Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 119 : Mười đạo thánh chỉ

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 119: Mười đạo thánh chỉ

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Khi tin vui này được báo lên Chân Tông, ngài vẫn đang nằm trên giường bệnh, hôm đó là một ngày đẹp trời. Những ánh nắng ấm áp đầu đông phủ khắp mặt đất, len lỏi đến từng căn phòng của hoàng cung. Chỉ có điều tẩm cung của Chân Tông nặng một mùi thuốc. Tình trạng sức khỏe của ngài đang ngày một xấu đi, ngài bây giờ lại thường hay nói năng lảm nhảm, cũng may triều chính vẫn có Lưu Nga đằng sau lo liệu, do đó cũng không có sai sót lớn nào xảy ra. Trước đó mấy hôm, ngài trúng phải phong hàn, khiến các quan thái y được một phen khiếp vía, một ngày mười mấy lần bắt mạch cho Chân Tông, lại phải lo đun các loại thuốc, để duy trì sinh mạng cho ngài



Ngày hôm đó có lẽ là do thời tiết, khiến ngài cảm thấy thoải mái hơn. Từ trên giường bệnh ngài nói với Lưu Nga: truyện copy từ tunghoanh.com
- Trẫm muốn ra ngoài hóng gió một lát.

Lưu Nga than thở:
- Quan gia, Thái y đã dặn dò kỹ lưỡng không được cho ngài ra ngoài, lỡ gặp gió lạnh.

Vừa nói bà vừa gọi người đến kéo chiếc rèm nhung dày ra hai bên. Một chùm ánh sáng chói chang truyền qua lớp cửa kính vừa mới lắp vào trong phòng lan tỏa khắp tẩm cung, lan tỏa đến cả chiếc lọ hoa cắm đầy hoa cúc đặt trên đầu giường, ánh sáng chiếu lên những giọt nước đọng trên cánh hoa cúc mà sớm nay các cung nữ lúc thay nước cho hoa để vương lại, nhìn như những ngôi sao nhỏ đang lấp lánh.

Sau đó Lưu Nga đỡ cho Chân Tông ngồi dậy, hai người ngồi ngắm cảnh vật ngoài cửa sổ. Chân Tông yên lặng không nói lời nào, ngài cầm tay Lưu Nga, một tay vuốt ve trên khuôn mặt bà. Bây giờ Lưu Nga vừa phải chăm sóc Chân Tông, vừa phải xử lý việc triều chính, so với trước đây, bây giờ bà đã gầy đi rất nhiều.

Chân Tông nhìn Lưu Nga bằng ánh mắt chứa đựng đầy lòng yêu thương.

Lưu Nga cũng vậy, tuy nụ cười vẫn nở trên khóe môi, nhưng đằng sau nụ cười ấy lại có một chút gì đó xót xa.

Vào đúng lúc đó, họ nhận được tin Giang Cập đã trở về. Giang Cập đem theo sáu nghìn nhà hàng hải và gần một nghìn binh sỹ, sau bảy năm, trải qua bao nhiêu gian lao thử thách, cuối cùng đã đi qua Nam Mỹ, băng qua Đại Tây Dương, xuống Tây Phi, vượt qua mũi Hảo Vọng đến Đông Phi. Bởi vì cuộc hành trình kéo dài trong một thời gian khá lâu, khiến nhiều người cảm thấy thất vọng, bắt đầu nửa tin nửa ngờ về Thạch Kiên. Nhiều người còn yêu cầu quay về. Nếu không phải bọn họ đã phát tài khi đến châu Âu và Tây Phi, e rằng đội tàu cũng đã giải tán từ lâu. Mãi đến khi tàu vừa cập Somalia, vừa nghe Giang Cập nói tuyến hàng hải này y đã từng đi qua, mọi người đều cảm thấy vui sướng, quỳ xuống boong tàu kêu hét. Thực tế, trong cuộc hành trình, trừ việc buôn bán ra bọn họ đã làm không ít chuyện xấu. Lúc bấy giờ đế quốc La Mã đang còn hùng mạnh, ngành hàng hải cũng rất phát đạt, đội tàu của Giang Cập còn ngoan ngoãn tuân thủ qui định giao thương buôn bán. Nhưng đến vương quốc cổ Gana ( vương quốc này không có quan hệ gì với nước Gana bây giờ), nghề khai thác vàng của vương quốc này rất phát triển, đến vòng cổ đeo cho chó trong hoàng cung cũng được chế tạo bằng vàng hoặc bạc. Chính điều đó đã làm cho Giang Cập nổi máu tham lam, cậy mình có vũ khí tối tân hiện đại, thậm chí còn có lần tập kích cả hoàng thất Gana, buộc hoàng đế cổ vương quốc Gana phải "đầu hàng ". Sau đó đặt bia đá đánh dấu lãnh thổ Đại Tống trên đất Gana, ép buộc quốc vương Gana nộp thuế, cuối cùng quốc vương đã phải giao cho bọn họ tới năm mươi vạn lượng vàng và mấy trăm vạn lượng bạc cùng vô số châu báu, bọn họ mới rời khỏi Gana. Sau này khi Thạch Kiên được nghe kể lại những câu chuyện đó, đã gần như câm lặng. Nếu bọn họ cứ tiếp tục làm như vậy, sau này lãnh thổ Đại Tống sẽ chiếm bảy mươi phần trăm diện tích bề mặt trái đất. Gần như đã thống nhất địa cầu, một việc làm mà đến Hít Le cũng không dám làm.

Lúc này mỗi người họ đã trở thành triệu phú, thậm chí tỷ phú, gần như mỗi con tàu đều chứa đầy vàng bạc châu báu. Lúc trước còn đem theo hương liệu về, sau này vì số hương liệu này chiếm diện tích, đã vứt hết xuống biển, trên đường lại gặp một số sự cố, chìm mất một số tàu, có thể tưởng tượng, mỗi con tàu bị chìm đã làm tổn thất bao nhiêu tài sản. Lúc này họ đã không còn thiết tha lắm với vàng bạc châu báu, thấy hy vọng có thể quay về được, liền bỏ mất một cơ hội phát tài ở Đông Phi, suốt đường về con tàu hầu như không có lúc nào dừng, đi một mạch về tới Đại Tống.

Cuối cùng, trước khi mùa đông đến, họ đã kịp về tới Quảng Châu. Khi Tri phủ Quảng Châu biết được tin này, lại biết trên thuyền còn có rất nhiều sứ giả các nước ngưỡng mộ trung nguyên, gã không dám chậm trễ, ngay lập tức tiếp tế cho các con tàu, và sai người dùng ngựa nhanh đưa tấu lên Chân Tông.

Chân Tông nhìn thấy bản tấu, rất vui mừng, cảm thấy trong người đã khỏe hơn, nói:
- Người đâu, trẫm muốn dùng cháo.

Rồi lại nói tiếp:
- Tay Giang Cập này khá lắm, lại còn giúp được trẫm mở mang bờ cõi.

Lưu Nga nghe xong cũng mướt mồ hôi, bây giờ đến nước Úc Đại Lợi cũng chưa thực sự chiếm được, có cần thiết phải chiếm nhiều đất đai như thế không?

Nhưng bà cũng đã quen rồi, bà lúc thường cũng hay xem tấm bản đồ Đại Tống nằm trong quả cầu thủy tinh của Thạch Kiên, tự hỏi mình có phải là đang nằm mơ không?

Chân Tông lại hỏi sứ giả:
- Vị Thanh ái khanh này lúc nào mới có thể tới kinh thành được?

Sứ giả nói:
- Bọn họ vẫn ở Quảng Châu, đợi thánh chỉ của bệ hạ tới. Mặt khác trên thuyền còn có rất nhiều dương nhân hình dạng kỳ quái, mắt màu xanh, tóc và lông tay chân lại màu vàng, còn có cả một loại người nữa, da màu đen , đến than cũng không đen bằng.

Chân Tông suy nghĩ một lát rồi nói:
- Người da đen trẫm cũng từng nghe nói tới, thời Đường đã từng thấy có chủng người này đến trung nguyên, bọn họ tự gọi là Côn Lôn nô. Nhưng cái chủng người mắt xanh tóc vàng đó trẫm chưa từng nghe nói đến, nhanh nhanh cho gọi bọn họ vào kinh.

Nhận được tin vui Chân Tông cảm thấy trong lòng thư thái, hỏi Lưu Nga:
- Nói như vậy nghĩa là trái đất hình tròn?

Lưu Nga đáp:
- Vấn đề này Thạch học sỹ sớm đã nêu ra. Nếu không thì làm sao có chuyện đứng càng cao thì nhìn càng xa được.


- Thật kỳ lạ, sao trái đất có thể tròn được? Đúng rồi, Thạch học sỹ bây giờ thế nào rồi?

- Tâu bệ hạ, người lại quên rồi, hắn bây giờ đang phải chịu tang. Nhưng hắn cũng chẳng phút giây nào nghỉ ngơi, nghe Cẩn nhi nói hắn đang viết nốt phần sau của cuốn “ Tư Trị”. Như lời Dung quận chúa nói nửa sau viết tốt hơn nửa trước, ngoài ra hắn cũng đang dạy một số học trò học “ Truy nguyên học”, đám học trò này sau khi thành tài cũng sẽ rất hữu dụng. Việc này cũng là do đích thân bệ hạ chỉ dụ cho hắn.

- Thạch học sỹ này là trung thần của trẫm, đợi khanh ấy hết thời hạn chịu tang, cũng đã trưởng thành rồi, cần phải trọng dụng, bài “ Chính khí ca” do khanh ấy viết trẫm rất thích. Lần này Giang Cập trở về, những việc lớn như thế này trẫm muốn Thạch học sỹ cũng đến dự lễ ăn mừng, chẳng rõ như thế có được hay không?

Lưu Nga suy nghĩ một lát rồi nói:
- Thời hạn chịu tang của hắn cũng gần hết, nếu chỉ mời hắn đến dự lễ cũng không phải là không được, vì dù sao nếu không có Thạch học sỹ chỉ đường, Giang Cập lần này cũng không thể nào mà hoàn thành được nhiệm vụ.

- Được, thế thì giúp trẫm hạ một đạo thánh chỉ.

Lưu Nga than thở:
- E rằng một đạo thánh chỉ chưa chắc đã ổn, chỉ riêng trong năm nay, hắn đã từ chối người đến tận mười mấy đạo thánh chỉ rồi.

Chân Tông buồn rầu đáp:
- Tại sao khanh ấy lại từ chối thánh chỉ của trẫm. Còn nữa, khanh giáng chức cái tên Đinh Vị đó cho trẫm, nhìn thấy y trẫm lại bực bội.

Lưu Nga nghe Chân Tông nói phải giáng quan Đinh Vị, trong lòng cũng thấy có chút hoang mang, bà nói:
- Không được, bây giờ trong triều không có ai có thể thay thế y. Khấu Chuẩn cũng được, nhưng gã trong lòng lúc nào cũng muốn người phải rời ngôi.

- Đúng là không được thật, thế thì để Phạm Trọng Yêm thay thế y vậy. Tay tiểu tử ngang bướng Phạm quật tử đó cũng không tồi

Lưu Nga lại càng hoang mang, mấy ngày nay Phạm Trọng Yêm vì can gián Lưu Nga trọng dùng Đinh Vị, giáng chức Khấu Chuẩn, Lý Địch, cũng đã bị Lưu Nga giáng xuống Giang Ninh. Bà nói:
- Không được, y còn ít tuổi, cần phải được thử thách một thời gian nữa mới có thể trọng dụng.

- Quả thật là không được, thế đợi tiểu Thạch học sỹ hết hạn chịu tang, rồi để cho khanh ấy đảm nhiệm chức tể tướng vậy. Tuy khanh ấy còn ít tuổi, nhưng tài trí hơn hẳn bất cứ vị đại thần nào trong triều lại cũng là người trung thành nhất nữa.

Lưu Nga lại càng câm lặng, kể cả khi Thạch Kiên đã hết hạn chịu tang, cũng mới mười sáu tuổi, mới mười sáu tuổi đã làm tể tướng?

- Còn nữa, nếu một đạo thánh chỉ không xong, thì hai đạo, ba đạo, mỗi ngày một đạo, trẫm xem khanh ấy có đến hay không. Mà có khi khanh ấy đến lại khiến trẫm hết bệnh cũng nên. Ngươi cũng đã từng nói, khanh ấy là vị cứu tinh của trẫm mà.

Mỗi ngày một đạo thánh chỉ, Lưu Nga nghe xong mà toát mồ hôi lạnh, hình như trong lịch sử cũng chưa có ai làm như vậy.

Thạch Kiên vẫn ở Hòa Châu tiếp tục viết “ Tư trị”, hắn đã viết đến “ Hậu Châu ký”. Tập “ Tư trị thông giám” của Tư Mã Quang là một bộ Biên niên sử lớn nhất Trung Quốc, toàn tập có tổng cộng 290 quyển, xuyên suốt cổ kim, từ khi bắt đầu của thời Chiến quốc , Hàn, Triệu, Ngụy tam gia phân Tấn ( năm 403 trước công nguyên) , đến cuối thời Ngũ đại ( hậu Lương, hậu Đường, hậu Tấn, hậu Hán, hậu Châu) trước khi Triệu Khuông Dẫn diệt Hậu Châu ( năm 959 sau công nguyên), gồm 1362 năm. Đương nhiên, do không thể nhớ hết và chính xác được, nên “ Tư trị” của Thạch Kiên có không ít sự sai lệch so với “ Tư trị” của Tư Mã Quang. Tuy các mốc thời gian và sự kiện lịch sử không đổi nhưng về nội dung đã không ít chỗ bị sửa đổi, nhất là sau khi trở lại Hòa Châu, phần sau của " Tư trị" đã bị thay đổi rất nhiều so với nguyên bản. Bởi vì cách nghĩ của hắn và Tư Mã Quang vốn dĩ không giống nhau, Thạch Kiên cho rằng, muốn cho Đại Tống ngày càng hùng mạnh, buộc phải sửa đổi pháp luật, tất nhiên hắn cũng phản đối biện pháp cứng của Vương An Thạch. Còn Tư Mã Quang là một tư tưởng gia bảo thủ, ông cho rằng pháp quy do tổ tông định ra thì không nên thay đổi,Tiêu quy Tào tùy là được rồi. Ngoài ra số quyển của tập sách cũng có sự thay đổi, khi viết đến " Hậu Châu kí", bản của Tư Mã Quang có 285 quyển, còn Thạch Kiên đã viết đến 322 quyển, nội dung và phạm vi cũng chi tiết rõ ràng hơn. Đương nhiên, viết đến đây còn cách phần kết cũng không còn dài nữa. Ban đầu còn chín quyển nữa thì kết thúc, Thạch Kiên dự định viết thêm mười quyển nữa mới kết thúc.

Về kỹ thuật in ấn, trước khi Thạch Kiên xuyên thời gian đến với triều Tống, nhân dân đã nghiên cứu ra phương pháp in ấn lập thể, in lưới, in kỹ thuật số, in nhãn hiệu, và đang có xu hướng đào thải phương pháp in rời. Kỹ thuật in thạch bản, in ốp sét, in kỹ thuật số, in chìm, in Flexo, in tổng hợp đã rất phổ biến. Thậm chí đến hắn cũng có lúc đã quên mất danh từ “ in rời “ này rồi.

Nhưng hắn không nhúng tay vào đề tài này. Bởi vì kỹ thuật in chữ rời rất đơn giản. Không cần tự hắn tự tay đi làm, lớp học của hắn đã mở được hai năm, hai năm khổ công dạy dỗ, từng ấy con người đến một đề tài cũng không hoàn thành nổi thì chỉ tổ ăn tốn cơm gạo. Cũng trong đợt này hắn còn phát hiện trong đám học viên một số người tương đối xuất sắc, như Công Tôn Thành, Hoa Chá, Hà Đại Trung, Giang Tử Bộ, Vương Tích, Trương Hưu,...

Không lâu sau khi đề tài được đưa ra, có một học trò của hắn nêu ra phương án dùng xi măng làm chữ in, nhưng Thạch Kiên không đưa ra bất kỳ nhận xét gì, thực tế đã chứng minh loại chữ in rời này công dụng không nhiều. Đương nhiên hắn cũng không hề nói gì, tên học trò đó cũng biết Thạch Kiên không ưng ý liền từ bỏ công việc nghiên cứu. Cuối cùng có người nêu ra phương án dùng đồng, chì, thiếc và một số vật liệu khác để làm chữ in, Thạch Kiên lúc này mới gật đầu đồng ý.

Thế nhưng khi hắn vẫn chưa kịp cùng đám học trò nghiên cứa ra chiếc máy in chữ rời, “ Tư trị” cũng chưa viết xong, thánh chỉ đã được đưa xuống.

Đối với Thánh chỉ, người dân Hòa Châu cũng không lạ lẫm gì. Một năm nay, Tiểu thánh nhân đã từ chối không biết bao nhiêu đạo thánh chỉ, mặc dù đã khiến cho họ cảm thấy kinh ngạc, từ cổ chí kim cũng chỉ một mình Thạch Kiên mới có những hành động như vậy. Nhưng lần này thánh chỉ đến rất bất thường, mỗi ngày một đạo, hoặc hai ngày một đạo, Tri châu Hòa Châu, Lưu Đại Nhân cũng phải van nài hắn:
- Thạch học sỹ, vào kinh thôi, cứ tiếp tục từ chối thánh chỉ thế này cũng không tốt lắm.

Cuối cùng, sau khi đạo thánh chỉ thứ mười được gửi xuống, Thạch Kiên không thể từ chối được nữa, nói với tên thái giám đưa chỉ:
- Được rồi, ta sẽ vào kinh.

Không phải hắn sợ từ chối thánh chỉ, mà sợ nếu đạo thánh chỉ thứ mười hai được hạ, số phận hắn cũng sẽ giống như số phận của Nhạc Phi trong lịch sử, đến lúc đó thì gay to rồi.

Tên thái giám mừng rỡ, ôm chặt lấy Thạch Kiên, nói:
- Tiểu thánh nhân, ngài cuối cùng đã tiếp chỉ rồi.

Mọi người thấy thế ngao ngán, trên đời này lại có cả kiểu khâm sai như thế sao?

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-119-v4oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận