Tài liệu: Sơ lược: Đào bới để tìm câu trả lời

Tài liệu
Sơ lược: Đào bới để tìm câu trả lời

Nội dung

SAU 1945

PHẦN V

ĐÀO BỚI ĐỂ TÌM CÂU TRẢ LỜI

“Không thể chối cãi rằng công việc khai quật những năm gần đây đã chi phối hết hoạt động của các nhà Ai Cập học, những đòi hỏi về khoa học phụ thuộc vào những đòi hỏi của các Bảo tàng và quyền thủ đắc về cổ vật đã trở thành đối tượng chính, còn sự thủ đắc về hiểu biết liên quan đến Người Xưa là sự quan lâm thứ yếu”.

AL’ANH. GARDINER

Những năm sau 1936 - với sự thắt chặt của luật lệ về cổ vật, biến cố Đệ nhị thế chiến, cách mạng ở Ai Cập và cuộc khủng hoảng kênh đào Suez – cho thấy những khó khăn của các nhà khảo cổ học nước ngoài. Với đề nghị dựng lại một đập lớn hơn do Nga tài trợ ở thác đầu tiên vào năm 1960, tuy vậy, là một cơ hội cho dính líu quốc tế mới vào cuộc thám hiểm Ai Cập: UNESCO, với sự chấp thuận của quốc gia Ai Cập giờ độc lập, tổ chức một chiến dịch mới để hợp tác về nghiên cứu khảo sát và khai quật những khu vực bị đe dọa. Thứ nhất là tài liệu và hoạt động bảo tồn, những khám phá mới có qui mô lớn rất ít và không được mong đợi. Những thứ “tuyệt vời” quan trọng hơn là thời đại của chiến dịch hợp tác quốc tế được tái lập đã báo hiệu.

Ngày nay người ta ước lượng rằng Hội đồng tối cao cổ vật (kế thừa sở cổ vật xưa và tổ chức cổ vật Ai Cập trước đây) mỗi năm, cấp giấy phép cho hơn 100 đoàn nước ngoài, một phần ba số đoàn làm việc ở Thebes - ngoài ra còn có thêm một số tương đương các đoàn thám sát của Ai Cập. Khảo cổ học bên bờ sông Nile chưa bao giờ tích cực như thế. Nhưng giờ đây, như Gardiner mong muốn, sự tìm kiếm là thông tin, không phải đồ vật: công việc chậm hơn, có phương pháp hơn và đòi hỏi nhiều chuyên gia. Nó tập trung vào những địa điểm đã được đào bới với hy vọng tìm được nhiều nội dung có ý nghĩa hơn các phát hiện trước đây - hoặc cái gì khác ở những địa điểm bị con người và thiên nhiên đe dọa.

Như kết quả của sự thay đổi cần thiết về các trọng tâm này, danh sách các phát hiện ngoạn mục thực sự từ các khai quật đã ít đi mặc dù nó chưa hoàn toàn ngưng hẳn; trong khi con số những phát hiện do may mắn lại tiếp tục như trước đây.

Một thợ lặn của đoàn khảo sát dưới nước của JEAN-YVES Empiereur đang xem một tượng bán thân khổng lồ của một Nữ hoàng thời kỳ Hy Lạp hóa nằm ở đáy biển, cảng Alexandria, trước khi được đưa lên vào năm 1995.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/217-02-633359898040625000/Dao-boi-de-tim-cau-tra-loi-Sau-1945/So-luo...


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận