Tài liệu: Ai Cập học dưới nước: Alexandria Ad Aegyptum

Tài liệu
Ai Cập học dưới nước: Alexandria Ad Aegyptum

Nội dung

1994

Ai Cập học dưới nước: Alexandria Ad Aegyptum

1994 Đồ trang sức trong bãi cát và các phát hiện khác ở Dahshur

1997 Vị vizia mới ● 1995 Infaa

Khám phá / khai quật 1994 bởi Jean Yves Empereur; Frank Goddio

Địa điểm Alexandria

Thời kỳ, Thời kỳ thuộc Ptô-lê-mê, 332-30 TCN

Thành phố Alexandria, như tên gọi của nó, là một căn cứ của Alexander Đại đế, người Macedonia, vào thế kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Ông là người, theo tập quán được chôn cất ở đây tại Soma, hay nghĩa địa hoàng gia, ở dưới đền thờ Hồi giáo Nebi Daniel. Không còn hiện diện của pharaon như trước đây, Alexandria phát triển như một thành phố tự trị đọc đường biên giới với Hy Lạp; kết quả là đối với người La Mã nó được biết đến như Alexandria ad Aegyptum – “Alexandria kế bên Ai Cập”.

(Trái) Đầu (nặng hơn 800 kg) từ một tượng khổng lồ của một vị vua thời Ptô-lê-mê -một trong những phát hiện mới đây dưới lòng biển. (Phải) Nhà Ai Cập học dưới nước: một thợ lặn thuộc nhóm của Jean Yves Empereur đang do và vẽ một đầu cột bằng đá granit của thời Ptô-lê-mê từ những di vật chìm dưới nước của Alexandria. Cột trụ có đường kính khoảng 1,4m.

1994 – Đồ trang sức trong cát và các phát hiện ở Dahshur

Vào đầu tháng 11 [1994] đoàn thám hiểm Ai Cập của Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan khám phá mộ của nữ hoàng Weret, một cấu trúc của Triều đại thứ 12 khoảng l880 trước Công Nguyên. Mộ trước đây chưa khai quật ở vị trí kim tự tháp Senusret [sesostris] III ở Dahshur, 15 dặm về phía Tây Nam Cairo...”

ADELA OPPENHEIM

Sau nhiều thập niên gián đoạn khu vực đặt dưới sự kiểm soát quân sự chặt chẽ -Dahshur là một trong những khu vực sinh lợi của thăm dò Ai Cập học. Và những phát hiện ấn tượng nhất được Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan New York thực hiện.

Việc bố sung đáng mừng vào danh mục đồ trang sức trước đây phát hiện ở Dahshur được tìm thấy giấu trong một hốc tường nhỏ ở hành lang một ngôi mộ đã bị cướp phá vào thời cổ đại. Cho rằng mộ chỉ còn một vài khúc xương và những mảnh gốm vỡ thì những gì tìm được là một sự sống còn mầu nhiệm.

Chủ nhân của ngôi mộ và kho tàng nhỏ này là nữ hoàng Weret, được nhận dạng qua một bình di hài bằng thạch cao tuyết hoa vở. Một phụ nữ được lịch sử biết đến trước đầy nhờ một mảnh tượng vỡ Elephantine và từ một đoạn văn trong giấy cói Kahun, bà ta có lẽ là con gái của Ammenemes II, một hoàng hậu của Sesostris II và mẹ của Sesostris III.

NGÔI MỘ NGUYÊN VẸN CỦA BÀ SITWERUT

Tọa lạc ở phía Bắc phức hợp kim tự tháp Sesostris III ở Dahshur, trên một cánh đóng những lăng mộ kiểu mastaba đầu tiên được Jacques de Morgan, giám đốc Sở cổ vật năm 1894, khám phá vào năm 1894, và không đụng đến cho đến khi công việc khai quật được tiếp tục ở địa điểm đó (do Dieter Amold và Bảo tàng nghệ thuật Metropolitan thực hiện) và một thế kỷ sau.

Một trong những khám phá chính yếu đã xác định niên đại ngôi mộ còn nguyên vẹn của bà Sitwerut, vợ của một Vizia tên là Nebit (II), một người cùng thời với vua Ammenemes III. Ngôi mộ trong đó tìm thấy hầm mộ (số 31) trước đây không được các nhà Ai Cập học biết đến, nhưng đã được bọn cướp đột nhập từ thời cổ đại. Họ đã làm một công việc nhàm chán. Vì “ở bên phía Đông của cùng đường thông, kế với ngôi mộ của người đàn ông, chúng tôi phát hiện những phòng không có hòm, chứa một mộ còn nguyên vẹn thuộc về một phụ nữ có lẽ là vợ của chủ nhân ngôi mộ”. Nhà khai quật cho biết tiếp:

“Sàn của phòng trước hoàn toàn phủ đầy lọ, dĩa, cốc gốm và nhiều chum chứa đầy thịt cho thấy những lễ vật tang mà của Vương quốc giữa. Một phòng chôn cắt đục trong đá hẹp và nông gần như chứa một quách bằng đá vôi lớn, trong có một quan tài hình chữ nhật bằng gỗ tuyết tùng. Những hàng chữ tượng hình xanh trên nắp và ván của quan tài cho thấy ngôi mộ thuộc về Khekheret nisut Sit-werut. Những mẫu gỗ đã bị mục nát, quan tài bên trong hình những dấu vết của vữa xtucô và mạ vàng trang trí. Thiệt hại hơn nữa là do nắp quan tài bên ngoài bằng gỗ nặng, sụp xuống đè bẹp đầu mộ. Những tàn tích của gậy, những miếng ván cong, hột sứ và đồ trang sức tùy táng bằng gỗ mạ vàng vẫn còn nguyên, cho thấy đồ trang bị chôn cất dành riêng cho một mệnh phụ thuộc tầng lớp thượng lưu cuối Triều đại thứ 12.

Ở tường phía Nam của hầm mộ là một hốc tường đựng một hòm di hài bằng gỗ, cũng viết vẽ những công thức tôn giáo và tên Sit-werut. Trong chiếc hộp đã bị mục nát có một bộ những bình di hài không viết chữ với những cái nắp hình đầu người. Sự nghiêm trang của các khuôn mặt, đáng chú ý là miệng chúc xuống, phản ánh đặc trưng của điêu khắc cuối Triều đại thứ 12”.

 

(Trên) Một mảnh khung cửa bằng granit lớn được vớt ra khỏi vùng sâu tối tăm vào 1995. Một trong hai mảnh tìm thấy có chiều cao hơn 11m, người ta nghĩ rằng nó từ ngọn hải đăng Pharos truyền thuyết, một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. (Dưới) Một người thợ lặn của đội Empereur lấy phác họa một nhân sư bằng granit đen khắc dấu tri ân của Ramesses II. Đầu của nhân sư vẫn còn nguyên vẹn: đa số được chẻ ra để sản xuất nhiều tấm đều đặn phù hợp cho việc sử dụng lại.

Tất nhiên thành phố này hấp dẫn các nhà khai quật trong nhiều năm, và nhiều thứ đã được đưa ra ánh sáng; cái mà, cho đến bây giờ, vẫn hoàn toàn chưa ai biết tới là một số lớn địa điểm cổ xưa giờ nằm ở dưới sóng của cảng. Người đầu tiên quan tâm đến tiềm năng của bảo tàng dưới nước này là Kamal Abu el-Saadat, người Ai Cập. Vào năm 1961, ông đã thuyết phục hải quân Ai Cập kéo lên từ nơi sâu thẳm của cảng một tượng khổng lồ của nữ thần Isis mà giờ đây đặt trong vườn của Bảo tàng Hải quân thành phố. Tuy nhiên, phải đến 1994, với sự xuất hiện trên diễn (làn của nhà khảo cổ học người Pháp Jean - Yves Empereur và một đội 30 thợ lặn của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia (CNRS) thì công việc thám hiểm bắt đầu thực hiện nghiêm chỉnh. Một dự án dưới nước thứ hai ở khu vực này được tiếp tục với sự hướng dẫn của Frank Goddio, một người Pháp khác của Viện khảo cổ học dưới nước ở Âu châu.

Khảo sát của Empeur ở Qait Bey đã phát hiện hơn 300 tảng đá khổng lồ (có tảng dự kiến hơn 75 tấn), mà ông tin tưởng là những tàn tích của ngọn Hải đăng - một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại - cũng như những thành phần kiến trúc (kể cả trụ cột và kim tự tháp thon cao) và tượng cùng khoảng 40 tàu đắm của Hy Lạp và La Mã nằm dọc đường ranh những bờ đá song song với bờ biển”. Bức điêu khắc đầu tiên được lấy lên - tượng bán thân (thân trên) của một nữ hoàng thuộc thời Ptô-lê-mê ngày 04-10-1995, tiếp đó, phát hiện một tượng khổng lồ của một vị vua thời Ptô-lê-mê nặng 11,4 tấn. Từ đấy có nhiều khám phá nữa.

Công việc của Goddio tập trung vào những tàn tích của một lâu đài bị chìm xuống nước, có những tấm sàn bằng đá hoa đã chìm ở cảng phía Đông của Alexandria. “Một dãy đập ngăn sóng và cột trụ đổ đã được phát hiện, tại chỗ, và vẽ lên bản đồ… địa điểm của chúng làm vang dội lại việc mô tả của Strabo, nhà địa lý học người Hy Lạp đã đến thăm Thư viện Alexandria vào năm 25 trước Công Nguyên, 5 năm sau trận Actium. “Đó là một cảm giác thật khủng khiếp khi lặn xuống những tàn tích của thành phố”, Goddio nói. “khi tôi đụng đến một tượng hay một nhân sư thì tôi nghĩ là chính Cleopatra đã làm như thế…”.

1997 – Vị Vizia Mới

“Người chết và nhiều bà vợ của ông ta xuất hiện thường xuyên trên các bức chạm nổi và các bức họa của khám thờ an táng... Hai cửa-giả được tìm thấy ở tường tây của căn phòng, và những cảnh diễn tả cuộc sống hàng ngày xuất hiện ở những tường phía Đông và Tây. Những bức chạm nổi nhiều màu này rất dễ hỏng và đòi hỏi sự bảo quản ngay”.

K.MYSLIWIEC

Màu sắc rực rỡ của các ngôi mộ và đền thờ Ai Cập ngày nay đã mất hoặc được bảo tồn với màu sắc không tốt, tạo ấn tượng nghèo nàn tuy bề ngoài lòe loẹt. Công việc của Trung tâm khảo cổ học Địa trung hải ở Ba Lan thuộc Đại học Warsaw, dưới sự chỉ huy của Karol Mysliwiec, đã phục hồi lại cho chúng ta nhiều cái đã bị mất và không chỉ ở địa điểm đền thờ của Hatshepsut ở Deir el-Bahri. Ở phía rây của phức hợp kim tự tháp bậc Djoser ở Saqqara, Ủy ban Ba Lan vừa mới xác định vị trí mộ của một vizia trước đây không được biết đến của Triều đại thứ 6, Merefnebef, “tên đẹp” Fefi, “tên lớn” Unasankh.

Vì những lý do vẫn còn mờ mịt - mà nhờ đó chúng ta rất cảm ơn - khám thờ của mộ được niêm phong trước khi nó được hoàn tất, và kết quả là màu sắc và trang trí bên trong của các mảng chạm nổi và các chữ khắc được gìn giữ toàn vẹn trong mọi chi tiết nhạy với ánh sáng toàn sắc. Khai quật của các căn phòng chôn cất trong mộ vẫn tiếp tục.

1995 – INFAA

“Quả là ngày kỳ lạ nhất của chúng tôi. Nắp quách bằng đá Bazan được đẩy sang một bên cho chúng tôi thấy một cái quách bằng gỗ. Nó đã vỡ thành nhiều mảnh với một vài tia sáng lóe lên màu xanh lơ ở các vết nứt. Một sự yên lặng bao trùm khi những mảnh gỗ vỡ được cẩn thận nhặt ra từng tí, từng tí một, chuỗi hột rối rắm bắt đầu xuất hiện. Cuối cùng, chúng tôi có thể nhìn thấy trọn vẹn chuỗi hột trên xác ướp - hoàn toàn nguyên vẹn! Thật hiếm!”

MARGARET BURNETTE

Những ngôi mộ nguyên vẹn ở Ai Cập là một thứ của hiếm; dù vậy có khi cũng gặp. Mộ của bà Sitwerut mà Dieter Arnold phát hiện ở Dahshur; vào mùa Đông 1995-96, khám phá của nhà Ai Cập học người Bỉ Lue Limme ở Elkab về “một ngôi mộ bằng đá còn nguyên vẹn của thời kỳ đầu Triều đại thứ 18, với những quan tài xác ướp đồ gốm và một cái búa nghi trượng diễu hành bằng đồng – đó chưa phải là tất cả hiện vật được công bố.

Một mộ nguyên vẹn được quảng cáo nhiều là hầm mộ một viên chức cao cấp thời kỳ “cuối Sait - đầu Ba Tư” của Amasis và Psammetichus III tên là Infaa, có lẽ mất và được chôn cất dưới thời Darius I. Ngôi mộ này được đưa ra ánh sáng ở Abusir vào 1995 (do Ladislav Bares của Viện Ai Cập học Tiệp Khắc) “có một tường gạch - mộc bao quanh với một hốc tường rộng ở trung tâm nguyên thủy có một bia đá) ở mỗi bốn bên. Ở nền của đường hầm sâu chính (22 m/72ft là một phòng chôn cất xây bằng đá vôi với tảng đá chặn vẫn còn tại chỗ. Quách lớn bằng đá có khắc chữ được tìm thấy; trong đó cùng với đồ tùy táng, có cả một hộp gỗ chứa hàng chục tượng shabtis bằng sứ xanh [tổng cộng 408]”.

Các món khác trong mớ đồ tùy táng của Infaa gồm có một bộ bốn bình di hài, một bình thứ năm lớn hơn có cùng hình dạng, giấy cói chậu đá, và vô số đồ gốm, đa số không phải của Ai Cập. Các bức tường của phòng chôn cất hình vòm được phủ đầy chữ tượng hình chạm khắc thật đẹp lấy từ các văn bản kim tự tháp và tử thư với các họa tiết.

“Việc nâng nắp làm bằng phiến đá lớn của quách ngoài (bằng đá vôi và khắc chữ cả bên trong và bên ngoài) được thực hiện vào tháng 2 năm 1998 và cho thấy “một quách hình người bên trong bằng đá Bazan (trái) đầy các văn bản chữ tàng hình chạm khắc. Trong quách này còn có một quách hình người bằng gỗ và giống như xác ướp bên trong, quách bi hư hại nặng vì ẩm ướt nước đọng dưới đất gần với đáy hầm mộ”

Xác ướp được phủ một tấm dưới tuyệt đẹp kết bằng hột sành sứ , “đã được một nhà nhân chủng học lấy ra và khảo sát [E. Strouhal]. Trong quá trình lấy ra, tìm thấy một vài cái bùa. Ở đầu ngón tay và ngón chân của xác ướp là những lá vàng mỏng. Khảo sát sơ khởi hình như Infaa mất vào năm 25-30 tuổi.

Tầm quan trọng của phát hiện này không thể đánh giá qúa cao. Không có món quý giá nào cả, nhưng mặt giá trị nhất của phát hiện là thông tin liên quan đến các tập tục chôn cất và tín ngưỡng của thời kỳ đầu Ba Tư của lịch sử Ai Cập. Đây là điều mà chúng ta biết rất ít.”

MIROSLAV VERNER

 

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/217-02-633359895090000000/Dao-boi-de-tim-cau-tra-loi-Sau-1945/Ai-Cap...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận