh đột quỵ do não ở những người bị huyết áp cao hút thuốc cao gấp 4 lần so với người không hút thuốc. Uống rượu lượng ít sẽ không có tác hại cấp tính đối với huyết áp, nhưng uống nhiều rượu thì lại là một nhân tố có nguy cơ làm cho huyết áp tăng lên, cho nên cần kêu gọi kiêng rượu, cấm thuốc. Với người không thể bỏ ngay một lúc được nên dùng với lượng nhỏ. Uống rượu, thường khống chế ở mức dưới 50ml mỗi ngày, tốt nhất là uống rượu độ thấp. Trong lá chè, ngoài có chứa nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng ra, còn có chứa theophilin (theophylline) và flavin ađenin, (flavin adenine), có tác dụng lợi tiểu và giảm huyết áp, nên uống vừa phải.

Tóm lại, ăn uống ở những người huyết áp cao nên là năng lượng thấp, muối thấp, lipit thấp (tỉ lệ P/S cao), cholesterol thấp, có vitamin phong phú và chất khoáng có lợi, đồng thời kiêng thuốc và rượu.

Chứng tăng lipoprotein - huyết và chứng mỡ máu cao

Loại đầu là chỉ một hoặc một vài loại lipoprotein nào đó tăng vượt quá mức bình thường. Loại sau chỉ một hoặc một vài loại chất béo nào đó tăng vượt quá mức bình thường. Do lipit được vận chuyển dưới dạng lipoprotein, cho nên chứng mỡ máu cao thường phản ánh luôn chứng lipoprotein - huyết cao.

Lipit trong huyết thanh chủ yếu có triglixerit cholesterol, lipit và axit béo. Phần lớn chúng đều kết hợp với protein thành phức chất, gọi là lipoprotein. Căn cứ theo mật độ từ thấp đến cao có thể chia lipoprotein ra thành vi thể nhũ trấp lipoprotein mật độ cực thấp (VLDL), lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ cao (HDL). Vi thể nhũ trấp là các hạt lipit có từ trong thức ăn, chủ yếu có chứa triglixerit ngoại lai chiếm khoảng 90% trọng lượng; lipoprotein mật độ cực thấp chủ yếu chứa triglixerit tự sinh (do gan hợp thành) chiếm khoảng 50% trọng lượng, lipoprotein nồng độ thấp chủ yếu chứa cholesterol, chiếm khoảng 43% trọng lượng, triglixerit chỉ chiếm 10%; lipoprotein mật độ cao chủ yếu chứa protein, và cũng chứa cả một phần cholesterol và lipit,...

Muốn xác định được mức độ mỡ máu có khác thường hay không, tốt nhất là bằng cách đo lượng lipoprotein trong máu, chứ không phải chỉ đơn thuần đo riêng phần mỡ trong máu. Mức lipoprotein trong máu chịu sự chế ước của các nhân tố như ăn uống, các loại hoocmon (tethelin, ađrenalin, insulin, thyroxin, độ tuổi cân nặng, tinh thần và trạng thái ứng kích, thuốc men và bệnh tật,...) mà có sự biến đổi. Vì thế, mức mỡ máu khác thường có thể dựa vào nồng độ khác nhau về lipoprotein trong máu để chia thành 5 loại sau:

Loại I. Mức vi thể nhũ trập trong máu tăng cao thường gặp ở trẻ sơ sinh và nhi đồng, ở người lớn rất ít xảy ra. Thông thường là do lipoprotein lipaza (lipase) bị khiếm khuyết do di truyền hoặc hoạt lực giảm gây nên. Thường có tiền sử gia đình. Trong ăn uống cần giảm lượng lipit đưa vào, người lớn nên là 25 - 35g/ngày, trẻ em nên 10 - 15g/ngày. Cố gắng ăn vào loại triglixerit mạch dài vừa - Hàm lượng axit béo loại này trong thức ăn thiên nhiên rất ít, chủ yếu là được tổng hợp nhân tạo, dễ được phân hủy, hấp thu và vận chuyển lượng nhiệt lượng và protein đưa vào không hạn chế, nhưng không nên uống rượu.

Loại II. Được chia thành 2 loại nhỏ hơn:

1) Loại IIa. Mức lipoprotein mật độ thấp và cholesterol trong máu tăng cao. Nếu là do di truyền thì gặp ngay từ khi mới sinh, là một loại bệnh di truyền thường gặp. Phải hạn chế nghiêm ngặt lượng axit béo no và cholesterol đưa vào; cholesterol hạn chế ở mức dưới 300mg/ngày. Đồng thời, tăng thêm lượng đưa vào các axit béo không no nhiều lần, và nên ăn nhiều thức ăn có hàm lượng xenlulo cao, bao gồm rau và trái cây các loại. Ngoài ra còn cần ăn nhiều những loại thức ăn có thể hạ thấp được cholesterol, như hành tây, tỏi, nấm hương, mộc nhĩ, thảo đần, đậu tượng,...

2) Loại IIb. Mức lipoprotein mật độ thấp và lipoprotein mật độ cực thấp trong máu tăng cao. Cũng giống như loại IIa, nếu là do di truyền, thì thấy ngay từ khi mới sinh, cũng rất thường gặp. Cần giảm lượng cholesterol (dưới 300mg/ngày) và axit béo no; tăng thêm lượng axit béo không no nhiều lần đưa vào. Nếu cần phải giảm cân thì còn cần phải hạn chế lượng năng lượng, và cacbohiđrat đưa vào. Thận trọng khi uống rượu.

Loại III. Mức lipoprotein mật độ cực thấp, cholesterol và triglixerit trong máu tăng cao khác thường. Thường gặp sau 30 - 45 tuổi, phụ nữ thì thường sau khi mãn kinh, là một loại bệnh di truyền tương đối ít phát sinh. Cần giảm lượng cholesterol, đưa vào (dưới 300mg/ngày). Tỉ lệ phối hợp năng lượng nên là: protein chiếm khoảng 20%, lipit chiếm 30%, cacbohiđrat chiếm 50%. Cân nặng phải gần với cân nặng “lí tưởng”. Không ăn thức ăn ngọt sắc. Hạn chế lượng axit béo no mà tăng thêm lượng axit béo không no nhiều lần.

Loại IV. Mức lipoprotein mật độ cực thấp và triglixerit trong máu tăng cao, mức cholesterol bình thường hoặc hơi cao. Thường gặp ở người trên 30 tuổi. Nếu thường xuyên phát sinh thì có khả năng là bệnh di truyền. Chứng béo phì hoặc uống rượu sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm. Vì thế cần duy trì cân nặng “lí tưởng”. Khống chế lượng cacbohiđrat đưa vào để nó chiếm khoảng 45% tổng năng lượng. Lượng cholesterol đưa vào cần khống chế thỏa đáng trong khoảng 300 - 500mg/ngày. Tăng thêm lượng axit béo không no nhiều lần. Không ăn thức ăn ngọt sắc. Ăn nhiều trái cây, rau. Tránh uống rượu.

Loại V. Mức vi thể nhũ trấp, lipoprotein mật độ cực thấp và triglixerit trong máu tăng cao, mức cholesterol tăng cao, hoặc bệnh thường. Gặp ở người lớn, ở trẻ em rất ít gặp. Có khả năng là một loại triệu chứng di truyền hiển tính, cũng có thể là do ngộ độc axit, bệnh đái tháo đường, nát rượu hoặc bệnh thận gây nên. Cần duy trì cân nặng “lí tưởng”. Hạn chế lượng lipit đưa vào để nó chiếm 30% tổng nhiệt lượng. Tăng thêm axit béo không no nhiều lần. Hạn chế lượng cholesterol đưa vào ở mức độ vừa (300 - 500mg/ngày). Ăn các thức ăn protein cao. Không ăn thức ăn ngọt sắc, không nên uống rượu.

Ngoài các loại nói trên ra, cũng có thể căn cứ vào mức cholesterol và triglixerit bình thường hoặc tăng cao mà phân chia một cách đơn giản hơn thành các loại: Những người bị chứng cholesterol - huyết cao đơn thuần được quy vào loại IIa, những người bị chứng triglixerit - huyết cao đơn thuần được xếp vào loại IV; những người đồng thời bị tăng cao cả 2 thứ được gọi là chứng mỡ máu cao hỗn hợp có thể là loại IIb, III hoặc loại V.

Do xơ vữa động mạch là biến chứng chủ yếu của chứng lipoprotein - huyết cao, và cũng là một quá trình bệnh lí cơ bản của bệnh động mạch vành nên tỉ lệ phát bệnh động mạch vành ở những người bị chứng lipoprotein - huyết cao là cao nhất, và cũng thường gặp nhất.

Vì vậy, việc phòng chữa chứng lipoprotein – huyết cao là một nội dung quan trọng trong công tác vệ sinh giữ gìn sức khỏe. Nếu áp dụng các liệu pháp ăn uống khác nhau, theo 5 loại hình khác nhau của chứng lipoprotein - huyết cao, thì thông thường làm chomức lipoprotein giảm xuống được vài tuần.

Bệnh động mạch vành

Nếu là các mảng xơ vữa động mạch vành làm cho khoang mạch hẹp lại hoặc bị tắc, hay do cơ trơn màng trong động mạch vành bị teo co cứng mạnh dẫn đến co giật, gây nên những biến đổi do thiếu máu ở cơ tâm cung cấp máu, thì được gọi là bệnh tim xơ vữa động mạch vành, hay còn được gọi là bệnh tim do thiếu máu gọi tắt là bệnh động mạch vành. Có 3 dạng biểu hiện là: trụy tim nguyên phát, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim. Bệnh này thường phát sinh ở tuổi trung niên, nhất là ở người già, ở nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ, phần lớn hiện nay cho là có liên quan tới rối loạn chuyển hóa lipit và trở ngại chức năng thành động mạch.

Chứng mỡ máu cao, huyết áp cao, bệnh đái tháo đường béo phì. Hút thuốc, ít hoạt động chân tay là các nhân tố gây nguy cơ dẫn đến bệnh này.

Trong đó, mỡ máu cao, hút thuốc, huyết áp cao là 3 nhân tố gây nguy cơ chủ yếu và đã trở thành chứng cứ để phán đoán bệnh động mạch vành. Mặc dù sự phát sinh bệnh này là do nhiều nguyên nhân, nhưng người ta đã chứng minh được rằng tự điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí có ý nghĩa quan trọng đối với việc phòng chữa.

Nguyên tắc trị liệu bằng ăn uống cho bệnh động mạch vành là: giảm thiểu năng lượng trong bữa ăn để khống chế cân nặng, giảm thiểu tổng lượng lipit cùng lượng axit béo no và cholesterol đưa vào, tăng thêm lượng các axit béo; hạn chế lượng đường tinh chế; cung cấp chất khoáng và vitamin với lượng thích hợp. Cụ thể như sau:

1. Khống chế năng lượng. Rất nhiều người bị bệnh động mạch vành có kèm theo béo phì hoặc siêu nặng. Nhiệt năng đưa vào quá nhiều sẽ tăng thêm tỉ lệ phát bệnh của chứng mỡ máu cao, bệnh đái tháo đường, bệnh huyết áp cao, mà những bệnh này đều là nhân tố gây nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch vành. Những người béo phì dễ mắc bệnh động mạch vành hơn người bình thường cho nên năng lượng đưa vào nên ở mức duy trì được cân nặng bình thường là vừa. Về phép tính đơn giản để tính cân nặng “lí tưởng”. Xét về mặt lí thuyết thì thường là năng lượng giảm mỗi lần 0,029MJ (6,8kcal) thì cân nặng sẽ giảm 1g, nếu lượng năng lượng đưa vào mỗi ngày ít hơn so với bình thường 25 - 3,34MJ (600 - 800kcal), thì 1 tháng sẽ giảm được 3kg. Điều đáng nói ở đây là việc phân phối tỉ lệ nhiệt năng là hết sức quan trọng. Tỉ lệ phần trăm của 3 chất dinh dưỡng lớn chiếm trong tổng nhiệt năng là protein chiếm 13 - 15%, lipit - 20%, cacbohiđrat chiếm 65 - 70%. Nếu là người bị chứng cholesterol huyết cao thì tỉ lệ nhiệt năng lipit cần hạ xuống < 16%. Tỉ lệ nhiệt năng cacbohiđrat ở người bị chứng triglixerit - huyết cao nên < 70%. Phải tránh ăn quá no, tốt nhất là ăn chia làm nhiều bữa, đổi mỗi ngày 3 bữa thành 4 – 5 bữa.

2. Giảm bớt lipit, hạn chế cholesterol. Ăn nhiều mỡ trong thời gian dài là nhân tố chủ yếu gây nên xơ vữa động mạch, tỉ lệ nhiệt năng lipit ở người bị bệnh động mạch vành < 20% là vừa. Nếu tổng năng lượng là 8,4MJ (2000kcal)/ ngày thì tổng lượng lipit nên ≥ 40g; tỉ lệ nhiệt năng lipit ở những người bị chứng cholesterol - huyết cao nên < 16%, tức là tổng lượng lipit < 36g là vừa. “Chất” của lipit trong bữa ăn gây ảnh hưởng quan trọng hơn so với “lượng” đến mức mỡ trong máu. Các axit béo no trong lipit làm tăng cholesterol, còn các axit béo không no nhiều lần thì làm giảm cholesterol trong máu. Nhưng nếu lượng axit béo không no nhiều lần đưa vào quá nhiều thì sẽ kích thích làm tăng lên các peoxit trong cơ thể từ đó hủy hoại màng tế bào, gây bất lợi cho việc duy trì sức khỏe của cơ thể. Hơn nữa những người bị bệnh béo phì đưa vào quá nhiều axit béo không no sẽ dễ dẫn đến chứng sỏi mật, cho nên tỉ lệ P/S trong bữa ăn nên ở mức 1,0 - 1,5 là vừa, và phải đồng thời ăn nhiều các thức ăn có chứa vitamin E phong phú, để bảo vệ cho màng sinh học tránh bị các peoxit lipit làm tổn thương.

Cholesterol không phải là thủ phạm chủ yếu dẫn đến bệnh động mạch vành, nó chỉ là nhân tố gây nguy cơ cao đối với một số ít người, cho nên không nhất thiết coi trứng gà có chứa cholesterol tương đối cao là thức ăn kiêng của những người bị bệnh động mạch vành, cho đến những người bình thường lo lắng là sẽ dẫn đến bệnh tim. Những người bị bệnh động mạch vành mỗi tuần ăn 5 quả trứng gà là được phép. Vào những năm 40 của thế kỉ 20 người ta đã đo thấy hàm lượng cholesterol trong các động vật có vỏ thủy sinh như tôm, cua, sò biển,... rất cao, song phương pháp đo có hiệu quả cao mới được áp dụng hiện nay đã cho thấy hàm lượng cholesterol trong chúng không phải là cao lắm, hơn nữa lại còn có chứa rất nhiều axit béo không no nhiều lần. Lượng cholesterol đưa vào hiện được thừa nhận là cần hạn chế trong khoảng 300mg mỗi ngày.

3. Ít cung cấp monosacarir, tăng cường xơ thức ăn. Cacbohiđrat quá nhiều, nhất là các loại cacbohiđrat giản đơn như sucroza và fructoza, ngoài việc cung cấp năng lượng ra, còn sẽ chuyển hóa thành triglixerit, trở thành nguồn mỡ máu, mà chứng mỡ máu cao lại là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh động mạch vành và làm cho bệnh tình nặng hơn. Cho nên, đồng thời với việc chú ý đến tỉ lệ năng lượng mà cacbohiđrat cung cấp chiếm trong tổng năng lượng, tốt nhất là ít cung cấp monosacarit hoặc fructoza.

Xơ thức ăn bao gồm chất lignin, bán xenlulo, pectin,... có thể phụ bám vào cholesterol, làm cho nó khó thấm qua được niêm mạc ruột và bị hút thu, ngoài ra còn có thể làm tăng thêm lượng thải sterol và axit cholic trong phân cho nên có thể hạ thấp được sự biến chuyển thành cholesterol.

Ăn nhiều thức ăn có chứa xơ thức ăn như hoa màu, rau, trái cây,... sẽ rất có ích cho việc phòng trị nhiều loại nhân tố gây nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch vành như chứng mỡ máu cao, bệnh đái tháo đường, béo phì,...

4. Tăng thêm protein chất lượng cao. Protein động vật có chứa protein lượng protein đa chất cao, nhưng lại có cái dở là có chứa quá nhiều axit béo no. Cho nên ở tất cả những người đưa vào một lượng protein động vật cao, tỉ lệ phát bệnh động mạch vành cũng cao. Protein thực vật, nhất là protein trong đậu các loại không chỉ có chất lượng cao, mà còn có chứa tương đối nhiều sterol thực vật, giúp ích cho việc thải axit cholic, giảm bớt sự hợp thành cholesterol, có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu, lecithin đậu tương giúp ích cho việc vận chuyển cholesterol. Ngoài ra, dùng protein thực vật còn tránh được việc đưa vào quá nhiều methionin, ngăn không cho gây ra chứng xơ vữa động mạch. Cho nên, cần chú ý tăng đưa vào loại protein thực vật cho thỏa đáng, nhất là protein đậu tương.

5. Vitamin vừa phải. Các vitamin B1, B6, C và PP có lợi cho chuyển hóa lipit, có thể bảo vệ được kết cấu và chức năng của thành động mạch, cho nên có khả năng là tốt cho việc phòng chữa bệnh động mạch vành. Vitamin E có tác dụng chống oxy hóa sẽ cải thiện được chức năng cơ tim, đồng thời có thể phòng ngừa hình thành các cục nghẽn mạch, vì thế mà có ý nghĩa sinh lí nhất định. Vitamin D có tác dựng làm tăng cao lượng cholesterol trong máu, cho nên không nên dùng nhiều.

6) Chất khoáng cao. Canxi liều cao sẽ giảm thấp được nồng độ cholesterol và triglixerit trong máu. Bổ sung crom sẽ nâng cao được độ lipoprotein mật độ cao, từ đó làm giảm được nồng độ cholesterol trong máu, ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa. Thiếu đồng sẽ làm cho lượng cholesterol trong máu tăng cao, bổ sung đồng thời sẽ ngăn ngừa được xơ cứng động mạch. Thực nghiệm đã cho thấy thiếu kẽm sẽ làm cho nồng độ cholesterol trong máu hạ thấp còn lượng kẽm đưa vào quá cao thì sẽ làm giảm nồng độ lipoprotein mật độ cao, cho nên dùng kẽm liều cao sẽ làm tăng thêm nguy cơ dẫn đến bệnh động mạch vành. Iot sẽ ức chế sự hấp thu cholesterol trong đường ruột, giảm bớt sự lắng đọng cholesterol trên thành động mạch, có tác dụng giảm bớt hoặc ngăn chặn động mạch khỏi bị xơ vữa.

7. Không hút thuốc, ít uống rượu. Hút thuốc là nhân tố chủ yếu dễ dẫn đến mắc bệnh động mạch vành. Số điếu thuốc hút mỗi ngày, số năm hút và độ sâu hít vào có liên quan trực tiếp tới nguy cơ phát sinh và tỉ lệ tử vong của bệnh động mạch vành. Nồng độ lipoprotein mật độ cao ở người hút thuốc thấp hơn nồng độ ở người không hút thuốc. Cho nên cần cấm thuốc nghiêm ngặt. Có những nghiên cứu cho thấy uống rượu với lượng vừa phải sẽ nâng cao được nồng độ lipoprotein mật độ cao, cũng có nghĩa là làm giảm nguy cơ phát sinh các mảng xơ vữa; nhưng nếu đưa vào một lượng cồn quá nhiều thì sẽ làm ngắt quãng nhịp tim, cho nên chỉ uống rượu với lượng vừa phải nhất là cần cấm uống rượu mạnh. Uống cà phê quá lượng sẽ ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu, làm rối loạn nhịp tim cho nên những người bị bệnh động mạch vành cần cố gắng không uống hoặc ít uống cà phê.

Những người bị bệnh động mạch vành cần chọn dùng nhiều thức ăn cho protein chất lượng cao, lipit thấp, axit béo no thấp, cholesterol thấp, đường tinh chế thấp, cacbohiđrat tổng hợp cao, chất khoáng và vitamin cao, có chứa nhiều xơ thức ăn và năng lượng thấp.

1) Lương thực ngũ cốc. Đặc biệt là lương thực thô.

2) Đậu các loại. Nhất là đậu tương cùng các chế phẩm từ đậu.

3) Đồ hải sản. Hải sâm, sứa và tuyệt đại đa số cá biển, cá sông.

4) Gia cầm. Gà, vịt.

5) Thịt các loại. Thịt lợn nạc, thịt bò, thịt thỏ.

6) Rau. Cà rốt, cà chua, hành, tỏi, rau cần, rau giền.

7) Trái cây. Quýt, sơn tra, chuối tiêu, táo, hồng,...

8) Nấm các loại. Nấm hương, mộc nhĩ, rau câu, tảo đỏ,...

9) Chế phẩm sữa. Sữa bò, sữa chua, sữa bột tách bơ,...

10) Lá chè.

Với những thức ăn có chứa axit béo no, cholesterol cao, năng lượng cao, muối cao như thịt mỡ, mỡ động vật, óc động vật và nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, trứng cá, muối ăn, thuốc lá, đường, rượu, sôcôla,... cần khống chế lượng vừa phải.

Đột quỵ

Thường gọi là trúng gió, là trở ngại chức năng não do biến chứng đột nhiên phát sinh ở mạch máu vùng não gây nên. Gồm có xuất huyết khoang dưới màng nhện, xuất huyết não trong, hoại tử thiếu máu não, sẽ dẫn đến đột nhiên mất tri giác và liệt ở một mức độ nào đó. Liệt có thể là tạm thời, hoặc có thể là vĩnh viễn do mức độ thiếu oxy của tế bào quyết định. Đột quỵ là một loại bệnh thường gặp gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe con người. Hiện đã trở thành một trong 3 nguyên nhân lớn gây tử vong ở loài người.

Việc phát sinh đột quỵ có liên quan tới trạng thái đưa vào của một số loại chất dinh dưỡng.

Các thực nghiệm trên động vật đã cho thấy khi hàm lượng protein trong thức ăn chiếm 25%, tỉ lệ phát sinh đột quỵ ở chuột bị huyết áp cao tự phát chỉ là 11%, còn khi hàm lượng protein trong thức ăn chiếm 19,7% thì tỉ lệ phát sinh đột quỵ ở chuột lên tới 82%. Hàm lượng tinh bột cao trong bữa ăn sẽ giúp ích cho việc thúc đẩy việc thải loại axit cholic và cholesterol trong đường ruột, có khả năng sẽ giúp ích cho việc phòng ngừa sản sinh ra các nhân tố có nguy cơ cao gây đột quỵ như huyết áp cao, xơ vữa động mạch. Ngoài ra, việc khống chế lượng lipit đưa vào và cung cấp vitamin B2, B6 và axit panothenic vừa đủ, cũng có tác dụng quan trọng trong việc phòng ngừa chứng đột quỵ.

Vì thế biện pháp về bữa ăn trong phòng ngừa chứng đột quy cũng tương tự như biện pháp bữa ăn trong phòng ngừa chứng mỡ máu cao, huyết áp cao, bệnh động mạch vành, chủ yếu là tránh đưa vào quá nhiều năng lượng, để duy trì được cân nặng bình thường, hạn chế lượng muối ăn đưa vào, thường mỗi ngày không quá 10g; tăng đưa vào protein chất lượng cao tốt, nhất là protein đậu các loại, vitamin B, C,...

Béo phì sẽ làm tăng thêm các nhân tố có nguy cơ gây đột quỵ, như dễ bị chứng mỡ máu cao, huyết áp cao, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, bệnh đái tháo đường. Cho nên, biện pháp chế độ ăn ngăn chặn béo phì và khống chế cân nặng, như hạn chế lượng ăn, giảm lượng lipit nhất là mỡ động vật,... đưa vào cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2965-02-633565282462254143/Benh-tat-voi-dinh-duong/Voi-cac-benh-tim-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận