Tài liệu: Ngôi mộ của Djehutynakht ở Deir el-Bersha

Tài liệu
Ngôi mộ của Djehutynakht ở Deir el-Bersha

Nội dung

1915

Ngôi mộ của Djehutynakht ở Deir el-Bersha

1915 Ai Cập thuộc Ptô – Lê – Mê và kho lưu trữ Zenon

Khám phá / khai quật 1915 Bởi H. Lyman Story

Địa điểm Deir el-Bersha (Wadi Deir el-Nakhla, mộ 10 a)

Thời kỳ Vương quốc giữa, Triều đại thứ 11, có lẽ vương triều của Nebhepetre, 2061 – 2010 trước CN.

“Đồ vật còn tồn tại ở mộ này là áo quan lớn bên ngoài của chính Djehuti-Nekht [Djehutynakht], các mặt bên trong của nó được trang trí đẹp bởi bàn tay của một họa sĩ bậc thầy. Mặc dù có một vài hư hại do thấm nước khi chiếc tàu chở quan tài đến Boston bị hỏa hoạn ở ngoài biển, chẳng nghi ngờ gì đây là một quan tài được sơn vẽ khéo léo nhất từ trước tới nay”.

DOWS DUHAM

Deir el-bersha là nghĩa địa chính của vương quốc giữa Hemopolis, và ở đây, trong một loạt những ngôi mộ khắc trong đá trang trí (đa phần bị phá hủy do động đất và sau này do khai thác đá), các vua của quận (Hare) Ai Cập thượng thứ 15 được chôn cất. Địa điểm nổi tiếng từ xưa vì cảnh miêu tả việc chuyển một tượng khổng lồ do Charles Brine phát hiện trước năm 1818 ở một tường trong ngôi mộ của Djehutyhotep. Bức tường chạm nổi này, 75 năm sau bị Engène Grébaut tịch thu mà không có tiền đền bù [đó là những gì còn lại của kho dự trữ các bức thư Amarna] nên đã bị những người dân địa phương tấn công thảm hại. Sự thiệt hại cuối cùng có kết quả tích cực là làm nổi bật sự bất tử của những hồ sơ quan trọng ở el-Bersha, và xúi giục đoàn thám hiểm đầu tiên có tổ chức đến địa điểm. Đoàn này được Percy Newberry dẫn dắt, và do Quỹ Thăm dò Ai Cập vào năm 1891 – 93 tài trợ. Đây là mộttrong những đoàn thám sát đầu tiên mà Howard Carter phải nghiến răng chịu làm một họa viên khảo cổ học. Một vài năm sau, các nhà Ai Cập học khác, kể cả George Daressy (vào tháng 11và 12 năm 1897) và Ahmed Kamal (năm 1900 và các đợt tiếp theo) lại tiến hành khai quật ở đây đem ra ánh sáng nhiều ngôi mộ nguyên vẹn và nhiều vật liệu chôn cất quan trọng thuộc về các bậc đế vương và các quan chức của họ.

(Trái) Bức ảnh hiện đại cho thấy tình trạng quấy phá của góc nam ngôi mộ, với những mẫu người dâng lễ vật ở nguyên vị trí. (Phải) Đầu người được xử lý tỉ mỉ từ xác ướp của Djehutynakht, với những lớp vải quấn quanh sọ và đôi lông mày hơi đen. Dưới lớp vải bó, CAT –scans cho thấy các mộ được giữ gìn tốt.

1915 - AI CẬP THUỘC PTÔ-LÊ-MÊ VÀ KHO LƯU TRỮ ZENON

“Trên tất cả, [những tài liệu ở Zenon] tạo thành một hình ảnh tuyệt vời về cuộc sống ở Ai Cập vào thời kỳ quan trọng nhất của ngôi dân Alexandria. Mỗi tầng lớp xã hội được thể hiện qua những quan hệ thư từ, từ vị quan Thượng thư của nhà vua đến những người đê tiện bản xứ ở trong tù. Vả lại, dù thư từ rất đa dạng về đặc điểm, thực ra là tất cả những tài liệu có liên quan đến Zenon và các đồng nghiệp đã đem đến cho họ một sự cố kết”.

CAMPELL COWAN EDGAR

Kho lưu trữ Zenon được mô tả như “kho lưu trữ lớn và bảo quản tốt duy nhất các tài liệu bằng giấy cói trong lịch sử. Nó có hàng ngàn tài liệu - các thư từ, viết bằng tiếng Hy Lạp của bộ trưởng tài chính nhà quản lý của Ptolemy II, Apollonius, rải từ khoảng 260 – 240 trước CN.

Kho lưu trữ được khám phá không phải trong cuộc khai quật chính thức mà nhờ các nông dân Ai Cập ở địa điểm Philadelphia xưa (Darb el-Gerza) thuộc vùng Paiyum vào năm 1915 và giờ được phân chia giữa các bộ sưu tập bảo tàng. Mẻ thu được cuối cùng gồm có thư từ, đơn xin s sổ sách kế toán và một vài văn bản văn học, cung cấp một món không chỉ của cuộc sống giữa kẻ giàu người nghèo ở thành phố này mà cả qua ngòi bút của Apollonius, cuộc sống ở triều đình Ptô-lê-mê ở Alexandria và ở xa nhà như Caunus, Tiểu Á, nơi trong tầm gọi của Zenon.

“Trong một lá thư của một người viết ba hoa, vô danh báo cáo với Zenon là ông ta đã gọi một  chuyên gia để “chữa trị” trò chơi…đánh súc sắc chuyên gia không coi chúng ra gì, và… ám chỉ đến việc ông thi hành ở triều đình, nơi ông đã “chữa”, trò chơi đánh súc sắc cho Alexander nơi Etesian một người, xưa kia là vua của Macedon trong 45 ngày (do đó có tên riêng) và giờ đây hai mươi lăm năm sau, ông ta xuất hiện như một người được hưởng trợ cấp chơi trò chơi “đốt xương” ở triều đình của Ptô-lê-mê Philadelplus”.

STEPHEN GLANVILLE

Đám rước các người đem lễ vật được tái hiện mới đây – một mô hình chất lượng đặc biệt thể hiện một thây tư tế (?) và ba tượng đúc khuôn các tì nữ mang lương thực vĩnh cửu cho thế giới bên kia.

Vào năm 1915, người Mỹ George A. Reisner, với sự trợ giúp của Kamal, quyết thứ thời vận của mình ở địa điểm này. Công việc bắt đầu vào ngày 17 tháng 3 (tiếp tục cho đến 30 tháng 5) dưới sự chỉ huy không phải của một nhà khảo cổ học mà của người giữ sổ sách của bảo tang Boston, H. Lyman Story - một người, người ta nói, ông ta quan tâm sắp xếp các thứ xì gà đủ loại theo cùng nhãn hiệu từ Mỹ giao qua hơn là công việc ghi chép chi tiết hồ sơ. Chẳng bao lâu hai hố đầy đá được xác định ở sân trong của một ngôi mộ số 10 đã bị phá hủy (tuy vật cũng xin cám ơn không có câu chuyện chất nổ để biện hộ cho việc dọn quang nhanh chóng). Hố đầu tiên được chứng minh rất quan trọng.

Khai quật hố 10a thoạt đầu chỉ mang lại chút ít hy vọng là sẽ có gì đặc sắc, như một số lượng gia tăng những mảnh dây thừng, những hột xấu xí, những chiếc thuyền vỡ và những tượng nhổ ráp lại từ những mảnh vụn; nhưng, xuống 10,5m (34ft), bên kia lối vào có tường của phòng hầm mộ, sự may mắn của nhà khai quật hay đổi. Trước mắt ông ta 1à một cảnh hỗn loạn hoàn toàn: những quan tài vỡ, các mẫu chôn cất bằng gỗ, một đầu người và ngực cùng những mẫu đồ trang sức và chậu vỡ - Những tàn tích lộ ra, của một cặp chôn cất của “hoàng tử thừa kế và người kiểm soát của hai ngai vàng”, Djehutynakht, một thống đốc triều đại thứ 11, và vợ ông ta, người, vì nhầm lẫn, cùng chung một tên. Ngôi mộ rõ ràng đã bị cướp bóc,  nhưng cái mà những kẻ cướp để lại giá trị hơn những gì mà chúng mang đi. Cái đáng giá hóa ra 1à quan tài bên ngoài của Djehutynakht, hay sự trang trí chi tiết tinh vi bên trong có chất lượng vô song và xếp vào hạng những tác phẩm hội họa bậc thầy của Ai Cập cổ đại.

(Trái) Chi tiết trang trí mặt trái bên trong quan tài ngoài, thể hiện những lễ vật dành làm lương thực lâu dài cho người chết. (Phải) Sở hữu chủ quan tài – Djehutynakht ngồi cầm trượng và mang một vòng cổ rộng, vòng tay và váy.

Cái mà chúng ta có thể tái hiện từ câu chuyện dọn quang căn phòng này chỉ ra bằng người vợ chết trước người chồng. Mộ của bà đã bị cướp bóc trước lúc các quan tài của ông ta được đưa vào sau này - một đặc trưng được ghi nhận về tính đa giai đoạn chôn cất ở Ai Cập. Khả năng có thể đúng là cũng băng cướp đó trở lại sau một khoảng thời gian phù hợp để xem xét những quan tài của Djehutynakht. Chúng biết xác định đầu mút của quan tài ông ta bằng cách dời đi một hòn đá duy nhất tiếp giáp tảng đá của phòng chôn cất, rồi khéo léo vượt qua và đến với những di hài. Xác ướp của Djehutynakht được trượt ra ngoài trước khi bị xé toạc thành mảnh nhằm kiếm đồ nữ trang bằng ngọc, đá quý; đặt quan tài lên cao, ngoài cái đầu rời của ông ta, với những đặc điểm được tạo hình bằng vải và tô sơn, nhìn trừng trừng khi bị kẻ cướp bóc một trần ra và có lẽ bọn chúng đã nổi lửa đốt ngực ông ta trước khi rút lui với đồ cướp được.

MỘ CỦA DJEHUTYNAKHT: NỘI DUNG

MÓN

CHỒNG

VỢ

KHÔNG RÕ

Quan tài

2

3

 

Mặt nạ, xác ướp

1

1

 

Xác ướp

1

1

 

Đồ trang sức, bùa chú

 

 

Đa dạng

Hòm di hài

1

1

 

Nắp bình di hài

 

 

1

Mô hình thuyền

 

 

55+

Mái chèo lớn

 

 

2

Cảnh nông nghiệp và trong nhà

 

 

33+

Những người nâng lễ vật

 

 

12+

Mô hình lễ vật thức ăn

 

 

Đa dạng

Gậy và tượng

 

 

250+

Cung và mộ hình tên

 

 

Đa dạng

Hộp

 

 

2

Bàn nhỏ

 

 

4

Bình – hes (gỗ; sứ canxit – dàn dựng thành bộ 4 trên những thanh gỗ)

 

 

 

 

Đa dạng

Chiều dài của vải áo

 

 

1

Không rõ (loại thực vật)

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/216-02-633357255345000000/Pharaon-va-nguoi-doi-1914-1945/Ngoi-mo-cua...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận