Đổ khuôn chất dẻo (nhựa) như thế nào?
Đã từ lâu người ta dùng những chất dẻo tự nhiên như đất để nặn, bi-tum hoặc nhựa cây để thu được những hình dáng mới bằng cách ép hoặc nung nóng nhẹ. Vật liệu mà chúng ta hiện nay gọi là plastic đều là những chất không tồn tại trong tự nhiên mà thu được bằng phương pháp tổng hợp trong công nghiệp.
Những chất dẻo nhân tạo đầu tiên xuất hiện cách đây chỉ khoảng một trăm năm. Hiện nay người ta sử dụng chúng theo hàng nghìn cách thức khác nhau. Trước tiên chất dẻo được thu từ những chất tự nhiên. Chất xenlulôit ra đời đầu tiên và được sản xuất bằng cách dẻo hóa (plastic hóa) bột gỗ hoặc xenlulô với long não. Người ta có thể thay đổi chúng thành những dạng khác nhau dưới tác động của nhiệt độ. Đây là chất dẻo nhiệt. Sau nó là galalit mà người ta chế tạo bằng casêin của sữa và của phoóc-môn và bằng bakêlit, nhựa nhiệt cứng (giữ nguyên hình dạng ở nhiệt độ cao).
Những chất dẻo mới thường có nguồn gốc từ dầu lửa và dầu nhờn và giá của chúng trở nên thấp đi. Chúng được tạo hình bằng các công đoạn đơn giản. Trước tiên là được nung nóng, đổ khuôn bằng phương pháp nén hoặc phun. Song cũng có phương pháp cho chảy trên một mặt phẳng như chế tạo phim trong công nghệ nhiếp ảnh. Những chất dẻo thường thấy nhất là pôtiten cho ra-đa, silicôn cho véc-ni, ni-lông; pôlieste tạo ra những lớp mềm mỏng phân tầng và dùng để đóng vỏ ô tô, máy bay và khoang tàu vũ trụ.