Tài liệu: Đế quốc Roma

Tài liệu
Đế quốc Roma

Nội dung

ĐẾ QUỐC ROMA

Năm 3l trước Công nguyên Octavius, một quân phiệt có thế lực Cộng hòa Roma đem quân đổ bộ lên Ai Cập. Vương triều Ptolémée thống trị Ai Cập trong ba trăm năm bị diệt vong, Ai Cập biến thành một tỉnh của Roma. Năm 29 trước Công nguyên, Octavius dùng vũ lực thu gồm những khu vực ven bờ biển Địa Trung Hải và Bắc Phi vào dưới một chính quyền thống nhất.

Octavius trở về Roma trong hào quang của những chiến công hiển hách, trở thành vị chúa tể duy nhất, ra sức xây dựng nền độc tài chuyên chế của mình trong những điều kiện lịch sử mới. Từ đó nền đế chế Roma được thật sự thành lập. Bề ngoài Octavius vẫn tiếp tục duy trì hình thức chế độ cộng hòa, tuyên thẹ trước công chúng, tôn trọng ý kiến của Viện nguyên lão và nhân dân Roma, nhưng trên thực tế ông tập trung tất cả quyền hành quan trọng vào trong tay mình. Ông nắm quyền tổng chỉ huy quân đội, quyền quan chấp chính, quyền quan bảo dân và cả quyền đại giáo chủ nữa.

Octavius còn được Viện nguyên lão suy tôn làm “quốc phụ” và được tăng danh hiệu là Augustus, có nghĩa là “đấng cao cả”, là “vĩ đại” mà mọi người phải tôn kính và sùng bái như thần thánh.

Chính quyền của Octavius là một hình thức đặc biệt của chế độ quân chủ chuyên chế. Ông không dám coi thường truyền thống cộng hòa ở Roma nên không tự xưng là hoàng đế mà chỉ tự xưng là prineeps nghĩa là người công dân số 1. Chế độ chuyên chế khoác áo cộng hòa này, trong lịch sử gọi là chế độ principat hay chế độ Nguyên thủ.

Thời kỳ Octavius nắm quyền (từ năm 27 trước Công nguyên đến năm 14 trước Công nguyên) và thời kỳ thịnh vượng nhất của đế quốc Roma với đất đai đã mở rộng thêm đất nhiều. Biên giới phía đông bắt đầu từ sông Euphrate, phía tây đến ven biển Đại Tây Dương, phía nam đến tận sa mạc Sahara, phía bắc lên đến bờ sông Rhin và sông Danube, giáp giới với đất đai của người German, đế quốc Roma thực sự là một đế quốc rộng lớn. Để đề phòng người German thường đến xâm nhập, quấy nhiễu miền biên giới phía bắc, đế quốc Roma đã thiết lập một hệ thống phòng ngự gồm trên năm mươi đồn luỷ dọc theo sông Danube và sông Rhin. Ngày nay, nhiều thành phố lớn ở châu Âu nằm bên sông Danube và sông Rhin đều là những doanh trại đồn luỷ của thời ấy phát triển lên.

Sự thống nhất về chính trị và lãnh thổ đã thúc đầy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đế quốc Roma, đặc biệt là của ngành ngoại thương. Octavius cho xây dựng nhiều đền đài cung điện, lâu đài, rạp hát, trường đấu và những nhà công cộng to lớn ở kinh đô. Từ kinh đô Roma làm trung tâm, đắp nhiều đường sá lát đá, rộng rãi chắc chắn, đi thông suốt đến các tỉnh trong toàn quốc, chằng chịt như những mạch máu trong cơ thể, nhờ đó mà củng cố thêm sự thống nhất về chính trị của đế quốc Roma. Câu tục ngữ “Hết thảy mọi con đường đều dẫn đến Roma'' quả thật không phải là một lời nói ngoa.

Roma dưới thời Octavius đã đạt đến giai đoạn thịnh vượng chưa từng có về mặt kinh tế và chính trị, mà về mặt văn hoá cũng đã phát triển đến mức cực thịnh với những danh nhân văn hoá như nhà thờ lớn Virgilius, Horatius, Ovidius và những sử gia nổi tiếng như Titus - Livius.

Năm 14 trước Công nguyên, Octavius qua đời.  41 năm thống trị Roma của ông được gọi là thời đại Augustus. Chế độ chính trị nguyên thủ mà ông sáng lập vẫn duy trì tiếp hơn 280 năm sau. Những người kế vị các đời sau có người giỏi giang như Tiberius, cũng có ông vua ngu đần mất trí như Caligula, nhu nhược như Clodius là bạo chúa độc ác như Neron.

Thế kỷ III sau Công nguyên, đế quốc Roma rơi vào tình trạng mất ổn định. Thủ lĩnh quân cận vệ Diocletianus dùng vũ lực cướp chính quyền, phế bỏ chế độ nguyên thủ, công nhiên phủ nhận quyền lực do ''Viện nguyên lão và nhân dân Roma'' giao cho, vứt bỏ hoàn  toàn cái vỏ cộng hòa, tăng cường hơn nửa chế độ quân chủ chuyên chế, tập trung cao độ quyền lực vào tay mình. Chế độ chính trị đó được gọi là chế độ vương chủ (dominat) . Roma  trở thành nhà nước quân chủ chuyên chế kiểu phương Đông.

Dưới đời các Hoàng đế Diocletianus (284 - 305) và Constantinus (306 - 337), đế quốc Roma được tạm thời ổn định trở lại. Từ cuối thế kỷ III, giữa hai miền Đông và Tây của đế  quốc đã bộc rõ sự khác nhau trong xu hướng phát triển về kinh tế và xã hội. Đông bộ tỏ ra bền  vững và an toàn hơn Tây bộ. Từ đó nảy sinh xu hướng chuyển dần trung tâm chính trị của Đế quốc sang Đông bộ, tức phía đông Địa Trung Hải. Năm 324, Hoàng đế Constantinus đã xây dựng một kinh đô mới ở mỏm đất nằm giữa Hắc phải và eo biển Bosphore trên nền cũ thành bang Hy Lạp Bizantium, rồi lấy tên mình để đặt tên cho kinh đô là Constantinopolis, tức  Istambul ngày nay. Constantinus khoan dung và ủng hộ đạo Kitô nên được giáo hội ca tụng và  tôn xưng là Constantinus đại đế.

Sau khi Constantinus chết, đế quốc Roma lâm vào tình trạng hỗn loạn, cho đến năm  394 mới được Hoàng đế Théodosius thống nhất, nhưng ông chỉ trị vì được một năm thì qua  đời. Trước khi chết, Théodosius đem chia đế quốc Roma cho hai con trai. Người con trưởng  được Đông bộ, thủ đô là Constantinopolis, người con thứ được Tây, bộ thủ đô là Roma. Từ  năm 395, đế quốc Roma chia thành Đông bộ (sau gọi là đế quốc Bizantium) và Tây bộ, mỗi miền phát triển theo một con đường lịch sử riêng.

Năm 476, lãnh tụ quân sự của người German đã phế truất vị vua cuối cùng của Tây  Roma là Romulus, rồi tự xưng làm vua. Đế quốc Roma (Tây bộ) bị diệt vong. Đông bộ đế  quốc Roma được gọi là đế quốc Bizantium còn tồn tại nhiều thế kỷ nhưng bắt đầu phong kiến hoá.

Sự diệt vong của đế quốc Tây Roma đánh dấu sự kết thúc của xã hội nô lệ ở Tây Âu. Từ đó các nước Tây Âu bước vào thời đại Phong kiến.




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/791-02-633366754169965000/Nhung-de-quoc-hung-manh-mot-thoi/De-quoc-R...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận