Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 121 : Khốc âm

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 121: Khốc âm

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




"Hoàn quân minh châu" là bài thơ được sáng tác bởi thi nhân Trương Tịch đời Đường. Ban đầu ý nghĩa của bài thơ là dùng một phương pháp khác để báo đáp ơn huệ, chỉ là sau này Thạch Kiên đã làm thay đổi ý nghĩa của bài thơ đó, trở thành nhận được ơn huệ phải tìm cách báo đáp. Thạch Kiên nhìn hai thứ đồ vật đó, không thể phủ nhận Đinh Vị làm như vậy là rất tinh tế, điều này không giống như thư từ, bất cứ ai cũng đều không nắm được chỗ yếu.


Thạch Kiên mỉm cười nhìn tên sứ giả nói:
- Ngươi từng nghe đến câu chuyện Kinh Vị chi thủy thanh trọc phân minh chưa?" (Kinh và Vị là 2 con sông ở Trung Quốc, Kinh Hà nước trong, Vị Hà nước đục, Kinh Vị chi thủy thanh trọc phân minh ở đây muốn ví với trắng đen phân biệt rõ ràng).




Sau đó hắn cầm lấy viên Ngọc Bích nói:
- Ngọc là vật tượng trưng cho tốt đẹp, thanh khiết, cũng là vật đại biểu cho phẩm chất cao quý của đấng quân tử, đáng tiếc nó bị một số kẻ dùng bàn tay dơ bẩn đụng vào, đã không còn trong sạch nữa.

Nói xong bèn vứt viên ngọc xuống nền đất, tiếp theo một âm thành rất giòn, viên ngọc bích vỡ thành từng mảnh. Thạch Kiên nói:
- Nhờ nhà ngươi nói với Đinh đại nhân của các ngươi, Thạch Mỗ tuy bất tài, nhưng cũng nguyện làm viên ngọc vỡ còn hơn làm viên ngói lành. Còn manh chiếu cói này cũng nhờ nhà ngươi đem về. Câu thành ngữ cắt chiếu đoạn giao tuy có nhã thú, nhưng ở đây manh chiếu cói cũng như viên ngọc bích, bị bàn tay dơ bẩn đụng vào đã biến thành một vật không sạch sẽ. Thạch mỗ tuyệt đối không nhận.


Tên sứ giả cười nhạt, nói:
- Thật ư? Thạch học sỹ nên cân nhắc cho kỹ đã.


Thạch Kiên nói:
- Ta biết chủ nhân của các ngươi thần thông quảng đại, lần này Thạch mỗ hành động thiếu cẩn mật, để cho các người nhanh chóng tìm ra ta. Đầu tiên là hành thích bất thành, sau đó lại dở trò lôi kéo. Được, được lắm. Nhà ngươi hãy về nói với chủ nhân ngươi, không cần lãng phí thời gian công sức, có trò gì thì dở nốt ra đi.
Sau đó khẽ nâng ly trà lên.



Tên sứ giả không nói chẳng rằng, liền bỏ ra ngoài.


Hồng Diên lo lắng nói:
- Thiếu gia, chúng ta bây giờ vẫn chưa đủ sức địch lại Đinh Vị.

Thạch Kiên nói
- Cũng không lâu nữa đâu.


Chỉ cần Chân Tông mất, cũng là ngày tận thế của Đinh Vị. Hắn đang cố nhớ về kiến thức lịch sử, hình như lúc đó Lưu Nga có ý động thủ với hắn, nếu không phải là Phùng Chửng ngăn lại, Lưu Nga đã giết chết hắn rồi. Hãy cố nhẫn nại chờ đợi một thời gian nữa, quả thực bây giờ hắn vẫn chưa đủ sức địch lại với Đinh Vị.


Tên sứ giả vừa đi, Thạch Kiên nhanh chóng khởi hành, Ứng Thiên Phủ cách Khai Phong không xa. Đương nhiên đến Khai Phong hắn sẽ ở thế nguy hiểm nhiều hơn, nhưng hắn không phải là không có cứu viện, vẫn còn Triệu Dung, và cha của nàng. Tuy Nguyên Nghiễm đóng cửa không chịu gặp ai, chỉ cần đích thân đến xin cứu viện, ông ta cũng không thể khoanh tay ngồi nhìn.


Chỉ mất một ngày rưỡi họ đã đến được kinh thành, Chân Tông vẫn giữ nguyên phủ đệ nơi Thạch Kiên từng làm việc trước đây. Mấy người theo thói quen cũ, bước vào căn phòng. Nhưng phát hiện trong phòng vẫn còn người ở. Thạch Kiên cảm thấy có điều gì đó bất thường, nhưng lại nhìn thấy tám người Phạm Hộ Nhạc vui mừng chạy ra nghênh đón. Thạch Kiên vốn dĩ chỉ là một dân thường, không có tư cách được dùng 8 người hộ vệ. Bây giờ hắn cũng chẳng thèm để ý. Tám người hộ vệ này đều là người già, hắn có thể yên tâm, trừ những người này ra chẳng dám dùng đến ai khác, vì chẳng biết Đinh Vị đã mua chuộc những ai nữa. Trừ 8 người hộ vệ này còn có 2 người thanh niên, nhờ sự giới thiệu của Phạm Hộ Nhạc và Đế Phong Nguyệt, Thạch Kiên mới biết hai người họ là do Nguyên Nghiễm phái đến. Đồng thời còn là người đưa thư của Nguyên Nghiễm và Triệu Dung, nói phải hết sức cẩn thận. Thạch Kiên mừng thầm trong lòng, xem ra chẳng cần cầu cứu Nguyên Nghiễm, ông ta cũng bắt đầu để ý đến mình rồi. Đương nhiên hắn không biết rằng vị Bát Hiền Vương thanh danh hiển hách trong lịch sử này đã sớm coi mình như con rể trong nhà. Từ trước khi Thạch Kiên vào kinh, Nguyên Nghiễm đã thu xếp tất cả, nhưng ông ta làm việc kín đáo, không có ai biết đến, đến Đinh Vị cũng không phát hiện ra.


Trong hai người Đại Hán đó có một người hộ vệ còn cầm một bức thư, bên ngoài có đề: ”Hán phong cắt địa quyển nga mao, nghiêm băng sát dã tận khô khao. Đãi đáo yên hồi xuân hoa xán, phong hòa lục bích liên thiên thảo.”(Tạm dịch nghĩa : gió đông lạnh làm rụng lông ngỗng. Băng giá làm vàng úa muôn loài. Đợi đến mùa xuân khi chim én quay về, muôn hoa đua nở. Gió nam thổi và muôn loài cây lại đơm chồi này lộc.)


Thạch Kiên nhìn qua nét bút đã nhận ra đó là chứ của Triệu Dung, hắn biết ý nàng muốn khuyên hắn trước mắt cần nhẫn nại, bây giờ chưa phải lúc có thể đấu với Đinh Vị. Đợi thời cơ đến rồi động thủ cũng không muộn.


Hắn nói:
- Đa tạ chủ nhân ngươi.


Sau đó Thạch Kiên liền lên triều. Thạch Kiên vốn dĩ chỉ là một người dân thường, không cần vội vàng, nhưng Chân Tông đối với hắn cũng không tồi. Mặc dù đối với sự việc liên quan đến bà lão, ngài cũng bị Đinh Vị lợi dụng. Cũng như Chân Tông đối với Khấu Chuẩn rất tốt, cuối cùng cũng bị Đinh Vị sửa ý chỉ, đưa Khấu Chuẩn giáng xuống Vĩnh Châu, sau này lại bị Lưu Nga giáng tiếp. Thạc Kiên quả thực rất quan tâm đên sức khỏe của vị vua già này.


Lúc này thời tiết đã vào giữa đông, Bắc Tống đang ở vào thời tiểu băng hà. Khai Phong tuy ở bờ nam sông Hoàng Hà, nhưng cũng rất lạnh, trời hôm đó lại âm u, gió Bắc lạnh như cắt thổi về, những đợt gió như dùng dao rạch vào da thịt, dưới mái hiên treo lủng lẳng những dây nước đóng băng. Trên phố cũng ít người qua lại. Nhưng vẫn có người nhìn thấy Thạch Kiên trở về, tuy Thạch Kiên bây giờ đã cao lớn hơn trước kia rất nhiều, khuôn mặt cũng trông cũng già giặn hơn, nhưng dáng vẻ nho nhã vẫn không thay đổi. Chỉ là trong sự nho nhã đó còn nhìn thấy cả một sự cương nghị.


Câu chuyện này dần truyền đến tai hàng trăm người, rất nhanh chóng toàn phủ Khai Phong đều biết: Tiểu Thánh Nhân trở về rồi. Bây giờ trong triều kẻ phản làm loạn. Hễ ông quan nào định làm quan liêm chính đều bị Đinh Vị mưu hại. Tất cả dân chúng đếu rất hy vọng trong triều có một trụ cột có thể giúp vua trừ bạo. Tuy người thiếu niên này vẫn còn nhỏ, nhưng họ rất có niềm tin ở Thạch Kiên, bởi vì hắn là Tiểu Thánh Nhân, một người thiếu niên thông thạo mọi thứ trên đời. Mặt khác hoàng đế trong cung vì chiêu hắn đã viết không biết bao nhiêu thánh chỉ.


Đột nhiên trong kinh thành có tiếng pháo nổ giữa cái ngày chẳng phải lễ tết gì này.


Thạch Kiên đứng ở cửa Hoàng Cung. Hhết cách, hắn bây giờ là dân thường, không có tư cách vào cung.

Thật ra hắn không biết ngày hôm đó bệnh của Chân Tông đã nặng hơn, hôn mê bất tỉnh cả ngày, các thái y trong cung đã tận lưc nhưng vẫn vô phương cứu chữa. Trong tẩm cung văn võ bá quan đã có mặt đông đủ.


Thạch Kiên sau khi được mời vào tẩm cung của Chân Tông, bắt gặp Đinh Vị, Tiền, Phùng, Tào cùng nhiều quan viên khác đang đứng trong cung điện, khuôn mặt nghiêm nghị. Đinh Vị nói nhỏ vào tai hắn:
- Thạch học sỹ, lẽ nào cũng là một kẻ ngụy thánh nhân, không phải là tại gia thủ hiếu ba năm sao? Vì sao chưa hết ba năm đã vội vàng chạy lên kinh thành rồi.


Bây giờ Đinh Vị có thể coi là đã nắm một nửa quyền lực trong triều, khó tránh nhiều khi ngạo mạn. Vốn y định lợi dụng cơ hội này dẹp xong Thạch Kiên, nhưng không ngờ Lưu Nga sau khi nhìn thấy động tác của hắn bèn cau mày.


Thạch Kiên cười khinh bỉ:
- Đinh đại nhân, ta không tự xưng là thánh nhân, cũng không dám xưng, nhưng ta biết khi nghe nói ta đã trở về, kinh thành liền có người đốt pháo. Mà rồi lại nghe nói ông phải rời đi, kinh thành mới có người đốt pháo, nhưng nghe nói ông vi phạm thánh chỉ ở lại mà không đi, lại nghe thấy tiếng than thở khắp thành. Không rõ cớ là vì sao? Còn nữa, ông ép buộc Vương đại nhân phải bỏ đi, và còn dùng biện pháp tương tự vớiTiền đại nhân, Tào đại nhân, chẳng qua bây giờ vẫn chưa đến lúc. Bây giờ, ta không muốn nhiều lời với ông, thánh thượng đang lâm trọng bệnh, không nên cản trở ta thỉnh an người.


Lưu Nga nghe nói xong lông mày hạ xuống, nghĩ thầm, tên thiếu niên này quả nhiên sau khi đã qua mọi việc, trưởng thành lên nhiều rồi, lời nói đó không chỉ gieo sự nghi ngờ cho Tiền đại nhân và Tào đại nhân về Đinh Vị, mà còn bịt miệng y lại, không cho trả đũa.


Như biết được Thạch Kiên đã đến, Chân Tông khẽ kêu lên một tiếng và bắt đầu tỉnh lại nằm nguyên trên giường. Ngài nhìn thấy Thạch Kiên, một ánh mắt vui mừng truyền đến, nói:
- Thạch học sỹ, khanh đến đây.


Thạch Kiên ngắm nhìn Chân Tông lâm trọng bệnh đang nằm ở trên giường. Bị bệnh tật giày vò hơn một năm nay, ngài đã gầy đi rất nhiều chỉ còn sót lại một nhúm xương gầy mòn. Hắn lại nghĩ đến những ân huệ mà vị vua già trước đây từng ban cho hắn, có thể nói trong số những người lớn tuổi trừ bà lão thì vị vua già tốt với hắn nhất.


Đôi khóe mắt hắn rưng rưng nước, bước mấy bước, đến bên giường Chân Tông quỳ xuống, khấu đầu ba lần, tiếng khóc không thành lời, nghẹn lại nơi cổ họng:
- Thảo dân đến chậm, xin bệ hạ xá tội.


Tiếng khóc của Thạch Kiên đã làm cho Triệu Trinh và Triệu Đổng không cầm nổi lòng, khóc oa oa lên, riêng Lưu Nga nước mắt đẫm mi.

xem tại t.u.n.g.h.o.a.n.h.c.o.m
Chân Tông muốn ra khỏi giường, tựa vào Thạch Kiên, nhưng hắn không biết, tưởng rằng ngài muốn ngồi dậy nói chuyện, bèn đứng lên, đỡ ngài dậy, nhưng nước mặt vẫn cứ lăn trên đôi má.


Chân Tông hiền từ nhìn hắn, dùng đôi tay đã đuối sức dựa vào mái đầu hắn, nói :
-Rất tốt, cậu bé ngoan, đã lớn hơn trước nhiều rồi.


Thạch Kiên nói
- Tất cả đều là nhờ ân sủng của bệ hạ.


Chân Tông nói:
- Thằng bé này, cứ mãi khiêm tốn như thế. Nào, để ta nhìn lại khanh lần nữa.


- Vâng!
Giọng nói của Chân Tông càng thân thiêt, Thạch Kiên càng đau buồn, hắn tựa vào Chân Tông, nhìn bộ dạng gầy gò của ngài, nằm trước mặt hắn, hắn không nén được lòng mà khóc lớn, tiếng khóc nghe rất bi thương.

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-121-x4oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận