Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 12 0: Lời cảnh cáo

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 120: Lời cảnh cáo

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Tên khâm sai vừa đi khỏi, Hồng Diên liền hỏi Thạch Kiên có cần phải thu dọn đồ đạc không.

Bây giờ Hồng Diên cũng đã hai mươi mốt, đã ra dáng một cô nương rồi, xinh xắn, đầy đặn, nhưng ánh mắt của nàng khi nhìn Thạch Kiên ngày càng như oán hận hắn một điều gì đó, như thể hắn đã nợ nàng một món nợ mấy trăm năm mà không chịu trả. Chẳng đáng để oán hận sao? Thạch Kiên bây giờ đến đụng cô một cái cũng không bao giờ đụng. Như những cô nương khác cùng lứa tuổi với nàng, sớm đã con bồng con bế. Bây giờ như vậy, Thạch Kiên nhìn thấy nàng chỉ muốn bỏ chạy.



Lục Ngạc khúc khích cười, nói với Hồng Diên:
- Hồng tỉ, muốn rồi? Đừng quên, năm điều kiêng kỵ, hết thời hạn chịu tang, thiếu gia chắc chắn sẽ nuốt chửng tỷ không bỏ một khúc xương.

Hồng Diên vừa tức giận vừa buồn bực đuổi theo Lục Ngạc đòi véo vào miệng nàng, còn nói:
- Ngươi cứ nói ta, lần trước cha ngươi đến thăm còn hỏi ngươi, sao đến bây giờ vẫn chưa có động tĩnh gì.

Ý của Hồng Diên là nếu như Thạch Kiên chỉ đến kinh thành dự lễ, đống hành lý đó cũng không cần thiết phải mang theo, bởi vì bọn họ vốn dĩ đồ đạc không nhiều, nhưng đống sách của Thạch Kiên rất nặng, đem đi đem về sẽ tương đối phiền hà. Có điều nếu sau khi vào kinh, Thạch Kiên ở lại làm quan, không quay về nữa, đống sách này buộc phải mang theo.

Thạch Kiên nghĩ lần này vào kinh, sợ rằng Lưu Nga và thái tử sẽ nài nỉ ở lại, muốn không nhận chức vị gì cũng khó. Thật ra hắn thấy đây vẫn chưa phải lúc vào kinh. Bây giờ Đinh Vị một tay che khuất bầu trời, trong triều gần như không còn sót lại một vị quan chính trực, bản thân hắn và Đinh Vị lại có một mối thù rất sâu nặng, lúc này Lưu hoàng hậu lại đang cần dựa vào Đinh Vị để nắm quyền, địa vị của hắn trong mắt Lưu hoàng hậu căn bản không quan trọng bằng Đinh Vị. Nếu thấy hai người có xích mích với nhau chưa chắc Lưu Nga đã dám bênh vực hắn. Đó là chưa nói sau khi vào kinh kể cả hắn không đụng chạm gì đến tên gian thần này thì y cũng chưa chắc bỏ qua hắn. Tên Đinh Vị này xưa nay bụng dạ nham hiểm, lúc đầu hắn chẳng qua cũng chỉ là thường xuyên qua lại với đám người Khấu Chuẩn, đã liền bị y xuống tay hãm hại. Bây giờ lại có thêm cái chết của tổ mẫu, hắn làm sao có thể thỏa hiệp với tên Đinh Vị này được.

Hắn suy nghĩ một lát rồi nói:
- Không cần đem theo đâu.

Trong lòng hắn đã quyết định, lần này vào kinh tất phải so tay với tên gian thần này mới được, kể cả thất bại cũng không thể thỏa hiệp. Nhưng cũng đã tính đến hậu quả, khả năng thất bại là rất cao, có điều thế thì đã sao chứ, cùng lắm là phủi mông bỏ đi như lần trước là xong. Bản thân hắn còn trẻ, hắn tin chắc rằng kể cả hắn không xuống tay với Đinh Vị thì chẳng bao lâu nữa Lưu Nga cũng xuống tay với y. Đó là chưa nói còn có cả tiểu đạo cô và Triệu Trinh nữa, hắn chắc chắn sẽ có ngày trả được mối thù. Hắn làm quan cũng chỉ vì muốn cho cái triều đại này, dân tộc này ngày càng hùng mạnh, bây giờ tuổi hắn còn nhỏ, cái mà hắn có rất nhiều chính là thời gian.

Thương lượng xong, Thạch Kiên chỉ đem theo Hồng Diên, Lục Ngạc và Tiểu Thôi, Đinh Phố lên đường, đến người nhà của Đinh Phố cũng ở lại. Thật ra cũng không còn mấy người, con gái lớn của Đinh gia đã xuất giá, chồng nàng lại là một cử nhân trẻ họ Tô. Điều này khiến Đinh Phố vui mừng cười ha ha. Không ngờ kiếp này ông ta lại cũng có được một đứa con rể làm cử nhân. Thật ra chính ông không biết được một điều rằng, Tô cử nhân này cũng rất được người khác ngưỡng mộ. Trong phủ tể tướng nô tài cũng là quan tam phẩm , huống hồ bây giờ Đinh Phố cũng chẳng khác gì quản gia trong nhà họ Thạch. Thạch Kiên lúc này tuy là một dân thường, nhưng trong mắt mọi người hắn đâu phải dân thường. Lại chưa nói trong đám học trò của hắn cũng có người là cử nhân, nhất là lúc này nếu một tháng mà không có thánh chỉ mời Thạch Kiên hồi kinh làm quan mới là chuyện lạ. Hoặc nói cách khác, nếu không thấy có thánh chỉ từ triều đình truyền xuống, nhân dân liền biết rằng hoàng đế đang bệnh nặng. Bắt thân không được với Thạch Kiên thì bắt thân với quản gia nhà hắn cũng tốt rồi. Lại thêm trưởng nam của ông ta là Đinh Đàm năm nay cũng chuẩn bị tham gia khoa cử, thực ra gã đã sớm đủ tư cách tham gia, nhưng gã Đinh Đàm này cũng là một người biết kiên nhẫn, cho rằng kiến thức mà hắn học được còn thiếu nhiều, sợ thi không đỗ làm mất mặt bản thân hắn đã đành lại còn làm mất mặt cả thiếu gia. Người khác sẽ chỉ trỏ hắn mà nói rằng, học trò do đích thân thiếu gia dạy mà đến cái tú tài cũng không thi đỗ. Còn đứa con trai nhỏ của ông ta là Đinh Mạo, năm nay đã lên mười bốn mà suốt ngày nghịch ngợm như đứa trẻ, từ lúc Tiểu Thôi vào Thạch gia, gã cũng biết xin Tiểu Thôi dạy võ cho gã.

Thạch Kiên đã hiểu ra, tên tiểu Đinh Mạo này không thích đọc sách, mà chỉ say mê võ thuật, còn Tiểu Thôi lại có thiên phú học võ, khi còn ở Khai Phong gã từng tỉ thí với Tiểu Như, cận vệ của Da Luật Đảo Dung, cuối cùng tuy đã bại dưới tay của Tiểu Như, nhưng xét về tuổi tác thì gã nhỏ hơn Tiểu Như ba tuổi, nhỏ hơn Thạch Kiên một tuổi, như vậy cũng hiếm có rồi. Mấy năm nay ở nhà Thạch Kiên, ăn uống lại tốt, vì bảo vệ hắn, gã đã khổ luyện võ thuật của lão hòa thượng truyền cho, sớm đã trở thành một võ thuật gia nay không xưa hiếm rồi. Điều này khiến Thạch Kiên cảm thấy kinh ngạc, lẽ nào vị hòa thượng già đó cũng thuộc loại nhân vật như Chu Đồng, sư phụ của Nhạc Phi trong lịch sử, nhưng tại sao lại thảm như thế? Có điều nghĩ đi nghĩ lại thiên hạ rộng lớn, có thứ gì mà không có, hơn nữa triều Tống lại trọng văn khinh võ, kẻ học võ nếu không đánh giặc lập công thì cũng chỉ còn nước ra phố mãi võ hoặc giúp người khác trông nhà, chăm vườn. Tiểu Thôi tự thân luyện võ cũng không tồi, nhưng khổ nỗi lại không biết cách dạy người khác, vì dù sao tuổi hắn vẫn còn nhỏ, lại thêm suốt ngày đi theo vị hòa thượng già, hiền lành như cục đất, không biết cách nói năng. Thạch Kiên chỉ còn cách lấy danh nghĩa của bản thân, gửi Đinh Mạo đến một võ môn chuyên đào tạo cử nhân võ để học võ. Hắn còn dặn Đinh Mạo ngoài luyện võ ra cũng đừng quên đọc chút binh pháp, bất kể lúc nào một người cũng không địch nổi năm vạn người.

Thế là cuối cùng chỉ còn lại mỗi một mình vợ của Đinh Phố ở lại trông nhà.

Tiểu Thôi hắn nhất định phải đem đi. Lần này kẻ mà hắn phải đối mặt chính là Đinh Vị. Một kẻ vì muốn đạt được mục đích không từ bất cứ thủ đoạn nào. Có Tiểu Thôi đi cùng cũng coi như có thêm một người bảo vệ. Có thể ông trời đang giúp hắn, năm xưa vì một sự tình cờ, hắn lại có thêm bên mình một vệ sỹ trung thành. Thực ra hắn không thích cái tên Tiểu Thôi, cái tên ấy thường khiến hắn nhớ tới một người dẫn chương trình khi còn ở tiền kiếp ( Tiểu Thôi tên thật là Thôi Vĩnh Nguyên, dẫn chương trình Tiểu Thôi thuyết sự trên CCTV), thế là liền đổi thành Thôi Diệt Lang. Tiểu Thôi cảm thấy kỳ lạ. Cái tên này lại còn tệ hơn. Gã hỏi nguyên nhân. Thạch Kiên chỉ về hướng tây bắc, nói:
- Không lâu nữa hướng đó sẽ có một đàn sói, khiến cho lòng dân Đại Tống phải hoang mang. Hy vọng ngươi sau này lớn lên có thể giúp dân diệt trừ mối họa ấy.


Cổ nhân cho rằng sao Thiên Lang là một sao hung, biểu tượng của sự xâm chiếm. Sao Thiên Lang còn có tên khác là Khuyển Tinh, là một ngôi sao trong chòm sao Tỉnh ( Tỉnh Mộc Tinh). Chòm sao Tỉnh là chòm thứ nhất trong cung Chu Tước gồm 7 chòm sao phương nam, Thạch Kiên còn dẫn cả một câu từ của Tô Đông Pha:
- Hội vãn điêu cung như mãn nguyệt. Tây bắc vọng. Xạ thiên lang
(Giương cung căng tựa vầng nguyệt mãn Vọng Tây bắc bắn sao Lang). “Thiên Lang” ở đây là muốn chỉ tới nước Liêu và Tây Hạ. Tiểu Thôi cũng chẳng nghi ngờ gì, lại càng không biết sau này lại có một người cùng tên với hắn dẫn chương trình “ Lời ngay nói thật” trên truyền hình nữa. Thấy thiếu gia hy vọng gã sau này có thể kiến công lập nghiệp, gã vui đến mức đôi môi lúc nào cũng cười hầu như không khép lại bao giờ.


Thạch Kiên lúc đầu dự định sẽ đi đường sông. Nhưng khi hắn chưa kịp thu dọn xong hành lý, đạo thánh chỉ thứ mười một đã tới. Điều này khiến cho Lưu tri châu nhìn thấy vừa buồn cười, vừa ngưỡng mộ, trong lòng nghĩ, “lúc nào mình có được sự ân sủng này, chết cũng cam lòng.”

Thạch Kiên không có cách nào khác buộc phải đi đường bộ. Hắn dặn dò đám học trò không được vì vắng bóng hắn mà bỏ bê bài vở. Hắn chắc chắn sẽ có lúc kiểm tra. Hơn nữa máy in chữ rời nếu được chế tạo thành công cũng sẽ tạo phúc cho những kẻ đọc sách trong thiên hạ. Mọi việc xong xuôi, vào một hôm mặt trời chưa rạng, hắn đã lên đường. Lần này hắn không định ở lại trong triều làm quan, hoặc dự kiến có làm cũng sẽ chỉ làm một thời gian ngắn, nên không cần thiết phải kinh động đến mấy nghìn vạn người dân Hòa Châu đến tiễn. Trên đường đi hắn cũng đã gặp tới năm lượt khâm sai xuống truyền chỉ. Thạch Kiên nhớ lại kiến thức lịch sử, trong một thời gian ngắn nhất tiếp nhiều thánh chỉ nhất là Nhạc Phi. Nhưng mười hai đạo thánh chỉ đã ép ông buộc phải từ trấn Chu Tiên rút về Lâm An. Số thánh chỉ bản thân hắn bây giờ nhận được còn nhiều hơn Nhạc Phi. Cũng không biết là lành hay dữ nữa

Lục Ngạc nói:
- Thiếu gia, lần này nếu hoàng thượng không phong người vào Xu mật viện, ít nhất cũng phải làm Tham Tri Chính Sự, nếu không người hãy cự chỉ.

Nếu Lưu Nga mà nghe thấy mấy lời này chắc chắn sẽ nói rất khó nghe. “ Con gái là con người ta. Mình đối tốt với Lục Ngạc như thế, còn bây giờ nó đã quên mất ai gia rồi. Trong đầu óc nó bây giờ chỉ còn có mỗi mình Thạch Kiên.”

Thạch Kiên mỉm cười, không đáp lại, Tham Tri Chính Sự chỉ sau mỗi Khu Mật Sử và Khai Phủ Nghi Đồng Tam Ty, tương đương với nhị phẩm quan, chức vị là Quận Công, một Tham Tri Chính Sự mười lăm tuổi, có thể ư?

Ngày hôm đó đến Ứng Thiên Phủ ( chú ý, Ứng Thiên Phủ ở đây không phải là Nam Kinh bây giờ, mà là ở lãnh phận Hứa Xương bây giờ, đương nhiên cũng phồn hoa hơn Hứa Xương nhiều. Theo ghi chép, dưới thời Sùng Ninh (1102-1106), Ứng Thiên Phủ có 79741 hộ, 157440 khẩu, nhân khẩu ở đây chỉ chủ hộ, không chỉ khách hộ. Ở thời ấy, mọi người không có thói quen cho con cái trưởng thành ra ở riêng, mỗi hộ có tám khẩu, tính ra đã có năm mươi vạn khẩu, cộng với quân đội đóng ở đó để bảo vệ kinh thành, thương nhân buôn bán từ nơi khác đến, và công nhân trong các phân xưởng thủ công, nên lớn hơn Hứa Xương bây giờ nhiều), Thạch Kiên vừa đọc sách xong đang nằm nghỉ ngơi trên giường, liền nghe Tiểu Thôi đang ở bên ngoài hô lớn:
- Ai? đọc truyện mới nhất tại tung hoanh . com

Thạch Kiên vội vàng ngồi dậy, hắn nhìn thấy bóng người lướt qua rất nhanh trên nóc nhà, sau đó biến mất trong bóng đêm. Tiểu Thôi đang định đuổi theo, nhưng sợ trúng kế điệu hổ li sơn của kẻ địch, cầm chắc thanh kiếm dài trong tay thủ bên Thạch Kiên không rời. Nhưng kẻ lạ mặt trước khi bỏ đi có để lại một bọc nhỏ. Thạch Kiên mở ra xem, trong có viết: “ ta là kẻ phàm tục, bị kẻ khác cưỡng ép không thể không đến hành thích học sỹ, nhưng thấy học sỹ hành lý giản đơn, còn ta thường ôm hận vì ít học, không thể giúp nước trừ họa, trong lòng hổ thẹn, cảnh báo học sỹ, kinh thành phong ba hiểm ác, xin hãy cẩn thận.”

Đêm đó Thạch Kiên đang chỉnh sửa lại một số chi tiết trong “Đường ký” của tập “ Tư trị”, sửa đến thiên “Quách Tử Nghi”, nghĩ đến lần đầu ông ta vào kinh, lại tự cảnh cáo lòng mình: “ Quách Tử Nghi thân ở trọng vị, lập được công lao to lớn, nhưng lại sợ công lao đè chết bản thân, nên đã ẩn nhẫn, mới đến nỗi Trung Đường băng hoại, còn ta là kẻ có học vấn, không sợ vinh nhục, muốn vì quốc vì dân trừ hại, lại khó khăn đến thế.”

Hồng Diên và Lục Ngạc thấy thế rất lo lắng cho Thạch Kiên, đặc biệt Lục Ngạc đã từng có thời gian ở trong cung, nàng hiểu rất rõ sự hiểm ác của chốn cung đình.

Thạch Kiên cũng đã liệu trước việc này, tuy rằng thời đó không có những cao nhân bay đi bay lại như trong tiểu thuyết kiếm hiệp, nhưng cũng có những võ thuật gia võ công cao cường, loại người này rất dễ được Đinh Vị tuyển về làm làm việc cho y. Bối cảnh của hắn lại không như Khấu Chuẩn, Lý Địch, nếu Đinh Vị có động chạm gì đến hắn, thì hắn cũng đành tự chịu lấy, tình thế thật nguy hiểm. Tuy rằng sau này Lưu Nga nhất định sẽ báo thù cho hắn, nhưng dùng sinh mệnh của hắn đổi lấy sinh mệnh của Đinh Vị thật không đáng chút nào.

Hắn thậm chí còn nghĩ đến việc chế tạo một khẩu súng lục, kể cả võ công cao cường đến mấy, dính một viên đạn cũng chẳng sống sót nổi. Nhưng đến loại súng lục thô sơ nhất, với điều kiện bây giờ chẳng dễ gì mà chế tạo được.

Sau sự việc vừa rồi, Đinh Phố và Tiểu Thôi cũng bắt đầu cảnh giác cao độ, luân lưu thay nhau trực ban đến tận lúc trời sáng. Thạch Kiên đang định lên đường thì có một tên sứ giả đến cầu kiến.

Sau khi gặp mặt Thạch Kiên, tên sứ giả nói:
- Ta là người do Đinh tướng sai đến, ngài nhờ tôi đem hai thứ đồ vật đến cho Thạch học sỹ, tùy học sỹ lựa chọn.

Vừa nói hắn vừa lôi ra hai thứ đồ vật, một chiếc hộp đựng viên ngọc bích, một chiếc khác đựng một mảnh chiếu cói được cắt thành hai nửa. Thạch Kiên lập tức hiểu ra ý của Đinh Vị. Vật thứ nhất được chọn dựa theo một câu nói của Thạch Kiên:” Quân tặng dư mỹ ngọc, dư hoàn quân minh châu”. Vật thứ hai được chọn ra dựa theo một điển cố thời Tam quốc, Quản Ninh và Hoa Hâm cắt chiếu đoạn giao. Ở đây ý của Đinh Vị là nếu Thạch Kiên nhận ngọc bích thì từ nay đã trở thành người của y, sau này y sẽ không làm khó cho Thạch Kiên nữa, nhưng Thạch Kiên cũng không đượctiếp tục chống đối Đinh Vị. Còn nếu Thạch Kiên nhận manh chiếu thì ai chọn đường nấy, sau này Đinh Vị sẽ không ngại ngần hạ độc thủ với hắn.

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-120-w4oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận