Tài liệu: Tể tướng của Akhenaten, Aperel

Tài liệu
Tể tướng của Akhenaten, Aperel

Nội dung

1987 – 97

Tể tướng của Akhenaten, Aperel

Khám phá / khai quật 1987 – 97 bởi Alain - Pierre Zivie

Địa điểm Saqqara

Thời kỳ Vương quốc mới, Triều đại thứ 18, Vương triều của Amenophis III và Akhenaten, 1391-1335 trước Công Nguyên

“Sáu 10 năm tìm kiếm và đào bới nhà khảo cổ học Alain Zivie đến được một phòng đóng kín ở sâu dưới lớp cát Ai Cập 60 Feet. Ông ta phá vỡ bức tường và ngửi thấy mùi hôi hám của một ngôi mộ cổ. Với ánh sáng của chiếc đèn pin bỏ túi ông nhìn thấy một hầm mộ rộng sáu Feet, đầy di vật, đồ trang sức, những tượng tùy táng và những hũ chôn theo người chết.

Giáo sư Zivie lưỡng lự đi về phía trước để trở thành người đầu tiên vào một ngôi mộ trên 3.300 năm.

Ông biết là ông đã thực hiện một khám phá quan trọng, và chỉ bây giờ tầm quan trọng thật sự mới được ra ánh sáng…”

NHÀ XUẤT BẢN SUNDAY

Phòng chôn cất khi nhóm của Zivie thấy lần đầu - một đống hỗn độn đồ tùy táng. Dọn quang qua nhiều mùa, là một sự thành công của sự kiên nhẫn của con người và kỹ thuật khảo cổ.

Bề mặt vách đá ở saqqara trong đó có đục mộ của Aperel (lối vào của nó nhìn thấy rõ ở phía dưới chân tường của nhà nghỉ của Sở cổ vật) và các cái đánh giá khác của Vương quốc mới.

Suốt mùa đầu tiên trên thực địa - ở Ai Cập, với Hội thám hiểm Ai Cập ở Bắc Saqqara, tôi thường lang thang xuống chân vách đá ở dưới nhà nghỉ của Sở cổ vật để nhìn vào những khảm thờ đục trong đá của Aperel và các người đương thời. Tới ngẫm nghĩ tại sao chúng tôi không đào bới ở đây, nơi chứa sưu tập, những xó xỉnh và những nứt nẻ mới đền thờ bị phá hủy của Thời kỳ cuối được biết với tên Anubieion- Hai năm sau, nhà Ai Cập học người Pháp bị địa điểm này lôi cuốn, bắt đầu làm việc độc lập ở đây. Chẳng bao lâu sau, ông ta phát hiện, giấu ở dưới một cầu thang giả là hầm mộ bừa bãi và đầy các thứ một trong những khám phá khảo cổ học quan trọng nhất thời hiện đại.

(Trái) Mặt nạ bằng gỗ chạm thật đẹp trong quan tài trong cùng của Taweret, với đôi mắt khảm pha lê màu. (Phải) Ba trong bốn bình di hài dành cho Taweret, vợ của Aperel.

Căn phòng giấu kín

Công việc khảo sát mặt vách đá nơi mộ của Aperel (hay Aperia) đục trong đá được Alain-Pierre Zivie và và ủy ban Khảo cổ học Pháp Bubastieion đảm trách vào năm 1981. (Bubastieion là tên đặt theo đền thờ cổ xưa của nữ thần mèo Bastet, mà xác ướp các động vật được xếp chặt các hành lang và đường thông của những ngôi mộ nằm ở phía dưới). Đào bới qua những mảnh vụn không lành lặn của mộ các người chiếm hữu giống mèo cuối cùng này thật khó khăn và khó chịu. Phải mất bảy năm bụi bặm, gian khổ phòng chôn cất của Aperel đạt đến mực thứ tư và mực thấp nhất của nền móng ngôi mộ, khoảng 20m (66 ft) dưới mặt đất.

Đây là một phát hiện đầy bất ngờ: phòng chôn cất được giấu kỹ ở dưới một cầu thang giả - một sự lẫn tránh độc nhất, có lẽ xét đoán từ việc “kiểm tra” các cầu thang của nhiều ngôi mộ. Dù mưu trí của Aperel như vậy nhưng căn phòng vẫn bị đột nhập từ thời cổ đại (có lẽ bởi chính những người làm nghề mai táng) trước khi được đóng lại trong điều kiện mà Zivie tìm thấy nó. Những tên trộm cắp đã để lại những gì?

“Căn phòng chứa xương của xác ướp xưa kia, một phần của đồ tùy táng và “kho tàng, của ba người: Aper-El vợ ông ta, Tauret, và con trai ông Huy Việc khai quật các đồ tạo tác thật khó khăn, vì các đồ vật bằng gỗ cái thì đã nát vụn, cái thì vỡ,và đã một lần lửa thiêu trong thứ ba, biến căn phòng thành một lò nung và vật liệu bị cháy xém nghiêm trọng.

Một vài đồ vật khám phá độc là hoàn toàn ngoại lệ vì chúng đẹp hoặc hiếm có hoặc cả hai. Một danh sách ngắn trong vô số các đồ vật đứng đầu là những quan tài với những mặt nạ đầy sức sống, gỗ hoàn toàn mạ vàng và khảm pha lê tuyệt vời. Đó là bình di hài của bà Tauret (Taweret) hay của Aper-el, mà các nắp là những tác phẩm lêu khắc quý giá, những chậu, bình, lọ bằng thạch cao tuyết họa, những đồ sành sứ nhập từ thế giới Aegean, các đồ trang sức, bùa, các cubit và v.v… Mặc dù đã bị cướp bóc vẫn còn một số tương đối lớn vàng trong những quan tài hay vung vãi khắp phòng...”

Aperel là ai?

Chức vụ chính của Aperel là một vizia, một công việc mà ông ta giữ suốt các vương triều của Amenophis III và Akhenaten, và trong các chức vụ khác có thể kể là “cha của thần” và “con trai của kép”, hoặc người canh nơi an dưỡng thuộc hoàng gia. Tuy nhiên, tên của ông rõ ràng là tên của một người Xê mít. Một người nước ngoài làm tể tướng cho Ai Cập? Hoặc là người có dòng dõi nước ngoài? Nhiều vấn đề liên quan đến ngôi mộ bí mật này và chủ nhân của nó khêu gợi sự tò mò và mong được quan tâm tới.

Vú nuôi của Tufankhamun

Các ngôi mộ khác, từ đó được Ủy ban của Zivie dọn quang trong nghĩa địa của những con mèo Bubastieion. Quan trọng nhất là nơi chôn cất của người vú ngôi trước đây chưa biết tới của Tutankhamun, Maia – “người duy nhất đã nuôi dưỡng thân thể của thần - với bức họa duy nhất và nổi tiếng ngày nay vị vua trẻ ngồi trên đầu gối bà ta. Đúng như Zivie nhận xét, “mộ của bà” - chưa được khai quật hoàn toàn - có thể đem ánh sáng về nguồn gốc vẫn còn bí mật của vị vua nổi tiếng này và về các biến cố cuối thời kỳ Amarna khi triều đình trở về lại Memphis.

(Trái) Mặt thứ hai của Taweret (ở quan tài giữa). (Phải) Alain Zivie trong mộ của Maia, người vú nuôi của Tutankhamun, một thời gian ngắn sau khi nó được khám phá vào 1997. Chủ nhân ngôi mộ, đội một bộ tóc giả nặng, hai tay dang lên cầu khẩn. Chúng ta có thể nhìn thấy ở tường trang trí được dọn quang phần nào.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/217-02-633359894113750000/Dao-boi-de-tim-cau-tra-loi-Sau-1945/Te-tuo...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận