Tài liệu: Với các về hệ hô hấp, cần qui định các chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Tài liệu
Với các về hệ hô hấp, cần qui định các chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Nội dung

VỚI CÁC BỆNH VỀ HỆ HÔ HẤP, CẦN QUY ĐỊNH CÁC CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG NHƯ THẾ NÀO?

 

Viêm phế quản mãn

Phản ứng chứng viêm mãn ở phế quản. Một loại bệnh thường gặp, gặp nhiều ở người già và trung niên trên 50 tuổi. Người bệnh thường phát bệnh vào mùa giá lạnh, xuất hiện ho khạc ra đờm, sáng sớm ngủ dậy là rõ nhất. Đờm màu trắng, ở dạng bọt nhầy có lúc đặc quánh khó khạc ra. Tùy theo khi phát bệnh có bị co thắt phế quản hay không (bệnh nhân có biểu hiện thở hổn hển và rít trong họng mà được chia thành viêm phế quản mãn hen suyễn và viêm phế quản mãn đơn thuần. Viêm phế quản mãn sẽ thứ phát thành nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp như viêm phế quản cấp, cảm cúm hoặc viêm phổi,... tự phát bệnh cũng có liên quan đến hút thuốc lá trong thời gian dài và ô nhiễm không khí. Hút thuốc lá trong thời gian dài và hít phải các chất độc hóa học, bụi phấn trong không khí và khói sương mang tính kích thích,... sẽ làm tổn thương biểu mô đường hô hấp, từ đó làm suy yếu hoặc hủy hoại cơ chế đề kháng của đường hô hấp, rất dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát.

Mục đích của việc trị liệu bằng dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm phế quản mãn là nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng kháng bệnh của đường hô hấp.

Với điều kiện cung cấp đầy đủ năng lượng, cần tăng lượng đưa vào protein một cách thỏa đáng, bởi tác dụng của các thực bào và tác dụng miễn dịch dịch thể trong cơ thể có liên quan chặt chẽ với lượng protein đưa vào.

Cung cấp protein đầy đủ sẽ nâng cao được năng lực kháng bệnh của cơ thể. Lượng cung cấp protein mỗi ngày 1,2 - 1,5g cho mỗi kilogam cân nặng là vừa; đồng thời yêu cầu 1/3 – 2/3 trong đó là protein chất lượng cao, như sữa bò, trứng gia cầm, thịt lợn nạc, thịt bò và chế phẩm từ đậu nành. Sau khi ăn sữa bò và trứng gà, nếu niêm dịch tiết ra có chiều hướng quánh lại thì cần hạn chế lượng đưa vào. Vitamin A, C có tác dụng bảo vệ sự khỏe mạnh của các tổ chức biểu mô đường hô hấp. Cho nên phải cung cấp đầy đủ. Vitamin A được cung cấp từ trứng gà, trứng vịt, sữa bò, bơ, lươn và gan động vật,... Vitamin C được cung cấp từ lê quít, dưa hấu và rau xanh,... Nguyên tố vi lượng selen sẽ làm gia tăng hàm lượng các kháng thể trong máu, đóng vai trò là thuốc trợ giúp miễn dịch, được cung cấp từ tỏi nấm, tảo biển, tảo đỏ trứng, vịt,… cần chọn dùng vừa phải, để giúp ích cho việc điều tiết miễn dịch bình thường của cơ thể. Đồng thời còn cần tăng lượng dịch thể đưa vào hằng ngày cho bệnh nhân,... Dịch thể đầy đủ sẽ làm loãng các chất tiết ra do bị viêm đường hô hấp sẽ dễ khạc ra. Những thức ăn quá lạnh, quá nóng và có tính kích thích cay sẽ gây ra các cơn ho, cho nên phải tránh dùng. Ngoài ra, còn cần cấm thuốc lá, rượu. Tất cả những loại thức ăn mà bệnh nhân viêm phế quản mãn hen suyễn không dung nạp được đều cần phải tránh.

Tràn khi phổi

Tính đàn hồi của tổ chức phổi giảm và sự tăng to dung tích do bộ phận đầu xa phế quản cuối phế nang (bao gồm tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang, túi phế nang và phế nang) bị giãn và đầy khí quá mức dẫn đến. Do chức năng phổi bị suy giảm tràn khí phổi sẽ có biểu hiện thở dốc và hàng loạt triệu chứng do thiếu oxy gây nên, như tím tái, tim đập quá nhanh, kém ăn, đau đầu, thèm ngủ,... Bệnh nhân tràn khí phổi do thở dốc mà làm cho nhai, nuốt khó khăn, do cung ứng oxy cho tế bào ruột dạ dày không đủ mà dẫn đến nhu động dạ dày ruột chậm và chức năng tiêu hóa bị yếu đi. Tất cả những điều trên đều gây trở ngại cho việc đưa năng lượng vào. Đồng thời, do thiếu oxy làm cho quá trình chuyển hóa năng lượng của 3 chất dinh dưỡng lớn như đường, mỡ, đạm trong cơ thể bị ảnh hưởng, khiến tho cơ thể bị suy dinh dưỡng.

Trị liệu bằng dinh đường cho bệnh nhân tràn khí phổi, đòi hỏi phải ăn uống protein cao, cacbohiđrat cao.

Mỗi ngày nên cung cấp 7,56 - 10,08MJ (1800 - 24000kcal) năng lượng, khi cần thiết còn nên tăng thêm. Nhưng với những người béo phì cần chú ý khống chế cung cấp năng lượng. Cung cấp protein cứ mỗi kilogam cân nặng khoảng 1,5 - 2g là vừa, đồng thời chú ý đến tỉ lệ thích đáng về protein chất lượng cao. Ăn uống cần thanh đạm, dễ tiêu, lượng ít chia làm nhiều bữa. Trước và sau bữa ăn cần nghỉ ngơi một lát, ăn chậm, đặc biệt là khi ăn đồ loãng hoặc sền sệt tránh để thức ăn bị phản lưu. Thực đơn phải đa dạng, để làm tăng sự ngon miệng. Trong ăn uống còn cần chú ý bổ sung kịp thời vitamin A, C. Nghiêm cấm thuốc lá, rượu và đồ gia vị mạnh. Tránh dùng các loại rau sinh hơi. Bình thường chú ý tập thể dục và hoạt động vừa phải để giúp ích cho việc cải thiện chức năng phổi của người bệnh.

Hen phế quản

Một loại bệnh dị ứng phát bệnh ở vùng phổi thường gặp. Các kích thích của các chất từ bên ngoài như phấn hoa, bào tử nấm mốc ve bết, tro bụi, khí than, mùi cay khi xào nấu thức ăn,... và sự chuyển mùa, sự thay đổi môi trường, nhiễm khuẩn đường hô hấp và dị ứng thức ăn,... là nguyên nhân gây phát bệnh. Sự kích thích của môi trường bên ngoài sẽ làm cơ trơn phế quản bị co thắt và tăng tiết tuyến thể niêm mạc, từ đó dẫn đến phát bệnh. Trước khi phát bệnh điển hình thường có các triệu chứng báo trước, như ho, hắt hơi nhiều, tức ngực,... nếu không trị liệu kịp thời sẽ bị phát bệnh cấp, có biểu hiện khó thở. Hen phế quản cũng có liên quan tới dinh dưỡng ăn uống,... Một số người bệnh có cơ địa dị ứng khi ăn những thức ăn dễ gây dị ứng như lúa mạch, các loại trứng, sữa bò, hải sản tươi sống, cua sống, cà chua, thịt lợn, sôcôla,... sẽ kích phát cơn hen. Dạng thức ăn loại này thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Cùng với sự tăng lên của độ tuổi, khả năng dung nạp thức ăn các loại cũng dần dần tăng lên, nên phản ứng cũng dần dần giảm đi.

Ăn uống của những người hen phế quản phải thanh đạm, ít kích thích, không nên ăn quá no, quá mặn, quá ngọt. Kiêng các thức ăn kích thích như sống lạnh (nước lạnh), thuốc lá, rượu, ớt cay,...

Những người bệnh có cơ địa dị ứng nên ít ăn các thức ăn protein khác loại, khi đã phát hiện ra một loại thức ăn nào đó đích thực đã gây cho mình phát bệnh hen phế quản, cần lập tức tránh ăn; nên ăn nhiều protein thể vật, các chế phẩm đậu như đậu phụ.

Hạn chế ăn uống quá mức sẽ làm mất đi nhữngchất dinh dưỡng đáng có, làm cho miễn dịch của cơ thể giảm, dễ bị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, từ đó dễ gây phát các cơn hen phế quản. Vì thế trong ăn uống phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và cân đối. Những người đờm nhiều lúc bình thường nên ít ăn thức ăn dễ sinh đờm, như sữa bò, trứng gia cầm, thịt mỡ,... ăn nhiều mướp, dưa hấu, lê,... Rất nhiều trẻ sơ sinh trong các gia đình có cơ địa dị ứng di truyền bị thiếu kháng thể globulin A miễn dịch bài tiết có khả năng tăng cường sức đề kháng của đường hô hấp tạm thời hoặc lâu dài. Còn trong sữa mẹ thì lại có chứa tương đối nhiều kháng thể globulin A miễn dịch bài tiết, vì vậy đối với những trẻ sơ sinh loại này cần được nuôi bằng sữa mẹ, đồng thời trong vòng 3 tháng không cho ăn thức ăn loại trứng gia cầm. Các nghiên cứu trên lâm sàng cho thấy lấy bí đỏ 1500g bỏ hạt rửa sạch, cắt thành miếng nhỏ, nấu chín, lọc bỏ bã lấy nước, sau khi cô đặc, cho thêm 1500g đường đun lại trong 10 phút, cuối cùng chắt nước gừng 60g vào quấy đều thành cao bí đỏ, hằng ngày cho uống sáng tối mỗi lần 15g, có công dụng phòng ngừa lên cơn hen phế quản.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/2965-02-633565282952410393/Benh-tat-voi-dinh-duong/Voi-cac-ve-he-ho-...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận