Tài liệu: Đồ châu báu ở Tell el-Muqdam

Tài liệu
Đồ châu báu ở Tell el-Muqdam

Nội dung

1915

Đồ châu báu ở Tell el-Muqdam

Khám phá/ khai quật 1915 bởi C.C. Edgar

Địa điểm Tell el-Muqdam (Leontopolis)

Thời kỳ Thời kỳ trung gian thứ 3, Triều đại thứ 22; Vương triều Osorkon III, 883 - 855 trước CN.

Khám phá/ khai quật 1915 bởi C.C. Edgar

Địa điểm Tell el-Muqdam (Leontopolis)

Thời kỳ. Thời kỳ trung gian thứ 3,Triều đại thứ 22; Vương triều Osorkon III, 883 - 855 trước CN.

Tấm che ngực bằng bạc mạ vàng có trang trí ở mộ của Nữ hoàng Kama: thần Khnum (dát đá xanh da trời khối lớn) với hai nữ thần Hathor (đằng sau) và Maat (đằng trước) ở hai bên.

Tell el-Muqdam đánh dấu di chỉ của Leontopolis xưa, thủ phủ của quận thứ 11 Hạ Ai Cập. Suốt thời kỳ thuộc Ptô-lê-mê đây là một địa điểm có tầm quan trọng vừa phải của lịch sử Ai Cập. Những phát hiện có giá trị tư liệu ở đây ít (mặc dù chúng chiếm phần lớn của bộ sưu tập chung của tiến sĩ Fonquet ở Cairo và đem bán đấu giá, sau khi ông ta mất, vào năm 1914); nhưng thảng hoặc chúng rất ấn tượng - không nhiều như trường hợp của một trong hai ngôi mộ vòm nhỏ khai quật vào năm 1915 ở cuối phía tây của di chỉ do vị thanh tra địa phương thực hiện theo sự mách nước của người dân địa phương.

Sự hiện hữu của ngôi mộ ngập nước đôi khi được mọi người biết đến, và hình như đã gợi nên một vài viễn tượng; như C.C.Edgar, Thanh tra Sở cổ vật, ghi lại:

“Phòng phía bắc, chứa một quan tài bằng đá vôi, đã bị cướp bóc và quan tài đã vỡ vụn. Quan tài ở phòng phía nam, may mắn là được làm bằng đá granit đỏ và có một cái nắp chắc, thật nặng đến nỗi nhân công địa phương không thể nhấc lên được. Cuối cùng chúng tôi phải gửi một bàn nâng từ Bảo tang đến nâng và di dời nó”.

Các người đào bới ngạc nhiên tại sao những tảng đá ở phòng chôn cất phía nam được khắc chìm. Và điều hài lòng hơn là có thể câu ra khỏi đám bùn và mảnh rửa của xác bị phân hủy nổi lềnh bềnh trong quách này có nhiều món đồ châu báu quan trọng, kể cả một tấm che ngực bằng bạc tinh xảo. Vì vậy, cảm ơn sức nặng của nắp quách bằng granit - một tảng đá được dùng lại – mà ngôi mộ ở phía nam hoàn toàn thoát khỏi sự chú ý của những tên trộm.

Như chất lượng của đồ châu báu cho thấy, đây không phải là một mộ thường, Đồ trang sức hình bọ hung ở tim cho thấy người sở hữu là một Nữ hoàng tên 1à Kama, có thể là mẹ của Osorkon III, Kamana, được chôn ở ngôi đền nằm trong khuôn viên thánh địa của thành phố  quê hương, nơi mà lúc chết bà muốn trở về.

KHO TÀNG CỦA NỮ HOÀNG KAMA

CAIRO JE SỐ

MÔ TẢ

45337

Tấm che ngực bạc mạ vàng, dát da xanh da trời

45338

Bùa hình bò cạp đầu người bằng vàng, dát mã não

45339

Vòng vàng trên dát hình rắn đội mặt trời

45340 – 41

Cặp vòng tay dát vàng

45342 – 43

Hai mảnh vòng tay dát vàng

45344

Trang sức hình bọ hung đá xanh da trời

45345

Bùa cột-djed đá xanh da trời

45346

Đĩa tròn bằng đá xanh da trời

45347

Đồ trang sức hình bọ hung lớn của Ai Cập xanh

45348

Cóc bằng đá xanh da trời

45349

Đĩa tròn dát vàng

45350

Đồ trang sức hình bọ hung bằng xteatit với tên của nữ hoàng Kama và những đoạn trích từ chương 26 Tử Thư

45351

Bùa Taweret thô bằng đá xanh da trời

45352

Hộp bằng mã nảo nhỏ

45353

Bình có một tay cầm bằng thạch cao tuyết hoa

45354

Bình có một tay cầm bằng thạch cao tuyết hoa

45355 - 56

Bình có một tay cầm bằng thạch cao tuyết hoa

45357

Bình di hài bằng thạch cao tuyết hoa với nắp đầu người

45358

Bình di hài bằng thạch cao tuyết hoa với nắp đầu khỉ đầu chó

45359

Bình di hài bằng thạch cao tuyết hoa thiếu nắp

45360

Bình di hài bằng thạch cao tuyết hoa khắc cho Bà Pypu, thiếu nắp

45361

Rắn đội mặt trời bằng đồng thanh với vết của mạ vàng.

45362

67 tượng Shabti bằng sứ với dấu tích của chữ viết.

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/216-02-633357255567343750/Pharaon-va-nguoi-doi-1914-1945/Do-chau-bau...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận