Đại Tống Phong Lưu Tài Tử Chương 122 : Ủy thác

Đại Tống Phong Lưu Tài Tử

Quyển 3: Uỷ Thác Lâm Chung
Chương 122: Ủy thác

Tác giả: Ngọ Hậu Phương Tình
Dịch: Nhóm dịch Quan Trường
Nguồn: Sưu tầm




Có thể khi nhắc đến Chân Tông, hậu thế sẽ đánh giá ông là một ông vua tầm thường, thậm chí là hôn quân, và tuyệt nhiên chẳng có ai dám bảo rẳng ông từng là một đức minh chủ. Đó là bởi vì quân của ông đã bắn chết Tiêu Đạt Lan - một viên dũng tướng nước Liêu trên đất Thiền Uyên trong khi ba quân đang bừng bừng khí thế, lúc đó quân nước Liêu quân mỏng thế yếu tiến vào Trung Nguyên, bên trong nước Liêu loạn lạc liên miên, Quý tộc câu kết sau lưng phản đối Tiêu Đạt Lan, trong lúc tình hình địch yếu ta mạnh, Chân Tông đã lựa chọn thỏa hiệp, cầm bút ký vào bản hiệp ước liên minh Thiền Uyên, chấp nhận hòa hảo với Liêu, sau đó lại phế bỏ Khấu Chuẩn, tin dùng gian thần Vương Khâm Nhược, Đinh Vị và một số tên khác, ngụy tạo "Thiên Thư" ( sách trời), trọng Phật Giáo, Đạo Giáo, Nho Giáo, dùng quỷ thần mê muội dân chúng, xây dựng cung điện, dân chúng vô cùng khổ cực, triều đình hủ bại. Nhưng không thể dựa vào những điều vừa nói để phán xét ông ta là một tên hôn quân. Dưới thời ông trị vì, kinh tế nước Tống phát triển nhanh nhất so với các thời khác. Mặt khác do ảnh hưởng của Lão Tử mà so với Thái Tông, ông là một người không quyết đoán trong việc giết chóc. Năm xưa, trong vụ Dương Nghiệp, Thái Tông đã lập tức giáng 3 cấp đối với Phan Mỹ - một tướng quân từng vào sinh ra tử, công lao hiển hách, lại phế bỏ giám quân Vương Sằn, phế bỏ Lệ Kim Châu, Lưu Văn Dụ, Lệ Đăng Châu. So với lệ không giết kẻ sỹ và công thần dưới triều Tống, thì những hình phạt trên có thể được coi là nặng nhất. Còn Chân Tông lại biết trọng đãi đại thần, tuy Khấu Chuẩn từng năm lần bảy lượt phạm sai lầm, hắn có lúc thực sự quá đáng, đến bậc thông thái như Lão Tử còn không nhịn được, huống chi là Chân Tông, thế nhưng mỗi lần điều hắn đi nơi khác không lâu, Chân Tông lại cho gọi về và khôi phục quan chức.



Lúc này nghe thấy tiếng khóc bi thương của vị thiếu niên, các quan đại thần không kể gian hay trung, đều nghĩ đến những điểm tốt của Chân Tông, ai nấy đều ứa nước mắt.

Chân Tông trong lòng cảm thấy thanh thản, nói một cách yếu ớt:
- khăn tay.

Tên thái giám nhỏ đứng bên hầu hạ biết ý, vội tìm khăn tay lau nước mắt cho Thạch Kiên

Chân Tông lại nói:
- Thạch học sỹ, Trẫm biết khanh là người tốt bên cạnh Trẫm, nhưng khanh đừng khóc nữa, ta thấy rất buồn.

Chân Tông đã rất yếu, nói một chữ lại ngừng một lát, Thạch Kiên cầm chiếc khăn tay mà tên thái giám đưa cho lau nước mắt, nhưng nước mắt vẫn cứ chảy xuống. Đến Đinh Vị cũng phải thừa nhận tình cảm sâu nặng mà Thạch Kiên dành cho Chân Tông.

Lúc này, thấy Chân Tông đã tỉnh, quan thái ý đã đun sẵn thuốc, ra hiệu cho thái giám giúp Chân Tông uống. Thạch Kiên lấy cầm cái bát từ trong tay thái giám, nói:
- thánh thượng! vi thần biết làm như thế này sẽ có người nói vi thần cố lấy lòng thánh thượng, nhưng vi thần vẫn muốn làm như vậy, xin hãy để vi thần hầu hạ thánh thượng uống thuốc.

Vừa nói, Thạch Kiên vừa lau nước mắt, múc từng thìa thuốc khẽ đưa lên miệng cho Chân Tông uống. Trời đã tối vẫn nhìn thấy Thạch Kiên ngồi giúp nhà vua uống thuốc, đôi mắt vẫn ngân ngấn nước. Trước đây hắn thường xuyên chăm sóc bà nội, nên rất có kinh nghiệm, vừa cho Chân Tông uống , vừa thổi cho thuốc nguội bớt. Nhìn vẻ chăm chú của Thạch Kiên, Chân Tông khẽ nở nụ cười trên khuôn mặt. Có lẽ người tôi trung thành nhất của ngài trên đời này là người thiếu niên đang ngồi trước mặt, khiêm tốn, chu đáo và tài năng, khí tiết cao thượng, giản dị, trung quân ái quốc, lại còn tướng mạo hơn người, có thể tìm thấy tất cả các phẩm chất tốt đẹp của thế gian trên con người đó. Uống thuốc xong, Chân Tông đã khỏe lên nhiều. Lúc này Thạch Kiên càng hiểu rõ thế nào là hào quang phản chiếu. Giọng nói của Chân Tông cũng đã khỏe hơn, ngài nói:
- Thạch học sỹ, khanh đừng khóc. Khanh khóc làm trẫm rất buồn. Trẫm cũng chẳng còn sống được lâu nữa, có chuyện muốn hỏi khanh.

- Vâng, thưa bệ hạ.
Thạch Kiên nói mà lệ vẫn rơi.

Chân Tông nói:
- Thạch học sỹ, khanh phải nói thật, Đại lục Lưỡng Loang và châu Đại dương có phải của trẫm không?

Thạch Kiên đáp:
- Phải, thưa bệ hạ, thần dám đảm bảo với bệ hạ, không ai có thể cướp đi những thứ đó từ tay người.

Chân Tông thở dài:
- Thế thì trẫm có thể yên tâm rồi.

Thực tế, lúc mới lên ngôi, Chân Tông là một ông vua có nhiều công lao. Vì nhìn thấy được năng lực của ngài mà Thái Tông mới truyền ngôi cho vị Tam Hoàng Tử này. Về sau vì các Hoàng Tử công chúa của ngài đều yểu mệnh, lại ôm nhục vì ký vào hiệp ước liên minh Thiền Uyên, đã làm mất đi chí khí của ngài. Nhưng điều đó không chứng tỏ ngài không muốn làm một ông vua tốt, lập nên những công lao hiển hách. Tuy những vùng đất rộng lớn kia không thuộc về ngài, nhưng những lời nói kia cũng đã khiến Chân Tông cảm thấy có mặt mũi đi gặp tổ tiên dưới suối vàng.

Nói đến đây ngài lại nghĩ đến vùng đất phương Bắc, ngài tiếp:
- và còn...

Thạch Kiên biết ngài muốn nói đến nước Liêu. Hắn nói:
- Bệ hạ chớ lo âu. Nhưng đây là việc lớn. Xin phép mới các vị đại thần tạm ra ngoài. Thần xin trình bày riêng với bệ hạ cùng hoàng hậu và thái tử.

- Ồ.
Chân Tông vừa nghe, bèn ngồi dậy, ra hiệu cho các quan đại thần lui. Đám người Đinh Vệ vô cùng tức giận nhưng không còn cách nào khác, chỉ biết nghe theo. Kế hoạch dẹp Liêu và thu hồi mười sáu châu U Vân thì ai chẳng muốn nghe. Đến các em trai của Chân Tông bao gồm Nguyên Nghiễm cũng không phải ngoại lệ. Nhưng Nguyên Nghiễm vửa ra khỏi cửa, bèn đưa ngón tay cái lên (ý nghĩa của động tác: ta ủng hộ ngươi, cố gắng nhé). Những người khác như mẹ chồng nhìn con dâu, càng nhìn càng khó chịu, còn Nguyên Nghiễm như mẹ vợ đối với con rể càng nhìn càng thấy yêu quí.

Thạch Kiên đợi mọi người đã ra ngoài hết, mới nói:
- Bây giờ nước Liêu đang lớn mạnh. Nếu vội vàng hành động, lại chỉ dựa vào thực lực của Thiên triều nước ta, e rằng chưa đủ sức lấy lại U Vân.

Chân Tông nghe xong vẫn điềm tĩnh, mặt khác, những lời nói của Thạch Kiên đều hết sức chân tình. Thực tế, nước Liêu lúc đó vô cùng lớn mạnh. Nhưng không lâu sau đó, vào cuối đời Thánh Tông trọng dùng Phật Giáo, mê muội dân chúng, nước Liêu bắt đầu đi xuống, đến thời Tông Chân ( Chương Đế Hưng Tông) và Pháp Thiên Thái Hậu lại càng hủ bại. Mặc dù nước Tống đang trong tình thế khó khăn khi phải đối phó với quân Tây Hạ, buộc Tống phải tăng thêm cống nạp hàng năm cho Liêu, nhưng do Tông Chân hai lần đích thân chinh phạt quân Tây Hạ đều thất bại, sau khi Tông Chân chết không lâu, Liêu bị nước Kim diệt.

Lúc này Chân Tông đang yêu lặng nghe Thạch Kiên nói, ngài biết lời của cậu bé thiếu niên này rất có sức thuyết phục, thường tìm ra được cách giải quyết cho mọi khó khăn, hắn đã yêu cầu mời các quan đại thần ra ngoài ắt hẳn phải có kế sách muốn mách.

Thạch Kiên nói tiếp:
- Hơn nữa, thiết kỵ binh của quân phương bắc rất thiện chiến, phương bắc đất đai lại rộng lớn, thời tiết lạnh giá, quân ta rất khó thích nghi.

Còn mấy lời nữa nhưng hắn không dám nói ra. Triều Tống vì đề phòng võ quan nắm quyền, trọng dụng quan văn, các quan võ ở địa phương thường xuyên bị lưu chuyển, tướng không rõ tình hình binh lính, binh lính không biết rõ mặt tướng chỉ huy, vì vậy quân đội không còn hùng mạnh như dưới triều Đường. Tuy quân không mạnh, nhưng Đại Tống cũng có trong tay hơn một trăm vạn quân, chỉ có điều đều là quân vô dụng, lại tiêu tốn không ít tiền nuôi quân của Đại Tống. Tất nhiên điều này là có liên quan đến thể chế, chứ chẳng phải bởi vì Chân Tông tuổi gia vô năng mà ra.

Hắn tiếp:
- Nhưng không phải không có cách, bây giờ thần đang chế tạo một thứ, nếu thứ này được chế tạo thành công, thì chưa nói là kỵ binh của Liêu mạnh hơn ta đôi chút, chứ mạnh hơn mấy lần cũng chẳng sợ.

Hắn nói những lời vừa rồi quả chẳng ba hoa, sau này lúc liên quân tám nước tấn công Bắc Kinh, chỉ có vài nghìn quân, nhà Thanh đã điều ba vạn quân thiết kỵ ra nghênh chiến nhưng vẫn đại bại trước quân xâm lược, trong khi liên quân tám nước không mất một binh một tốt. Nếu muốn chế tạo các loại vũ khí hiện đại như bây giờ, Thạch Kiên hoàn toàn lực bất tòng tâm, nhưng những loại súng ống giản đơn xuất hiện cuối thế kỷ 19 ở Phương Tây, Thạch Kiên hoàn toàn có thể làm được.

" Ồ," Chân Tông đôi mắt sáng quắc chăm chú nghe Thạch Kiên nói, Lưu Nga và Triệu Trinh nghe thấy cũng quên mất là Chân Tông vừa trong thế nguy kịch.

- Nhưng thứ đó cần một thời gian dài nữa mới có thể chế tạo được.

Đúc súng, chẳng phải chuyện đơn giản, từ đúc đến luyện, chế thuốc súng, đều cần những thiết bị hết sức tinh vi.

Thạch Kiên nói đến đây, liếc nhìn sang Lưu Nga:
- Vi thần có một chuyện nữa muốn tâu với bệ hạ, mong bệ hạ và hoàng hậu suy xét.

- Khanh nói đi.
Lưu Nga cũng rất quý mến cậu bé này. Vừa rồi khi Thạch Kiên khóc, cũng làm cho bà cảm thấy rất đau buồn.

Thạch Kiên nói:
- Có một số người già cả, tính tình nóng nảy, nhưng không thể không suy xét tới công trạng của họ, có thể cho họ một nơi an nghỉ tuổi già, triều đình bây giờ chẳng phải rất thịnh vượng sao?

Chân Tông nghe Thạch Kiên nói xong, ngừng một lát, bèn nghĩ đến Lưu Nga, mấy năm nay mọi việc trong triều gần như do một tay Lưu Nga xử lý, cái này ngài chẳng phải không biết.

Lưu Nga cảm thấy do dự, bà nghĩ những lời vừa rồi của Thạch Kiên chắc muốn chỉ Khấu Chuẩn Lý Địch.

Bà nói:
- Có những thứ tốt chưa chắc đã đắc dụng. Như mỹ ngọc nếu dùng để làm đồ trang sức sẽ rất đẹp, song nếu dùng làm đao kiếm lại dễ vỡ. Bây giờ long thể của bệ hạ chưa hoàn toàn khỏe mạnh, trước tiên cần an việc triều chính.

Thạch Kiên biết ý Lưu Nga, nếu gọi lại Khấu Chuẩn Lý Địch, chắc chắn sẽ xảy ra chia bè chia đảng trong triều tranh chấp quyền lực, không kể đảng đó là vì muốn tốt cho quốc gia, nhưng tình trạng phân tranh tiếp tục sẽ làm suy yếu đất nước. Mặc dù trong triều không có chính khí, nhưng chỉ cần không đi quá xa, vẫn tốt hơn tình trạng phân tranh. Còn hai lý do nữa, Lưu Nga cũng không muốn thừa nhận là bà cũng không muốn từ bỏ quyền lực, nhưng Khấu Chuẩn là một kẻ dám làm. Lỡ như hắn nổi lên làm phản, thì coi như Lưu Nga cũng chấm dứt. Mặt khác, bà đã từng năm lần bảy lượt bị Khấu Chuẩn cản trở, trong lòng vô cùng ấm ức.

Thạch Kiên nói:
- thời tiết phương nam nóng nực, nhưng có thể đến một trong ba kinh để nghỉ ngơi, đồng thời còn có thể dẹp được một số bọn trộm cắp nhỏ.

Hắn nói đến tam kinh là Tây Kinh ( Lạc Dương), Nam Kinh ( Ứng Thiên Phủ ), Bắc Kinh ( Đại Danh Phủ ).

Nếu đây là lời của một vị quan đại thần khác, Lưu Nga chắc đã chẳng thèm nghe. Lưu Nga hiểu rõ tên thiếu niên này lòng son dạ sắt, nên đã không nổi nóng, chỉ là nửa cười nhìn Thạch Kiên, nói:
- Ai gia có thể phá lệ đồng ý với ngươi, nhưng chốc nữa bệ hạ có dặn dò điều chi, nhà ngươi cũng đừng cự tuyệt nữa.

Tên thiếu niên này không có điểm gì phải chê, nhưng lại coi thường công danh. Nói không là không. Ví như việc hắn phát minh ra từ " sao vưu ngư" ( đuổi việc ), thế mà hắn dám áp dụng từ đó với cả các quan đại thần.

Thạch Kiên mỉm cười. Hăn biết trước lần này vào kinh thể nào cũng lại một lần nữa bị bổ nhiệm, tình hình triều chính như bây giờ chưa phải lúc hắn tham gia, nhưng chẳng còn cách nào khác, hắn muốn lão Khâu không phải bỏ xác nơi xa, hắn bèn đáp:
- Vi thần tuân mệnh, nhưng xin đợi đến hết thời hạn ba năm thủ hiếu mới có thể tham gia việc triều chính.

Chân Tông nghe thấy hắn cuối cùng cũng đồng ý ra giúp việc triều chính, hết sức vui mừng, nói: nguồn tunghoanh.com
- Không hề gì, nhưng lần này khanh trở về thủ hiếu, không cần dùng thân phận của một dân thường nữa.

- Thần tuân chỉ.

Chân Tông nói với tên thái giám:
- Ngươi cho gọi các quan đại thần vào, Trẫm có vài điều muốn chỉ dụ.

Tên thái giám biết là ngài muốn chỉ dụ với đám quần thần đang đứng bên ngoài, liền gọi họ vào.

Trước quần thần, Chân Tông nói:
- Thạch Kiên tiếp chỉ.

Thạch Kiên quỳ xuống, nói:
- Thần tuân chỉ.

- Phong Thạch Kiên làm Thái Tử Thái Bảo, Công Bộ Thượng Thư, Tri Trung Thư Thị Lang.

Đám đại thầy nghe xong bèn nghe thấy tiếng xôn xao, các chức vị mà Thạch Kiên được phong đều là nhất phẩm nhị phẩm. Thạch Kiên mới bao nhiêu tuổi chứ. Bọn họ đều chờ xem tên thiếu này sẽ trả lời thế nào. Trong đầu bọn họ đều đoán chắc Thạch Kiên sẽ từ chối.

Nhưng bọn họ không ngờ tới việc Thạch Kiên lại đồng ý, hắn đáp:
- Vi thần tuân chỉ.

Hắn làm như thế là vì Khấu Chuẩn, cũng là vì bản thân hắn. Vào triều lần này vẫn chẳng biết khi nào Đinh Vị mới bị dẹp, nhưng danh không chính ngôn chẳng thuận thì làm việc lại càng khó.

Chân Tông nói:
- Trinh nhi, Thạch Thị Lang, hai ngươi đến đây.

Thạch Kiên và Triệu Trinh liếc nhìn nhau, bước đến trước mặt Chân Tông. Chân Tông cầm tay của Triệu Trinh đặt vào lòng bàn tay của Thạch Kiên, nói:
- Trẫm cũng sắp về trời rồi.

Thạch Kiên và Triệu Trinh vội vàng ngắt lời Chân Tông, nói:
- Bệ hạ, người đã khỏe lên nhiều rồi, chắc chắn sẽ không sao đâu.

- Phụ hoàng, người sẽ không sao đâu.

Chân Tông dùng tay xoa xoa hai mái đầu xanh:
- Các khanh đều là những đứa con ngoan.

Sau đó nhìn Thạch Kiên nói:
- Còn nữa, Thạch Kiên, khanh chính là vị cứu tinh của Đại Tống ta. Sự có mặt của khanh đã khiến cho cuộc sống của bách tính thêm phần sung túc, trẫm biết rất khó có một người không tham công như khanh. Chỉ đáng tiếc, Trẫm sẽ không được nhìn thấy dáng hình của khanh lúc khôn lớn, khanh có đồng ý trẫm giúp đỡ thái tử giữ gìn cơ nghiệp của Đại Tống ta không?

Thạch Kiên đứng dậy, nói:
- Vi thần thề trước trời đất, nếu kiếp này không phò tá bệ hạ và thái tử làm nên một sự nghiệp huy hoàng nhất xưa nay, nguyện không làm người.

Chân Tông nghe xong rất vui mừng, nói:
- Rất tốt, rất tốt, trẫm có thể yên tâm mà ra đi rồi. Bây giờ Hoàng thái tử ta giao cho khanh

Các quan đại thần nghe xong xuýt nữa ngất xỉu, vở kịch mà Chân Tông đang hát, lâm chung thác cô ( gần chết gửi con cho người khác chăm sóc), lại ví Thạch Kiên như Hoắc Quang, Gia Cát Lượng, tuy tên Thạch Kiên này tài hoa hơn người nhưng tuổi còn quá trẻ.

Thạch Kiên đáp:
- Vi thần không dám nhận trách nhiệm nặng nề đó, nhưng vi thần xin thề tận tâm phò tá điện hạ.

Chân Tông nhìn hai kẻ thiếu niên, đứng bên cạnh nhau, đều là nhưng tinh anh của trời đất, trên khuôn mặt nở nụ cười, nói:
- Thạch thị lang, khanh không cần khiêm tốn quá, trẫm tin mình đã nhìn đúng người.

Nói đến đây, ngài nhìn về phía Triệu Cẩn, lại nhìn về phía lão Bát và Triệu Dung con gái ngài, bây giờ ánh hào quang phản chiếu trên thân thể ngài, đầu óc hết sức tỉnh táo, nghĩ đến cảnh Thạch Kiên và con gái ngài cùng với đám cháu con, suy nghĩ một lúc lâu, nói:
- Trẫm còn muốn nói một câu, tất cả các ngươi nghe cho rõ.

Đám quan đại thần nhìn thấy Chân Tông tuy thần khí rất tốt, nhưng khuôn mặt nổi lên một đám màu đỏ, biết ngài cũng chẳng còn ở lại được với thế gian bao lâu nữa, bây giờ mỗi lời nói của ngài đều có sức ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của Đại Tống sau này, tất cả đều yên lặng lắng nghe.

Nhưng Chân Tông lại nói một câu làm tất cả bọn họ suýt nữa ngất xỉu

Nguồn: tunghoanh.com/dai-tong-phong-luu-tai-tu/chuong-122-y4oaaab.html


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận